CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2020
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống mướp đắng, dưa lưới và dưa chuột thơm cho các tỉnh phía Nam
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Vũ Văn Khuê
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Nguyễn Trường Giang, Lê Đức Dũng, Trần Vũ Thị Bích Kiều, Lý Nữ Cẩm Duyên, Trần Kim Cương, Nguyễn Ngọc Vũ và Huỳnh Thị Phương Liên.
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Chọn tạo được giống mướp đắng, dưa lưới và dưa chuột thơm mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh hại nhằm đáp ứng cho tiêu dùng nội địa ở các tỉnh phía Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Chọn tạo được 01 giống mướp đắng lai được công nhận lưu hành, năng suất tối thiểu 40 tấn/ha/vụ, khối lượng quả trung bình và chống chịu bệnh phấn trắng (điểm 3); 01 giống dưa chuột thơm lai được công nhận lưu hành, năng suất tối thiếu 40 tấn/ha/vụ, thịt quả giòn và có mùi thơm đặc trưng, vỏ quả xanh và chống chịu bệnh phấn trắng (điểm 3), sương mai (điểm 2-3) và 02 - 03 dòng dưa lưới triển vọng, năng suất tối thiểu 35 tấn/ha/vụ, khối lượng quả từ 1,2 – 1,5 kg, thịt quả giòn, độ Brix 12-15%.
- Quy trình kỹ thuật canh tác cho giống mướp đắng và dưa chuột thơm mới chọn tạo thích nghi với điều kiện tự nhiên ở các tỉnh phía Nam, đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Xây dựng được điểm trình diễn cho giống mướp đắng và dưa chuột thơm mới, quy mô 01 - 02 ha/điểm, đạt năng suất đúng theo đặc tính giống, tăng hiệu quả kinh tế ít nhất 15% so với sản xuất đại trà.
5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
Nội dung 1. Nghiên cứu chọn tạo giống mướp đắng
- Nội dung 1.1. Phát triển dòng thuần và đánh giá khả năng kết hợp của các dòng mướp đắng tự phối
+ Hoạt động 1. Chọn lọc dòng thuần từ các mẫu giống được tuyển chọn bằng phương pháp tự thụ bắt buộc (trong vòng 6-7 thế hệ):
Phương pháp: Áp dụng phương pháp tạo dòng tự phối chuẩn, chọn lọc cá thể kết hợp với tự thụ phấn bắt buộc (dùng hoa đực thụ cho hoa cái trên cùng một cây).
Số lượng: 50 - 60 dòng/ 2 điểm.
Quy mô: 7.200 m2 (30 dòng x 30 m2/dòng (50 cây/dòng) x 2 điểm x 2 vụ/năm x 2 năm)
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2020 - 12/2021.
+ Hoạt động 2. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh sương mai và bệnh phấn trắng của các mẫu giống bằng lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới
Nguồn bệnh: mẫu bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) và mẫu bệnh phấn trắng (Podosphaera xanthii) được thu thập trên các giống mướp đắng nhiễm bệnh tại Bình Định và Tiền Giang.
Các mẫu giống mướp đắng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gồm 10 cây được trồng trong nhà lưới cách ly.
- Phương pháp lây nhiễm và đánh giá tính kháng bệnh phấn trắng mướp đắng (Podosphaera xanthii), bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) bằng lây nhiễm trên cây (Narinder P. S. Dhillon và cs., 2018; Pandey K.K., 2005).
Đánh giá tính kháng/nhiễm của các mẫu giống theo cấp bệnh dựa trên tỷ lệ diện tích lá bị bệnh:
Cấp 1: Không nhiễm bệnh;
Cấp 2: Nhiễm nhẹ: < 20% diện tích lá nhiễm bệnh;
Cấp 3: Nhiễm trung bình: từ 20 đến 40% diện tích lá nhiễm bệnh;
Cấp 4: Nhiễm nặng: hơn 40-60% diện tích lá nhiễm bệnh;
Cấp 5: Nhiễm rất nặng: > 60% diện tích lá nhiễm bệnh;
Số lượng: 40 mẫu giống/ 2 điểm.
