KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY ANS1 CHO VÙNG SINH THÁI NAM TRUNG BỘ

admin17/04/2017 08:56 AM

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY ANS1

CHO VÙNG SINH THÁI NAM TRUNG BỘ

Lưu Văn Quỳnh, Nguyễn Thị Huyền,

Trần Vũ Thị Bích Kiều, Tạ Thị Huy Phú và Trần Thị Mai

Tóm tắt

Giống lúa ANS1 được lai tạo và chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai ba OM6916/ĐV108//OMCS98, thực hiện từ năm 2010.  Kết quả khảo nghiệm tác giả cho biết, giống lúa ANS1 đẻ nhánh trung bình, cứng cây ít bị đổ ngã. Thời gian sinh trưởng của ANS1 ngắn đến cực ngắn ngày 87–98 ngày trong điều kiện gieo sạ, chiều cao ANS1 khoảng 102-107cm, chiều dài bông từ 22-26 cm, hạt đóng dày (187-245 hạt/bông), tỷ lệ lép thấp (7,3-7,9%), năng suất trung bình (73-87 tạ/ha) đặc biệt có ưu thế trong vụ hè thu. Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) ở 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên trong 2 vụ ĐX2014 và HT2014 cho biết, năng suất ANS1 vượt giống lúa đối chứng HT1 từ  4,3-11,0 % và khảo nghiệm ở 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và Đắk Lắk vụ HT2015 năng suất khá cao và cao hơn HT1 tới 11,3 %. Kết quả khảo nghiệm sản xuất trong 2 vụ ĐX2014 và HT2014 cũng cho biết năng suất ANS1 vượt hai giống đối chứng ĐV108, ML48 từ 12,0 % -12,5%.  Phân tích phẩm chất gạo cho kết quả, nhiệt độ trở hồ của ANS1 đạt cấp 5, tỷ lệ bạc bụng cấp 1, hạt gạo trong, hàm lượng amylose thấp chỉ 17 %, gạo dẻo và ngon cơm. ANS1 kháng rầy nâu cấp 3-5 và kháng bệnh đạo ôn cấp 1-3. ANS1 được đánh giá là giống lúa triển vọng nhất hiện nay ở Nam Trung bộ.

Từ khóa: Giống lúa ANS1, giống ngắn ngày, amylose thấp, chọn lọc phả hệ, lai ba

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giống lúa ngắn ngày (trên dưới 100 ngày), kháng rầy nâu và bệnh đạo, chất lượng gạo tốt, năng suất cao đã trở nên nhu cầu bức thiết của người nông dân. Bởi, hầu hết các giống lúa phổ biến trong sản xuất hiện nay đã bị nhiễm rầy, nhiễm bệnh đạo ôn và bệnh thối thân nghiêm trọng. Mặt khác, phần lớn chất lượng gạo của các giống lúa này cũng rất thấp chủ yếu phục vụ chế biến như Q5, ĐV108, KDĐB, ML202, ML49, ML68…nhưng với người nông dân Nam Trung bộ, các giống lúa này vẫn song hành trong sản xuất do ít có giống lúa mới tốt hơn để thay thế. Một giống lúa mới để có thể tham gia vào cơ cấu một cách bền vững trên đồng ruộng vùng Nam Trung bộ đòi hỏi phải được chọn lọc đánh giá một cách hệ thống và bài bản qua nhiều thế hệ giữa tiềm năng năng suất, tính chống chịu với điều kiện môi trường với dịch bệnh hại. Giống lúa ANS1 được báo cáo sau đây là một trong số giống lúa được nghiên cứu chọn tạo tại chỗ trong điều kiện sinh thái vùng theo hướng trên suốt từ năm 2010 đến nay.

