1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh và vừng năng suất cao cho các tỉnh phía Nam.
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Hồ Huy Cường
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Phan Trần Việt , Đường Minh Mạnh, Đỗ Thị Xuân Thùy, Trương Thị Thuận, Đặng Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Ngọc Quất, Bùi Quang Định.
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Chọn tạo được giống đậu xanh và vừng năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với các tỉnh phía Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Chọn tạo được giống đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn,năng suất từ 2,0 - 2,5 tấn/ha, kháng trung bình với bệnh khảm vàng (MYMD), phù hợp để canh tác theo phương thức cơ giới hóa, thích hợp với các tỉnh phía Nam và giống vừng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất từ 1,5 - 2,0 tấn/ha, hàm lượng dầu trên 53%, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (CLS), phù hợp để canh tác theo phương thức cơ giới hóa, thích hợp với các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng được quy trình canh tác cho giống đậu xanh và vừng mới chọn tạo, năng suất đạt từ 2,0 tấn/ha trở lên đối với cây đậu xanh và 1,5 tấn trở lên đối với cây vừng và thích hợp với các tỉnh phía Nam.
- Xây dựng được mô hình trình diễn giống và quy trình canh tác mới đối với cây đậu xanh và vừng, năng suất đạt từ 2,0 tấn/ha trở lên đối với cây đậu xanh và 1,5 tấn trở lên đối với cây vừng,hàm lượng dầu trên 53% đối với cây vừng và hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với canh tác truyền thống.
Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất, cơ cấu cây trồng và vật nuôi hiện có ở tỉnh Khánh Hòa, trong đó tập trung đánh giá ưu và nhược điểm, hiệu quả kinh tế và mức độ thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của hiện trạng sản xuất và cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện có ở Khánh Hòa.
Đề xuất các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn và miền núi tỉnh Khánh Hòa, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và hiệu quả kinh tế tăng từ 10% trở lên so với cơ cấu cây trồng và vật nuôi hiện giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến 2030.
5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
Nội dung 1. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh
- Nội dung 1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất đậu xanh ở các tỉnh phía Nam
- Nội dung 1.2. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu
+ Hoạt động 1. Nhập nội nguồn gen đậu xanh
+ Hoạt động 2: Lai hữu tính đối với cây đậu xanh
- Nội dung 1.3. Chọn lọc và đánh giá
+ Hoạt động 1. Chọn lọc dòng ưu tú cây đậu xanh
+ Hoạt động 2. So sánh sơ bộ các giống/dòng thuần cây đậu xanh
+ Hoạt động 3. So sánh chính quy các giống triển vọng cây đậu xanh
+ Hoạt động 4. Đánh giá khả năng chịu hạn của cây đậu xanh trong điều kiện nhà lưới
- Nội dung 1.4. Khảo nghiệm các giống/dòng đậu xanh triển vọng
+ Hoạt động 1. Khảo nghiệm giá trị canh tác - VCU
+ Hoạt động 2. Khảo nghiệm tính khác biệt - DUS các giống đậu xanh
- Nội dung 1.5. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống đậu xanh mới chọn tạo
- Nội dung 1.6. Xây dựng điểm trình diễn giống đậu xanh mới chọn tạo
Nội dung 2. Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
- Nội dung 2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất vừng ở các tỉnh phía Nam
- Nội dung 2.2. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu
+ Hoạt động 1. Nhập nội nguồn gen vừng
+ Hoạt động 2. Lai hữu tính đối với cây vừng
- Nội dung 2.3. Chọn lọc và đánh giá
+ Hoạt động 1. Chọn lọc dòng ưu tú cây vừng
+ Hoạt động 2. So sánh sơ bộ các giống/dòng thuần cây vừng
+ Hoạt động 3. So sánh chính quy các giống triển vọng cây vừng
+ Hoạt động 4. Đánh giá khả năng chịu hạn của cây vừng trong điều kiện nhà lưới.
- Nội dung 2.4. Khảo nghiệm các giống/dòng vừng triển vọng
+Nội dung 2.4.1. Khảo nghiệm giá trị canh tác - VCU
+ Hoạt động 2: Khảo nghiệm tính khác biệt - DUS các giống đậu xanh.
- Nội dung 2.5. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống vừng mới chọn tạo
- Nội dung 2.6. Xây dựng điểm trình diễn giống vừng mới chọn tạo
6. Thời gian thực hiện: 60 tháng, từ 1/2018 đến 12/2022
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện:
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 4.200.000.000 đồng.