Quy mô: 800 m2 (20 mẫu giống x 20 m2/mẫu giống x 2 điểm)
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2020 - 12/2020.
+ Hoạt động 3. Đánh giá khả năng kết hợp chung và chọn dòng triển vọng
Lai tạo tổ hợp từ các dòng mướp đắng tự phối:
Sử dụng phép lai đỉnh để tiến hành lai ở mỗi điểm 15 dòng tự phối đời S4 với cây 2 cây thử là các dòng mướp đắng được chọn lọc tới thế hệ thứ 5.
Số lượng: 34 dòng/ 2 điểm
Quy mô: 680 m2 (17 dòng x 20 m2/dòng x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 - 04/2021.
Đánh giá khả năng kết hợp chung:
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 20m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 60 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp chung.
Quy mô: 3.600 m2 (30 tổ hợp x 60 m2/tổ hợp x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2021 - 08/2021.
Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo QCVN 01-153:2014/BNNPTNT và hướng dẫn của Trung tâm rau thế giới (Narinder P.S. Dhillon et al. 2017) đối với cây mướp đắng.
Số liệu ở thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp chung được xử lý theo chương trình Line x Tester.
+ Hoạt động 4. Đánh giá khả năng kết hợp riêng
Lai tạo tổ hợp từ các dòng tự phối đời I6 có khả năng kết hợp chung cao
Sử dụng hệ thống lai diallel sơ đồ Griffing 4 để tiến hành lai giữa 6 dòng tự phối đời S6 có khả năng kết hợp chung cao.
Số lượng: 12 dòng/ 2 điểm
Quy mô: 600 m2 (6 dòng/giống x 50 m2/dòng x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 04/2022.
Đánh giá khả năng kết hợp riêng:
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 20m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 30 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp riêng, giống đối chứng là 2 giống F1 đang trồng phổ biến tại vùng.
Quy mô: 2.040 m2 (17 tổ hợp x 60 m2/tổ hợp x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2022 - 08/2022.
Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo QCVN 01-153:2014/BNNPTNT và hướng dẫn của Trung tâm rau thế giới (Narinder P.S. Dhillon et al. 2017) đối với cây mướp đắng.
Đánh giá khả năng kết hợp riêng được phân tích diallel Griffing 4 (Trần Văn Diễn, Tô Cẩm Tú, 1995).
+ Hoạt động 5. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh sương mai và bệnh phấn trắng của các tổ hợp lai triển vọng bằng lây nhiễm nhân tạo
Nguồn bệnh: Mẫu bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) và mẫu bệnh phấn trắng (Podosphaera xanthii) được thu thập trên các giống mướp đắng nhiễm bệnh tại Bình Định và Tiền Giang.
4 tổ hợp lai mướp đắng triển vọng và 4 giống đối chứng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gồm 20 cây được trồng trong nhà lưới cách ly.
- Phương pháp lây nhiễm và đánh giá tính kháng bệnh được mô tả cụ thể ở Hoạt động 2 của Nội dung 1.1.
Số lượng: 8 mẫu giống / 2 điểm.
Quy mô: 240 m2 (4 mẫu giống x 30 m2/mẫu giống x 2 điểm)
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022 - 11/2022.
- Nội dung 1.2. Khảo nghiệm các tổ hợp lai mướp đắng triển vọng
+ Hoạt động 1. Sản xuất hạt lai các tổ hợp lai triển vọng:
Các dòng bố mẹ của tổ hợp lai triển vọng ở mỗi điểm được trồng trong nhà lưới cách ly côn trùng. Tỉ lệ cây bố:mẹ là 1:3. Tiến hành thụ phấn bằng tay và thu hạt lai của các tổ hợp lai triển vọng. Số lượng hạt - 15 kg hạt/tổ hợp lai để cung cấp cho khảo nghiệm và xây dựng mô hình.
Quy mô: 1.500 m2 (Dòng bố mẹ của tổ hợp mướp đắng triển vọng 375m2/tổ hợp lai x 2 tổ hợp lai x 2 điểm x 1 vụ).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022 - 11/2022.