I.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1.Vật liệu chọn tạo:

Giống lúa ANS1 được chọn lọc từ tổ hợp lai ba OM6916/ĐV108//OMCS98. Trong đó giống lúa OM6916 có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, hạt gạo dài, gạo trong và giàu sắt. Giống lúa ĐV108 thuộc dạng hình thâm canh cao thích ứng rộng, hạt bầu, thời gian sinh trưởng 95-110 ngày, cứng cơm. Giống lúa OMCS98 thuộc nhóm cực sớm trên dưới 90 ngày, hạt gạo dài, gạo trong, năng suất khá. Các giống lúa đối chứng vùng cho khảo nghiệm (ĐV108, ML202, ML48, HT1)  

2.Phương pháp:

-Sử dụng phương pháp lai hữu tính và chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai ba OM6916/ĐV108// OMCS98 theo hướng ngắn ngày, năng suất cao, kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn có chất lượng gạo tốt.

-Qui trình khảo nghiệm thực hiện theo qui phạm (QCVN 01-55:2011/BNNPTNT) do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

-Khảo nghiệm tác giả thực hiện tại An Nhơn Bình Định ĐX2014 và HT2014.

-Khảo nghiệm VCU thực hiện 3 vụ ĐX2014, HT2014 và ĐX2015. Vụ HT 2014 và ĐX2014 thực hiện 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên. Vụ ĐX2015 thực hiện tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận và tỉnh Đăk Lắk (vùng Tây Nguyên).

-Đánh giá chất lượng gạo tại phòng Phân tích, Bộ môn CNSH Viện Lúa ĐBSCL. Đánh giá tính kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn tại Bộ môn BVTV Viện Lúa ĐBSCL năm 2015.

II.Kết quả và thảo luận

2.1. Kết quả chọn tạo giống lúa ANS1

- Sơ đồ chọn tạo

1.Năm 2010 lai tạo và sản xuất  F1

(OM6916 x ĐV108)  x  OMCS98

$

F1

2.Vụ ĐX 2011: Chọn cá thể phân li F2

$

F2 (83 cá thể)

$

3.Vụ (HT2011– ĐX 2013):

Chọn dòng phân li F3-F6.

F3-F6

$

4. ĐX2013 – HT2014: Quan sát

và tiếp tục chọn thuần thuần  đến (F9)

F7-F9



 (ANS1)

5.Vụ (ĐX2014- ĐX2015):

-Khảo nghiệm tác giả

-Khảo nghiệm sản xuất

-Khảo nghiệm VCU

-Đánh giá sâu bệnh nhân tạo …

Đánh giá rầy nâu, đạo ôn và bạc lá

N.C kỹ thuật canh tác

K.nghiệm

Sản xuất, VCU, DUS

Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học của ANS1 gần giống với bố mẹ

TT

Đặc tính

ANS1

OM6916

ĐV108

OMCS98

3

Thời gian sinh trưởng (ngày)

87-105

90-95

-

87- 93

4

Chiều cao cây (cm)

100-105

-

-

-

5

Chiều dài bông (cm)

24 – 27

-

-

-

8

Khối lượng 1000 hạt (gr)

23

-

23

-

9

Tổng số hạt chắc /bông

150 -200

-

-

-

10

Tỷ lệ lép (%)

7 -15

-

7-19

-

11

Chiều dài hạt (mm)

6,3

-

6,0

-

12

Amylose (%)

16,9

-

-

-

13

Bạc bụng

Không

Không

-

Không

14

Tính kháng rầy nâu (cấp)

3-5

-

-

-

15

Tính kháng đạo ôn (cấp)

1-3

-

-

-

16

Chất lượng cơm

Dẻo

-

-

-

17

Năng suất (tạ/ha)

65-84

65 -70

65-70

-

Từ hạt lai của tổ hợp (OM6916/ĐV108//OMCS98), vụ HT2010 cấy quần thể F1. Vụ ĐX2011 cấy quần thể F2. Từ vụ HT 2011 – ĐX 2013 chọn dòng phân li các thế hệ. Thế hệ F7 bắt đầu được đánh giá độ thuần và phát triển giống ANS1. Giống lúa ANS1 có các đặc tính nổi bật giống hay gần giống với đặc tính của bố mẹ (bảng 1):

Bảng 1 cho thấy giống lúa ANS1 giống OM6916: Thời gian sinh trưởng ngắn, cứng cây, gạo không bạc bụng, năng suất 65-70 ta/ha và có thể đạt 84 tạ/ha.

