ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRÀ GIEO ĐẾN NĂNG SUẤT CÁC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY MỚI CHỌN TẠO Ở NAM TRUNG BỘ

admin17/04/2017 08:59 AM

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TRÀ GIEO ĐẾN NĂNG SUẤT

CÁC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY MỚI CHỌN TẠO Ở NAM TRUNG BỘ

Lưu Văn Quỳnh1, Nguyễn Thị Huyền, Trần Vũ Thị Bích Kiều, 

Tạ Thị Huy Phú, Phạm Văn Nhân, Trần Thị Mai và Nguyễn Thị Hằng Ni

TÓM TẮT

6 giống lúa ngắn ngày đã được bố trí 8 trà gieo cách nhau 7 ngày/trà từ 6/12 đến 27/12 vụ ĐX và từ 11/5 đến 2/6 của vụ HT ở Nam Trung bộ năm 2014. Kết quả cho thấy, thời gian sinh trưởng ít bị ảnh hưởng bởi các trà gieo mặc dù  giữa 2 vụ của mỗi giống khác nhau rất lớn. Chiều cao cây của các giống không bị ảnh hưởng bởi các trà gieo, nhưng năng suất của các giống lúa bị ảnh hưởng như bông hữu hiệu bị giảm, tỷ lệ hạt chắc/bông giảm và khối lượng 1000 hạt của các giống cũng bị ảnh hưởng trong cả 2 vụ ĐX và HT. Trong cùng khung thời vụ, gieo càng trễ năng suất các giống càng bị giảm. Các giống lúa ngắn ngày AN26-1, ANS1 và ANS2 cho năng suất cao hơn các giống ở trà gieo đầu của vụ ĐX từ 6,59-7,54 tấn/ha, trong vụ HT từ 6,23-6,68 tấn/ha. Đặc biệt, trong vụ HT hai giống ANS1 và ANS2 có ưu thế năng suất cao hơn các giống khác ở các trà gieo muộn. 

Từ khóa: Giống lúa ANS1, Giống lúa ANS2, giống lúa AN26-1, thời vụ,  trà gieo.

Đặt vấn đề

Sản xuất lúa ở Nam Trung bộ có nhiều thuận lợi để đạt năng suất cao trong cả hai vụ Đông xuân (ĐX)và Hè thu (HT) nhờ có số giờ nắng cao, khoảng 2300-2700 giờ/năm, tổng lượng nhiệt 8000 - 9500oC, nhiệt độ trung bình tháng tối thấp 20-21oC, tháng tối cao 31-32oC. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết ở trong vùng lại khá phức tạp như tháng 6 đến tháng 8 là rất nóng, bình quân tối cao 39-40oC. Đặc biệt, tháng 6 hàng năm thời tiết khô, nắng nóng, gây hạn trong tháng 7 và thường xuất hiện gió Tây khô nóng. Từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm là những tháng lạnh nhất, nhiệt độ bình quân 18oC. Đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất lúa, khung thời vụ gieo cấy được các cơ quan chức năng khuyến cáo khá rộng (trên dưới 30 ngày) trong đó, bố trí các trà gieo cấy sao cho ở vụ ĐX lúa trổ tránh gió lạnh sau Đại hàn, vụ HT lúa trổ tránh gió Tây khô nóng tức trước ngày 25/7… Thực tế hiện nay, diễn biến khí hậu thời tiết có những thay đổi nên lịch thời vụ khuyến cáo của các địa phương cũng có khác trước, trong đó chọn thời điểm xuống giống làm sao tránh được hạn hạn. Đối phó với yếu tố thời tiết xấu, khâu chọn giống lúa thích hợp có thể chủ động được.