+ Hoạt động 2. Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - VCU:
Phương pháp: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 20m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2; Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-153: 2014/BNNPTNT và hướng dẫn của Trung tâm rau thế giới (Narinder P.S. Dhillon et al. 2017) đối với cây mướp đắng.
Một số chỉ tiêu chất lượng sinh hóa: 12 mẫu (1 mẫu/giống x 4 giống x 3 vụ x 1 điểm), bao gồm các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | Hàm lượng đường tổng số (%) | TCVN 5494 – 88 |
2 | Hàm lượng chất khô (%) | TCVN 5366 – 91 |
3 | Hàm lượng Vitamin C (mg%) | TCVN 8977 : 2011 |
Quy mô: 4.320 m2 (4 giống (3 tổ hợp lai + 1 giống đ/c) x 3 vụ x 6 điểm x 3 lặp x 20 m2/lặp)).
Địa điểm thực hiện: Quảng Nam, Bình Định, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và An Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022-12/2023 (1 vụ trong năm 2022, 2 vụ trong năm 2023).
+ Hoạt động 3: Khảo nghiệm tính khác biệt, tình đồng nhất và tính ổn định - DUS
Giống khảo nghiệm DUS được gửi đến Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và SP cây trồng Trung ương.
Số lượng: 01-02 giống mướp đắng triển vọng, khảo nghiệm 2 vụ.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2023 - 08/2024 (1 vụ trong năm 2023, 1 vụ trong năm 2024).
- Nội dung 1.3. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống mướp đắng mới chọn tạo
Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 30m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2;
Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-153:2014/BNNPTNT và hướng dẫn của Trung tâm rau thế giới (Narinder P.S. Dhillon et al. 2017) đối với cây mướp đắng.
Phân tích đặc điểm nông hóa của đất trước và sau thí nghiệm ở thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ Số lượng mẫu: 12 mẫu (trước thí nghiệm 1 mẫu/điểm x 2 điểm = 2 mẫu; sau thí nghiệm 5 mẫu/điểm x 2 điểm = 10 mẫu).
+ Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | pHKCl | TCVN 3979:2007 |
2 | O (%) | TCVN 4050:1985 |
3 | N (%) | TCVN 6498:1999 |
4 | P2O5 (%) | TCVN 8940:2011 |
5 | K2O (%) | TCVN 8660:2011 |
6 | As (mg/kg) | Theo TCVN 6649 : 2000 và TCVN 6496 : 1999 |
7 | Cd (mg/kg) |
8 | Cu (mg/kg) |
9 | Pb (mg/kg) |
10 | Zn (mg/kg) |
11 | Tỷ lệ sét vật lý (%) | Dung dịch nước muối 10% |
Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ Các chỉ tiêu sinh hóa: 20 mẫu (5 mẫu/điểm x 2 điểm x 2 đợt), bao gồm các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | Hàm lượng đường tổng số (%) | TCVN 5494 – 88 |
2 | Hàm lượng chất khô (%) | TCVN 5366 – 91 |
3 | Hàm lượng Vitamin C (mg%) | TCVN 8977 : 2011 |
+ Các chỉ tiêu chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm: 20 mẫu (5 mẫu/điểm x 2 điểm x 2 đợt), bao gồm các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | Định lượng E.coli | NMKL No.125, 4th ed. 2005. |
2 | Phát hiện Salmonella spp | TCVN 4829:2008 (ISO 6579:2007) |
3 | Hàm lượng Cadimi (Cd) | 3.5/CL2.PP.4.14 (ICP/MS) - Ref. AOAC Official |
4 | Hàm lượng Chì (Pb) |
5 | Dư lượng thuốc BVTV (Nhóm lân, 10 chỉ tiêu) | 3.5/CL2.PP.3.33 (GC-MS/MS) - Ref. AOAC 2007.01:2007 |
6 | Dư lượng thuốc BVTV (Nhóm cúc, 6 chỉ tiêu) | 3.5/CL2.PP.3.33 (GC-MS/MS) - Ref. AOAC 2007.01:2007 |
Phân tích hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của cây trồng để phân tích hiệu quả theo các tiêu chí sau: Tổng giá trị thu nhập (GR) = năng suất x giá bán trung bình;Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư; Lợi nhuận (RVAC) = GR-TVC; Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.