ANS1 giống ĐV108 về khối lượng 1000 hạt (23g), tỷ lệ lép thấp (7-19gr), năng suất cao (65-70 tạ/ha) và ANS1 có thể vượt ĐV108 để đạt 84 ta/ha.

ANS1 giống OMCS98 thuộc nhóm cực ngắn ngày, hạt gạo trong.

2.2. Kết quả khảo nghiệm giống lúa ANS1

2.2.1. Kết quả khảo nghiệm tác giả vụ ĐX2014 và HT2014

Bảng 2 thấy rằng, thời gian sinh trưởng ANS1 vụ ĐX2014 là 102 ngày và HT 2014 là 91 ngày (trong điều kiện cấy) ngắn ngày hơn các giống đối chứng (ML68 và ML202, thuộc nhóm ngắn ngày). Chiều cao cây, thấy ANS1 cao cây hơn hai giống đối chứng (ML68 và ML202) 107 và 102 cm. Tuy nhiên, ML68 và ML202 thuộc nhóm thấp cây nên chiều cao ANS1 ở mức độ trung bình. Chiều dài bông, so với ML48 và ML68 thì ANS1 dài bông hơn (22-26 cm)

Bảng 2.  Đặc tính nông sinh học của ANS1 vụ ĐX và HT 2014 tại Bình Định

TT

Tên dòng/giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Chiều cao cây

(cm)

Chiều dài bông

(cm)

Vụ ĐX

Vụ HT

Vụ ĐX

Vụ HT

Vụ ĐX

Vụ HT

1

Giống ANS1

102

91

107

102

22

26

2

ML 68 (đ/c 1)

95

93

64

84

20

19

3

ML 202 (đ/c 2)

105

100

89

93

20

22

Kết quả ở bảng 3 cho biết, so với đối chứng, vụ ĐX2014 giống lúa ANS1 ít bông hơn nhưng vụ HT2014 so với ML202 thì ANS1 cao hơn. Như vậy, so với ML68 thì ANS1 cho bông/m2 ít hơn nhưng so với ML202 ở vụ HT2014 cao hơn. Đối với ANS1 mật độ bông vụ HT2014 cao hơn nhiều so với vụ ĐX2014, chứng tỏ ANS1 có sức sinh trưởng mạnh trong vụ HT. Liên hệ với tổng số hạt/bông, tỉ lệ lép, mật độ bông/m2 thấy rằng cấu trúc bông hạt của ANS1 phù hợp cho một giống lúa thâm canh cao. ANS1 thuộc dạng hình bông to nhưng ít hạt lép (chỉ 7-8%) đây cũng là 1 trong số ưu thế về dạng hình của ANS1 nên rất được ưa chuộng.

Tóm lại, xét các chỉ tiêu về dạng hình và thành phần năng suất, cho thấy ANS1 rất cân đối về mật độ bông/m2, chiều cao cây, hạt/bông, tỷ lệ lép cũng như khối lượng 1000 hạt.

Bảng 3.  Các yếu tố cấu thành năng suất các giống vụ ĐX2014 và HT 2014 tại Bình Định

TT

Tên dòng/giống

Bông/m2

∑hạt/bông

Hạt lép (%)

KL 1000 hạt

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

1

Giống ANS1

145

178

187

245

7,9

7,3

23

23

2

ML 68 (đ/c 1)

264

191

94

78

12,3

24,6

26

25

3

ML 202 (đ/c 2)

238

165

98

129

20,5

25,6

33

28

Bảng 4, thấy được trong cả 2 vụ ĐX2014 và HT2014 giống lúa ANS1 cho năng suất trên 70-80 tạ/ha, tương đương đến cao hơn 2 giống đối chứng ML68 và ML202. Như vậy, ANS1 trong bộ khảo nghiệm tác giả cho năng suất khá cao. Dạng hạt, ANS1 có độ dài hạt trung bình.