1.Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

1.1.Vật liệu nghiên cứu:  6 giống lúa AN14-7; AN26-1;   ANS1; ANS2;  ML68; ML202  Trong đó giống lúa AN26-1, AN14-7; ML 202  trên dưới 100 ngày giống lúa ANS1 trên dưới 90 ngày và giống lúa ANS2 thuộc nhóm cực ngắn chỉ 85-87 ngày.  Giống lúa ML202 và ML68 là 2 giống lúa đối chứng vùng.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm bố trí 4 trà/vụ trong khung thời vụ gieo cấy hàng năm (bắt đầu từ tháng 12 và tháng 5) ở 2 vụ Đông xuân (ĐX) và Hè thu (HT), mỗi trà cách nhau 7 ngày. Vụ ĐX gieo 4 trà, bắt đầu từ ngày 6/12/2013. Vụ HT bố trí gieo 4 trà, bắt đầu từ 11/5/2014. Mỗi trà bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 10 m2. Theo dõi các chỉ tiêu: , Thời gian sinh trưởng, nhánh hữu hiệu, chiều cao cây và các yếu tố năng suất.

3.Kết quả và thảo luận

3.1. Ảnh hưởng của các trà gieo đến sinh trưởng của các giống

Thời gian sinh trưởng của mỗi giống (bảng 1) hầu như ít thay đổi giữa các trà gieo trong mỗi vụ và chỉ phụ thuộc vào đặc tính dài ngày hay ngắn ngày của mỗi giống. Tuy nhiên, giữa hai vụ ĐX và HT thời gian sinh trưởng khác nhau rất nhiều do nhiệt độ vụ ĐX thấp và kéo dài nên giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng các giống ở các trà gieo đều bị ảnh hưởng. Giống AN26-1 vụ ĐX thời gian sinh trưởng dài hơn vụ HT khoảng 10-11 ngày, các giống khác khoảng 6-7 ngày trong điều kiện thời tiết năm 2014. Như vậy, thời gian sinh trưởng ở các trà gieo không thay đổi nhiều nhưng giữa 2 vụ rất khác nhau và sự khác nhau này không giống nhau giữa các giống lúa.

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng ở các trà gieo của các giống tại An Nhơn, Bình Định

Tên giống

Thời gian sinh trưởng của các giống ở các trà gieo

Vụ ĐX

Vụ HT

Trà 1

(6/12)

Trà 2

(13/12)

Trà 3

(20/12)

Trà 4

(27/12)

Trà 1

(11/5)

Trà 2

(18/5)

Trà 3

(25/5)

Trà 4

(2/6)

AN 14-7

102

102

102

102

95

94

95

94

AN 26-1

105

105

105

103

94

94

93

94

ANS1

97

97

96

96

89

89

90

89

ANS2

95

96

95

95

86

86

86

86

ML 68 (đ/c1)

99

99

99

99

92

93

90

91

ML 202 (đ/c2)

100

101

100

100

93

93

93

93

Đánh giá về số nhánh hữu hiệu, bảng 2 cho thấy, các giống cho số lượng nhánh hữu hiệu không khác nhau nhiều, chỉ chênh nhau 1-2 nhánh. Nhưng vụ ĐX (trà 1- trà 4) có xu hướng giảm dần từ 10 - 11 nhánh còn 8 - 9 nhánh. Tương tự như vậy với các trà gieo đầu vụ HT số nhánh hữu hiệu cũng cao hơn. Điều đó chứng tỏ gieo các trà đầu vụ ĐX và đầu vụ HT cây lúa cho nhánh thành bông cao nhất.

Bảng 2.  Nhánh hữu hiệu của các giống ở các trà gieo khác nhau tại Bình Định

Tên giống

Số nhánh hữu hiệu của các giống ở các trà gieo

Vụ ĐX

Vụ HT

Trà 1

(6/12)

Trà 2

(13/12)

Trà 3

(20/12)

Trà 4

(27/12)

Trà 1

(11/5)

Trà 2

(18/5)

Trà 3

(25/5)

Trà 4

(2/6)

AN 14-7

11

10

10

9

10

11

9

9

AN 26-1

10

10

9

8

10

11

8

9

ANS1

11

10

9

8

10

11

8

8

ANS2

11

10

9

9

11

10

9

8

ML 68 (đ/c1)

10

10

9

8

9

10

8

8

ML 202 (đ/c2)

10

10

9

8

10

10

8

7

Với chiều cao cây, bảng 3 thấy rằng các giống có chiều cao thay đổi không khác nhau nhiều ở 2 vụ ĐX và HT cũng như ở mỗi trà gieo. Một số thay đổi về chiều cao ở các trà gieo không có qui luật và không nhiều. Giống thấp cây như ML68 luôn < 90 cm, các giống ANS1 và ANS2 cao trung bình cũng luôn <100 cm ở các trà gieo. Nhóm hơi cao hơn AN14-7 và AN26-1 cũng luôn trên dưới 100 cm. Như vậy, chiều cao cây ít phụ thuộc các trà gieo và thời vụ gieo.