Các công thức thí nghiệm:
Ø Đối với Hoạt động 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ CT1 theo khuyến cáo của Trung tâm rau thế giới (đ/c1): 185 kg N + 115 kg P2O5 + 125 kg K2O + Nền;
+ CT2 theo khuyến cáo của các địa phương (Sở NN và PTNT tỉnh Lâm Đồng) (đ/c 2): 160 kg N + 150 kg P2O5 + 100 kg K2O + Nền;
+ CT3 (tăng 25% so với CT1): 231 kg N + 144 kg P2O5 + 156 kg K2O + Nền;
+ CT4 (giảm 25% so với CT1): 136 kg N + 86 kg P2O5 + 94 kg K2O + Nền;
+ CT5 (giảm 50% so với CT1): 93 kg N + 58 kg P2O5 + 63 kg K2O + Nền;
Nền phân bón cho 1ha: 15 tấn phân chuồng hoai mục + 500 kg vôi bột.
Ø Đối với Hoạt động 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng: Nghiên cứu xác định khoảng cách trồng thích hợp với kích thước hàng cách hàng 150 cm.
+ CT1: 1,5m x 0,8 m - 8.333 cây/ha;
+ CT2: 1,5m x 0,7 m - 9.524 cây/ha;
+ CT3: 1,5m x 0,6 m - 11.111 cây/ha (đối chứng);
+ CT4: 1,5m x 0,5 m - 13.333 cây/ha;
+ CT5: 1,5m x 0,4 m - 16.667 cây/ha;
+ Quy mô: 5.400 m2 (2 biện pháp x 5 công thức/biện pháp x 3 vụ x 3 lặp x 30 m2/lặp x 2 điểm).
+ Địa điểm: Bình Định và Tiền Giang.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2023 - 08/2024 (1 vụ trong năm 2023, 2 vụ trong năm 2024).
- Nội dung 1.4. Xây dựng điểm trình diễn giống mướp đắng mới chọn tạo
+ Số lượng: 1,0 ha (quy mô 0,5 ha/điểm x 2 điểm).
+ Địa điểm: Bình Định và Tiền Giang.
+ Sử dụng phương pháp có sự tham gia của người nông dân để triển khai xây dựng các mô hình trình diễn giống mới.
+ Điểm trình diễn là điểm đại diện và nằm trong vùng sản xuất mướp đắng trọng điểm của địa phương.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 6/2024.
b/ Nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột thơm:
- Nội dung 2.1. Phát triển dòng thuần và đánh giá khả năng kết hợp của các dòng dưa chuột tự phối
+ Hoạt động 1. Chọn lọc dòng thuần từ các mẫu giống được tuyển chọn bằng phương pháp tự thụ bắt buộc (trong vòng 6-7 thế hệ):
Phương pháp: Áp dụng phương pháp tạo dòng tự phối chuẩn, chọn lọc cá thể kết hợp với tự thụ phấn bắt buộc (dùng hoa đực thụ cho hoa cái trên cùng một cây). Đối với các giống cho 100% hoa cái, để tạo hoa đực cho thụ phấn bắt buộc sử dụng AgNO3 500 ppm phun bổ sung ở giai đoạn cây có 2 lá thật. Trong quá trình tạo dòng tự phối tiến hành chọn lọc theo mục tiêu chọn giống như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng thích ứng với điều kiện tại địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và mùi thơm đặc trưng.
Phương pháp đánh giá mùi thơm: Lấy 2 g lá dưa chuột (hoặc quả) tươi (30 ngày sau trồng) của từng cây. Cắt nhỏ từng mẫu lá (hoặc quả) thành các đoạn dài 5mm, cho vào ống nghiệm. Đổ vào ống nghiệm có chứa sẵn mẫu lá (quả) 10 ml dung dịch KOH 1,7%. Đậy kín ống nghiệm bằng giấy nhôm và để ở nhiệt độ phòng trong vòng 15 phút. Sau đó mở ống nghiệm đánh giá mùi thơm bằng ngửi cảm quan (P. Pramnoi, 2013).