Bảng 4. Năng suất thực thu và khả năng nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng của ANS1

TT

Tên dòng/giống

N.suất thực thu (tạ/ha)

Dạng hạt

Phản ứng sâu bệnh trên đồng ruộng

ĐX

HT

Rầy nâu

Đạo ôn

Bạc lá

1

Giống ANS1

73,0

82,7

Dài TB

3

1

1

2

ML 68 (đ/c 1)

63,0

76,5

Bầu

9

7

3

3

ML 202 (đ/c 2)

83,0

77,3

Bầu

1

1

1

CV    (%)

LSD (5%)

11,5

5,7

12,2

3,5

Cũng trong bảng 4, quan sát trên đồng ruộng trong điều kiên có rầy nâu và bệnh đạo ôn mặc dù không nhiều nhưng đủ gây cháy rầy cấp 9 và đạo ôn cấp 7 cho ML68. Trong khi ANS1 ít có rầy bám (cấp 3) và với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá (cấp 1) cho thấy giống khá sạch bệnh.

2.2.2.Kết quả khảo nghiệm giá trị sản xuất và giá trị sử dụng (VCU)

Khảo nghiệm VCU được triển khai 3 điểm (Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên) mỗi điểm 2 vụ, ngoài ra vụ ĐX 2015 còn được bố trí thêm 1 điểm ở Đắk Lắk vùng Tây Nguyên và thay điểm Phú Yên bằng điểm Ninh Thuận. Khảo nghiệm VCU do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và Sản phẩm Cây trồng và Phân bón miền Trung thực hiện từ vụ ĐX 2014 đến ĐX 2015.

Bảng 5 cho thấy, ANS1 thuộc nhóm ngắn ngày, trong điều kiện cấy chưa tới 100 ngày (vụ HT). Nhưng chiều cao cây lại thay đổi. Vụ ĐX 2014 cao chỉ 95 cm tuy nhiên sang vụ ĐX 2015 cao 111 cm và vụ HT 2014 cao 110 cm có lẽ sự vươn cao của ANS1 phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Các đặc tính khác như thời gian trổ kéo dài trong các vụ 5 ngày, giống có độ thuần cao cấp 1, cứng cây cấp 1 và ít rụng hạt cấp 5 tương đương đối chứng HT1. 

Bảng 5. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống lúa  ANS1 qua các vụ khảo nghiệm

Thời

vụ

Tên giống

TGST

(ngày)

Cao cây

(cm)

Trổ kéo

dài (điểm)

Độ thuần

(điểm)

Độ cứng cây (điểm)

Độ rụng hạt(điểm)

ĐX2014

ANS1

105-118

95

5

1

1

5

HT1(đ/c)

114-124

105

5

1

1-5

5

HT2014

ANS1

92-96

110

5

1

1-5

5

HT1(đ/c)

98-103

108

5

1

1

5

ĐX2015

ANS1

104-113

111

1

3

1-5

5

HT1(đ/c)

110-120

107

5

1

1

5

(*) Nguồn: T.T  K.K.K giống,  sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung

Khảo nghiệm VCU (bảng 6) cho biết, ANS1 có số bông/m2 khá cao trên 300 bông, tổng số hạt/ bông luôn trên 120 hạt và có tỷ lệ lép thấp chỉ 6,6-13,7 % trong khi đối chứng HT1 15-17%, đây là đặc điểm tốt hơn nhiều giống lúa khác nên rất được người nông dân ưa thích mặc dù khối lượng 1000 hạt của ANS1 tương đương HT1 (23-24 gr)

Bảng 6.  Các yếu tố năng suất của ANS1 qua các vụ khảo nghiệm.