Số lượng: 30 dòng.
Quy mô: 3.600 m2 (30 dòng x 30 m2/dòng x 2 vụ/năm x 2 năm)
Địa điểm thực hiện: Bình Định
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2020 - 12/2021.
+ Hoạt động 2. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh sương mai và bệnh phấn trắng của các mẫu giống bằng lây nhiễm nhân tạo trong nhà lưới
Nguồn bệnh: Mẫu bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum) và mẫu bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) được thu thập trên các giống dưa chuột nhiễm bệnh tại Bình Định.
Các mẫu giống dưa chuột được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gồm 10 cây được trồng trong nhà lưới cách ly côn trùng.
- Phương pháp lây nhiễm và đánh giá tính kháng bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum), bệnh sương mai dưa chuột (Pseudoperonospora cubensis) lây nhiễm trên cây (Thomas và cs., 1988; Kerigsbuch và Cohen, 1992; Zijlstra và cs., 1995):
Đánh giá tính kháng/nhiễm của các mẫu giống theo cấp bệnh dựa trên tỷ lệ diện tích lá bị bệnh:
Cấp 1: Không nhiễm bệnh;
Cấp 2: Nhiễm nhẹ: < 20% diện tích lá nhiễm bệnh;
Cấp 3: Nhiễm trung bình: từ 20 đến 40% diện tích lá nhiễm bệnh;
Cấp 4: Nhiễm nặng: hơn 40-60% diện tích lá nhiễm bệnh;
Cấp 5: Nhiễm rất nặng: > 60% diện tích lá nhiễm bệnh;
Số lượng: 20 mẫu giống dưa chuột.
Quy mô: 400 m2 (20 mẫu giống x 20 m2/mẫu giống)
Địa điểm thực hiện: Bình Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2020 - 12/2020.
+ Hoạt động 3. Đánh giá khả năng kết hợp chung và chọn dòng triển vọng
Lai tạo tổ hợp từ các dòng dưa chuột tự phối:
Sử dụng phép lai đỉnh để tiến hành lai 20 dòng dưa chuột thơm tự phối đời S4 với cây 2 cây thử là 2 dòng dưa chuột được chọn lọc tới thế hệ thứ 5.
Số lượng: 22 dòng/giống
Quy mô: 440 m2 (22 dòng/giống x 20 m2/dòng).
Địa điểm thực hiện: Bình Định .
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 - 04/2021.
Đánh giá khả năng kết hợp chung:
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 10m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 40 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp chung.
Quy mô: 1.200 m2 (40 tổ hợp x 30 m2/tổ hợp).
Địa điểm thực hiện: Bình Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2021 - 08/2021.
Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo QCVN 01-87:2012/BNNPTNT.
Số liệu ở thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp chung được xử lý theo chương trình Line x Tester.
+ Hoạt động 4. Đánh giá khả năng kết hợp riêng
Lai tạo tổ hợp từ các dòng tự phối đời I6 có khả năng kết hợp chung cao
Sử dụng hệ thống lai diallel sơ đồ Griffing 4 để tiến hành lai giữa 6 dòng tự phối đời S6 có khả năng kết hợp chung cao.
Số lượng: 6 dòng
Quy mô: 300 m2 (6 dòng/giống x 50 m2/dòng).
Địa điểm thực hiện: Bình Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 03/2022.
Đánh giá khả năng kết hợp riêng:
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 10 m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 15 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp riêng, giống đối chứng là 2 giống F1 đang trồng phổ biến tại vùng.
Quy mô: 510 m2 (17 giống x 30 m2/giống).
Địa điểm thực hiện: Bình Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2022 - 06/2022.
Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo QCVN 01-87:2012/BNNPTNT.
Đánh giá khả năng kết hợp riêng được phân tích diallel Griffing 4 (Trần Văn Diễn, Tô Cẩm Tú, 1995).
+ Hoạt động 5. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh sương mai và bệnh phấn trắng của các tổ hợp lai triển vọng bằng lây nhiễm nhân tạo
Nguồn bệnh: mẫu bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) và mẫu bệnh phấn trắng (Podosphaera xanthii) được thu thập trên các giống dưa chuột nhiễm bệnh tại Bình Định.
Thí nghiệm gồm 2 tổ hợp lai dưa chuột triển vọng và 2 giống đối chứng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức gồm 20 cây được trồng trong nhà lưới cách ly.
- Phương pháp lây nhiễm và đánh giá tính kháng bệnh được mô tả cụ thể ở Hoạt động 2 của Nội dung 2.1.
Số lượng: 4 mẫu giống.
Quy mô: 80 m2 (4 mẫu giống x 20 m2/mẫu giống)
Địa điểm thực hiện: Bình Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022 - 11/2022.
- Nội dung 2.2. Khảo nghiệm tổ hợp lai dưa chuột thơm triển vọng
+ Hoạt động 1. Sản xuất hạt lai tổ hợp lai triển vọng:
Các dòng bố mẹ của tổ hợp lai triển vọng được trồng trong nhà lưới cách ly côn trùng. Tỉ lệ cây bố:me là 1:3. Tiến hành thụ phấn bằng tay và thu hạt lai của tổ hợp lai triển vọng. Số lượng hạt – 8 kg hạt/tổ hợp lai để cung cấp cho khảo nghiệm và xây dựng mô hình.
Quy mô: 500 m2
Địa điểm thực hiện: Bình Định.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2022 - 09/2022.
+ Hoạt động 2. Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - VCU:
Phương pháp: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2; Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-87:2012/BNNPTNT.
Một số chỉ tiêu chất lượng sinh hóa: 9 mẫu (1 mẫu/giống x 3 giống x 3 vụ x 1 điểm), bao gồm các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | Hàm lượng đường tổng số (%) | TCVN 5494 – 88 |
2 | Hàm lượng chất khô (%) | TCVN 5366 – 91 |
3 | Hàm lượng Vitamin C (mg%) | TCVN 8977 : 2011 |
Quy mô: 2.430 m2 (3 giống (2 tổ hợp lai và 1 giống đ/c) x 3 vụ x 6 điểm x 3 lặp x 15 m2/lặp)).
Địa điểm thực hiện: Quảng Nam, Bình Định, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và An Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2022 - 12/2023 (1 vụ trong năm 2022, 2 vụ trong năm 2023).
+ Hoạt động 3: Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định - DUS
Giống khảo nghiệm DUS được gửi đến Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và SP cây trồng Trung ương.
Số lượng: 1- 2 giống dưa chuột thơm triển vọng, khảo nghiệm 2 vụ.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2023 - 08/2024 (1 vụ trong năm 2023, 1 vụ trong năm 2024).
- Nội dung 2.3. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống dưa chuột thơm mới chọn tạo
Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 20m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2;
Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-87:2012/BNNPTNT.
Một số chỉ tiêu sinh hóa: Hàm lượng chất khô theo TCVN 5366 – 91, Hàm lượng đường tổng số theo TCVN 5494 – 88, hàm lượng Vitamin C (mg%).
Phân tích đặc điểm nông hóa của đất trước và sau thí nghiệm ở thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ Số lượng mẫu: 12 mẫu (trước thí nghiệm 1 mẫu/điểm x 2 điểm = 2 mẫu; sau thí nghiệm 5 mẫu/điểm x 2 điểm = 10 mẫu).
+ Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | pHKCl | TCVN 3979:2007 |
2 | O (%) | TCVN 4050:1985 |
3 | N (%) | TCVN 6498:1999 |
4 | P2O5 (%) | TCVN 8940:2011 |
5 | K2O (%) | TCVN 8660:2011 |
6 | As (mg/kg) | Theo TCVN 6649 : 2000 và TCVN 6496 : 1999 |
7 | Cd (mg/kg) |
8 | Cu (mg/kg) |
9 | Pb (mg/kg) |
10 | Zn (mg/kg) |
11 | Tỷ lệ sét vật lý (%) | Dung dịch nước muối 10% |
Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ Các chỉ tiêu sinh hóa: 20 mẫu (5 mẫu/điểm x 2 điểm x 2 đợt), bao gồm các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | Hàm lượng đường tổng số (%) | TCVN 5494 – 88 |
2 | Hàm lượng chất khô (%) | TCVN 5366 – 91 |
3 | Hàm lượng Vitamin C (mg%) | TCVN 8977 : 2011 |
+ Các chỉ tiêu chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm: 20 mẫu (5 mẫu/điểm x 2 điểm x 2 đợt), bao gồm các chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
STT | Tên chỉ tiêu | Phương pháp phân tích |
1 | Định lượng E.coli | NMKL No.125, 4th ed. 2005. |
2 | Phát hiện Salmonella spp | TCVN 4829:2008 (ISO 6579:2007) |
3 | Hàm lượng Cadimi (Cd) | 3.5/CL2.PP.4.14 (ICP/MS) - Ref. AOAC Official |
4 | Hàm lượng Chì (Pb) |
5 | Dư lượng thuốc BVTV (Nhóm lân, 10 chỉ tiêu) | 3.5/CL2.PP.3.33 (GC-MS/MS) - Ref. OAC 2007.01:2007 |
6 | Dư lượng thuốc BVTV (Nhóm cúc, 6 chỉ tiêu) | 3.5/CL2.PP.3.33 (GC-MS MS) - Ref. AOAC 2007.01:2007 |
Phân tích hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của cây trồng để phân tích hiệu quả theo các tiêu chí sau: Tổng giá trị thu nhập (GR) = năng suất x giá bán trung bình; Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư; Lợi nhuận (RVAC) = GR-TVC; Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.
Các công thức thí nghiệm:
Ø Đối với Hoạt động 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ CT1 theo tiêu chuẩn VietGAP (đ/c 1): 120 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O + Nền;
+ CT2 theo khuyến cáo của địa phương (Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng) (đ/c 2): 150 kg N + 95 kg P2O5 + 155 kg K2O + Nền
+ CT3 (tăng 25% so với CT1): 150 kg N + 75 kg P2O5 + 150 kg K2O + Nền;
+ CT4 (tăng 50% so với CT1): 180 kg N + 90 kg P2O5 + 180 kg K2O + Nền;
+ CT5 (giảm 25% so với CT1): 90 kg N + 45 kg P2O5 + 90 kg K2O + Nền;
Nền phân bón cho 1ha: 20 tấn phân chuồng hoai mục + 500 kg vôi bột.
Ø Đối với Hoạt động 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng: Nghiên cứu xác định khoảng cách trồng thích hợp với luống rộng 150 cm (kể cả rãnh), trồng hàng đôi, khoảng cách giữa 2 hàng trên luống là 70 cm.
+ CT1: 1,5 m x (0,7 x 0,6 m) - 22.220 cây/ha;
+ CT2: 1,5 m x (0,7 x 0,5 m) - 26.666 cây/ha;
+ CT3: 1,5 m x (0,7 x 0,4 m) - 33.333 cây/ha (đối chứng);
+ CT4: 1,5 m x (0,7 x 0,3 m) – 44.444 cây/ha;
+ CT5: 1,5 m x (0,7 x 0,2 m) – 66.666 cây/ha;
+ Địa điểm: Bình Định và Tiền Giang.
+ Quy mô: 4.500 m2 (2 biện pháp x 5 công thức/biện pháp x 3 vụ x 3 lặp x 25 m2/lặp x 2 điểm).
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2022-12/2023 (1 vụ trong năm 2022, 2 vụ trong năm 2023).
- Nội dung 2.4. Xây dựng điểm trình diễn giống dưa chuột thơm mới chọn tạo
+ Số lượng: 1,0 ha (quy mô 0,5 ha/điểm x 2 điểm).
+ Địa điểm: Bình Định và Tiền Giang.
+ Sử dụng phương pháp có sự tham gia của người nông dân để triển khai xây dựng các mô hình trình diễn giống mới.