Thời

vụ

Tên giống

Bông/

m2

Tổng số hạt/bông

Tỷ lệ lép

(%)

KL 1000 hạt

(gr)

ĐX2014

ANS1

312

121

6,6

23,5

HT1(đ/c)

295

128

15,4

24,8

HT2014

ANS1

326

125

7,3

24,2

HT1(đ/c)

320

158

17

19

ĐX 2015

ANS1

321

158

13,7

24,8

HT1(đ/c)

301

141

16,6

24,9

(*) Nguồn: T.T  K.K.K giống,  sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung

Khảo nghiệm VCU 3 vụ (bảng 7) trong đó, vụ ĐX 2014 và HT2014 thực hiện 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên kết quả cho thấy vụ ĐX 2014 năng suất trung bình 3 tỉnh của ANS1 cao hơn giống đối chứng HT1 là 4,3%. Nhưng vụ HT2014 năng suất trung bình ANS1 cao vượt đối chứng HT1 trên 11%. Để thăm dò thêm khả năng phát triển trong điều kiện vùng sinh thái Tây Nguyên, vụ ĐX2015 giống lúa ANS1 được bố trí thêm điểm Đăk Lắk kết quả cho thấy tại 4 điểm ANS1 luôn giữ năng suất cao từ 74-76 tạ/ha, cá biệt ở Ninh Thuân (thay vì điểm Phú Yên) năng suất trung bình 84 tạ/ha, so với HT1 (giống lúa đối chứng vùng khá ổn định và có tính thích nghi rộng) thì giống ANS1 có năng suất vượt trội ở các điểm khảo nghiệm đến 11,3%. Điều đó khẳng định rằng giống lúa ANS1 có tiềm năng năng suất cao so với các giống lúa chủ lực hiện nay.

Bảng 7.    Năng suất (tạ/ha) của ANS1 qua các điểm, các vụ  khảo nghiệm

Thời

vụ

Tên giốngủa

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Phú

Yên

Ninh Thuận

Đăk

Lăk

Trung bình

NS vượt

HT1

ĐX2014

ANS1

70,1

67,2

68,5

-

-

68,6

4,3%

HT1(đ/c)

67,3

63,4

66,6

-

-

65,8

CV (%)

LSD(5%)

6,07

8,20

5,15

6,61

5,01

6,74

-

-

HT2014

ANS1

67,3

72,8

62,3

-

-

67,5

11,0

HT1(đ/c)

63,0

62,2

57,2

-

-

60,8

CV (%)

LSD(5%)

4,29

4,83

4,23

4,84

4,74

4,87

-

-

ĐX2015

ANS1

76,6

73,8

84,3

75,9

80,2

11,3

HT1(đ/c)

64,8

63,8

-

80,9

78,5

72,0

CV (%)

LSD(5%)

4,37

5,57

6,16

7,79

-

7,71

11,44

4,14

5,79

(*) Nguồn: T.T  K.K.K giống,  sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung

2.2.3. Kết quả khảo nghiệm sản xuất

Bảng 8 cho biết kết quả khảo nghiệm sản xuất do T.T Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung thực hiện tại Quảng Ngãi với qui mô diện tích 0,1ha trong vụ HT 2014, năng suất ANS1 đạt 70,7 tạ/ha vượt năng suất của HT1 (đ/c1) 12,9% và vượt KDĐB (đ/c 2) 8,3%. Trong vụ ĐX2015 cũng qui mô diện tích 0,1 ha năng suất ANS1 đạt 72,3 tạ/ha cao hơn HT1 13,7 % và cao hơn KDĐB 5,5%. Như vậy, năng suất của ANS1 cao hơn các giống lúa đối chứng khá thuyết phục trong cả hai vụ ĐX và HT.