+ Điểm trình diễn là điểm đại diện và nằm trong vùng sản xuất dưa chuột trọng điểm của địa phương.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 06/2024.
c/ Đối với cây dưa lưới:
+ Hoạt động 1. Chọn lọc dòng thuần từ các mẫu giống được tuyển chọn bằng phương pháp tự thụ bắt buộc (trong vòng 6-7 thế hệ):
Phương pháp: Áp dụng phương pháp tạo dòng tự phối chuẩn, chọn lọc cá thể kết hợp với tự thụ phấn bắt buộc (dùng hoa đực thụ cho hoa cái trên cùng một cây). Trong quá trình tạo dòng tự phối tiến hành chọn lọc theo mục tiêu chọn giống như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng thích ứng với điều kiện tại địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các yếu tố cấu thành năng suất.
Số lượng: 70 - 80 dòng/ 2 điểm.
Quy mô: 1.600 m2 (40 dòng x 20 m2/dòng x 2 điểm)
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2020 - 12/2022.
+ Hoạt động 2. Đánh giá khả năng kết hợp chung sớm
Lai tạo tổ hợp từ các dòng dưa lưới tự phối:
Sử dụng phép lai đỉnh để tiến hành lai 80 dòng tự phối đời S2 với cây thử là dòng dưa lưới được chọn lọc tới thế hệ thứ 5.
Số lượng: 82 dòng/giống / 2 điểm
Quy mô: 1.640 m2 (41 dòng/giống x 20 m2/dòng x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2020 - 08/2020.
Đánh giá khả năng kết hợp chung sớm:
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15 m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 80 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp chung sớm.
Quy mô: 3.600 m2 (40 tổ hợp x 45 m2/tổ hợp x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 - 04/2021.
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel, Statistix 8.2. Phân tích khả năng kết hợp dựa trên mô hình của Kempthorne (1957). Số liệu đánh giá khả năng kết hợp được xử lý theo chương trình TNAUSTAT Line x Tester analysis.
+ Hoạt động 3. Đánh giá khả năng kết hợp chung muộn
Lai tạo tổ hợp từ các dòng dưa lưới tự phối:
Sử dụng phép lai đỉnh để tiến hành lai 30 dòng tự phối đời S4 với 2 cây thử là các dòng dưa lưới được chọn lọc tới thế hệ thứ 5.
Số lượng: 34 dòng/ 2 điểm
Quy mô: 680 m2 (17 dòng/giống x 20 m2/dòng x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 04/2022.
Đánh giá khả năng kết hợp chung:
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15 m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 60 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp chung muộn.
Quy mô: 2.700 m2 (30 tổ hợp x 45 m2/tổ hợp x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2022 - 8/2022.
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel, Statistix 8.2. Phân tích khả năng kết hợp dựa trên mô hình của Kempthorne (1957). Số liệu đánh giá khả năng kết hợp được xử lý theo chương trình TNAUSTAT Line x Tester analysis.
+ Hoạt động 4. Đánh giá các dòng dưa lưới có khả năng kết hợp chung cao và chọn dòng triển vọng
Các dòng dưa lưới tự phối ưu tú được đánh giá mức độ đồng đều và ổn định qua các thời vụ trồng khác nhau.
Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15 m2 (tương đương với 30 cây/ô).
Số lượng: 12 dòng
Quy mô: 1.440 m2 (6 dòng x 60 m2/dòng x 2 vụ x 2 điểm).
Địa điểm thực hiện: Bình Định và Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2023 - 8/2024.
+ Hoạt động 5. Khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai triển vọng
Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2; Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo UPOV TG/104/5, hướng dẫn mô tả loài dưa lưới (Cucumis melo) của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI, 2003) và tham khảo nghiên cứu của Nguyễn Trung Đức và cs. (2018).
Quy mô: 360 m2 (4 giống (2 tổ hợp lai + 2 giống đ/c) x 2 điểm x 3 lặp x 15 m2/lặp).
Địa điểm thực hiện: Bình Định, Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 05/2024
6. Thời gian thực hiện:60 tháng, từ 01/2020 đến 12/2024
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện:4.650.000.000 đồng
- Kinh phí từ NSNN: 4.650.000.000 đồng
+ Kinh phí khoán: 4.650.000.000 đồng
+ Kinh phí không giao khoán: 0 đồng
- Kinh phí từ nguồn khác: 0 đồng