Bảng 8. Năng suất khảo nghiệm sản xuất của ANS1 vụ HT2014 và ĐX 2014/2015 tại Quảng Ngãi

Tên giống

Qui mô

(ha/điểm)

NS trung bình

(tạ/ha)

NS vượt

đ/c1 (%)

NS vượt

đ/c2 (%)

HT

2014

ĐX

2015

HT

2014

ĐX

2015

HT

2014

ĐX

2015

HT

2014

ĐX

2015

ANS1

0,1

0,1

70,7

72,3

12,9

13,7

8,3

5,5

HT1 (đ/c1)

0,1

0,1

62,6

63,6

-

-

-

-

KDĐB (đ/c2)

0,1

0,1

65,3

68,5

-

-

-

-

(*) Nguồn: T.T  K.K.N giống,  sản phẩm cây trồng và phân bón miền Trung

Một khảo nghiệm sản xuất khác của nhóm tác giả triển khai 4 tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận) trong vụ HT2014, kết quả bảng 9 đã cho biết với 0,5 ha tại Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi năng suất ANS1 đạt 72 tạ/ha; trên diện tích 0,8 ha; tại An Nhơn, Bình Định năng suất đạt 77,7 tạ/ha; với diện tích 0,4 ha tại Phú Hòa, Phú Yên năng suất đạt trên 70,3 tạ/ha và diện tích 0,8 ha tại Ninh Sơn, Ninh Thuận năng suất ANS1 đã 75,6 tạ/ha. Như vậy, năng suất của ANS1 luôn luôn trên 70 tạ/ha, khá cao và ổn định ở các điểm thuộc 4 tỉnh trong vùng và cho thấy luôn vượt hai giống đối chứng ĐV108 và ML48 (12,% -12,5%).

Bảng 9.   Năng suất ANS1 trong khảo nghiệm sản xuất 4 tỉnh vụ HT 2014

TT

Tên

giống/

dòng

Năng suất các điểm vụ HT2014 (tạ/ha)

So với đối chứng (%)

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Ninh Thuận

Tr. bình

Diện tích

Năng suất

Diện tích

Năng suất

Diện tích

Năng suất

Diện tích

Năng suất

ĐV108

ML48

1

ANS1

0,5

72,0

0,8

77,7

0,4

70,3

0,80

75,6

73,9

12,5

12,8

2

ĐV108

0,1

67,7

0,1

65,0

0,2

67,0

0,1

63,2

65,7

-

-

3

ML48

0,1

65,5

0,1

-

0,2

600

0,1

71,0

65,5

-

-

Như vậy, cùng với các khảo nghiệm cơ bản, kết quả khảo nghiệm sản xuất cho biết ưu việt của giống ANS1 về năng suất luôn vượt trội so với các giống lúa chủ lực ở trong vùng.

2.3. Xác định phẩm chất gạo và tính khángrầy nâu, bệnh đạo ôn của ANS1

Bảng 10 là kết quả phân tích chất lượng gạo trong vụ HT2015 và kết quả đánh giá tính kháng rầy nâu và bệnh đạo ôn trong nhà lưới tại Viện lúa ĐBSCL. Kết quả đã cho biết giống lúa ANS1 có hàm lượng amylose khá thấp 17% thuộc nhóm gạo dẻo và gạo trong. Giống lúa ANS1 kháng rầy nâu cấp 3-5 và kháng bệnh đạo ôn cấp 1- 3.

Bảng 10. Một số chỉ tiêu phẩm chất gạo và khả năng chống chịu sâu bệnh của ANS1.

TT

Tên dòng

Phẩm chất gạo(*)

Tính kháng (**)

T0 trở hồ (cấp)

Amylose

%

Độ bền

gel (mm)

Bạc bụng

(cấp)

Rầy nâu

(cấp)

Đạo ôn

(cấp)

1

ANS1

5

17

84

1

3-3-5

1-1-3

2

ĐV108 (đ/c 1)

7

26,81

23

5

9

9

(*)Bộ môn Công Nghệ Sinh học Viện Lúa ĐBSCL, 2015

(**)Bộ môn BVTV Viện Lúa ĐBSCL, 2015

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1.Kết luận:

-Giống lúa ANS1 là kết quả lai tạo và chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai ba OM6916/ĐV108//OMCS98 do nhóm tác giả Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ thực hiện từ năm 2010.

-Theo kết quả khảo nghiệm, giống lúa ANS1 có thời gian sinh trưởng ngắn (87-98 ngày), cứng cây, đóng hạt dày (121-158 hạt/bông), tỷ lệ lép thấp (7,3-7,9%%),  năng suất 73-87 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng HT1 (4,3 -11,3%) trong cả 2 vụ ĐX và HT. Hạt gạo dài trung bình, gạo trong, cơm dẻo (amylose 17%). ANS1 kháng rầy nâu cấp (3-5) và bệnh đạo ôn (cấp 1-3). 

-Nhược điểm giống lúa ANS1 có lá tầng dưới hơi xoắn nên dễ bị nhầm lẫn với sâu cuốn lá.

2. Đề nghị:

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống lúa ANS1 là giống lúa sản xuất thử trên địa bàn các tỉnh Nam trung bộ ở các vụ trong năm.

Tài liệu tham khảo

1

Lưu Văn Quỳnh et al.,(2011) Kết quả đánh giá nguồn gien lúa phục vụ công tác chọn tạo giống lúa năng suất cao, ngắn ngày ở Nam Trung Bộ. Tạp Chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tháng 6/2011. Trang 48-51.

2

Nguyễn Văn Bộ (2012) Nghiên cứu lúa gạo trong bối cạnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.Định hướng nghiên cứu  lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Nxb Nông nghiệp. Tr. 11-23

3

Trần Thị Cúc Hòa et al.,(2013) nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng có năng suất, chất lượng cao. Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất. Tr.210

4

Khush, G.S. and Parminder S. Virk (1999). Rice Improvement: Past, Present and Future. In Crop Improvement. (pp.17-35).

THE RESULTS  OF DAY SHORT RICE BREEDING ANS1

FOR ECOLOGIC REGION OF SOUTH-CENTRAL VIETNAM

THÁI NAM TRUNG B

Lưu Văn Quỳnh1, Nguyễn Thị Huyền,

Trần Vũ Thị Bích Kiều,Tạ Thị Huy Phú và Trần Thị Mai

Summary

The ANS1 rice variety was created and selected pedigree by cross breeding of OM6916/ĐV108//OMCS98, which was carried out from 2010 year. The results of breeder testing showed that ANS1 variety had average number of branches, strong and tough trunks. The duration of ANS1 was short or very short (about 87-98 days) with sowing condition, plant height was averagely 102-107 cm, panicle length was approximately 22-26 cm. The number of grains on panicle was about 187-245 meanwhile the unfulfilleds on panicle insignificantly occupied from 7,3 to 7,9%. Mean yields of ANS1 were averagely 7,3-8,7 tons/ha, especially gaining advantages in Summer – Autumn season. The results of VCU testing in 3 provinces of Quang Nam, Quang Ngai and Phu Yen in 2 seasons DX2014 and HT2014 showed that the yield of ANS1 was higher than the HT1 check variety about 4,3-11% and VCU testing in 4 provinces of Quang Nam, Quang Ngai, Ninh Thuan  and Daklak in HT2015 season documented that the mean yields of ANS1 outnumbered HT1 about 11,3%. The productive testing in 2 seasons of DX2014 and HT2014 recorded the same results that the yields of ANS1 were higher than 2 DV108 and ML48 check varieties from 12,0 % to 12,5%. The results of grain qualitative analysis from Cuu Long Delta Rice Research Institute also showed that grain quality of ANS1 was extremely good. Amylose content slightly accounted for 17%, cooked rice grain was soft. ANS1’s ability to resist BPH gained level 3-5 and the one to rice blast disease gained level 1-3. Generally, ANS1 was evaluated to be the most promising rice variety in the South - Central region.

Keywords:ANS1 rice variety, day short, low amylose, pedigree, three cross

TS. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

Tin cùng chuyên mục