Bảng 3   Chiều cao của các giống ở các trà gieo khác nhau tại Bình Định

Tên giống

Chiều cao cây của các giống ở các trà

Vụ ĐX

Vụ HT

Trà 1

(6/12)

Trà 2

(13/12)

Trà 3

(20/12)

Trà 4

(27/12)

Trà 1

(11/5)

Trà 2

(18/5)

Trà 3

(25/5)

Trà 4

(2/6)

AN 14-7

101

100

102

100

102

99

102

100

AN 26-1

101

102

101

101

104

104

102

103

ANS1

99

98

97

97

98

99

97

98

ANS2

94

95

97

97

95

94

98

97

ML 68 (đ/c1)

85

85

86

86

87

86

87

85

ML 202 (đ/c2)

105

106

104

103

107

106

105

104

Tóm lại, các trà gieo muộn trong mỗi vụ ảnh hưởng chủ yếu đến số nhánh thành bông nhưng không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và chiều cao cây. Thời gian sinh trưởng của mỗi giống chỉ ảnh hưởng bởi 2 vụ gieo cấy do điều kiện nhiệt độ thấp theo qui luật hàng năm.

3.2.Ảnh hưởng của các trà gieo đến thành phần năng suất của các giống

Nghiên cứu thành phần năng suất được chú ý 3 chỉ tiêu hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt và năng suất thực thu cuối cùng. Hạt chắc/bông (bảng 4) phụ thuộc vào từng giống và thời vụ, trong đó vụ HT số hạt chắc/bông ít hơn vụ ĐX đặc biệt giống đối chứng ML68 (vụ ĐX 113 hạt trà đầu nhưng vụ HT chỉ có 92 hạt trà đầu). Giống lúa có số hạt chắc/bông hầu như không thay đổi đáng kể là ANS2 (vụ ĐX trà đầu 196 hạt, vụ HT 194 hạt). Các trà gieo khác nhau cho số hạt chắc/bông của mỗi giống lại khác nhau rất rõ. Vụ ĐX số hạt chắc/bông giảm dần theo các trà gieo từ trà gieo 1 đến các trà gieo 4 và cũng như vậy với vụ HT. Sự giảm số hạt chắc/bông ở mỗi trà của mỗi giống không phụ thuộc thời gian sinh trưởng. Giống lúa AN14-7 và AN26-1 cùng nhóm sinh trưởng (105 ngày vụ ĐX, 95 ngày vụ HT) không khác nhiều với giống ngắn ngày hơn như ANS1, ML202 đặc biệt giống lúa cực ngắn ANS2 chỉ 90 ngày vụ ĐX và 85 ngày vụ HT. Như vậy, trong khung thời vụ của mỗi vụ, gieo trà đầu hạt ít bị lép hơn và hạt chắc giảm dần giữa các trà gieo.

Bảng 4.  Hạt chắc của các giống ở các trà gieo khác nhau

Tên giống

Hạt chắc/bông của các giống ở các trà

Vụ ĐX

Vụ HT

Trà 1

(6/12)

Trà 2

(13/12)

Trà 3

(20/12)

Trà 4

(27/12)

Trà 1

(11/5)

Trà 2

(18/5)

Trà 3

(25/5)

Trà 4

(2/6)

AN 14-7

183

172

154

129

128

115

106

101

AN 26-1

198

176

151

118

144

135

120

107

ANS1

199

173

156

124

134

128

113

104

ANS2

196

180

140

127

194

175

151

143

ML 68 (đ/c1)

113

102

103

81

92

83

73

70

ML 202 (đ/c2)

173

164

148

129

154

140

133

101

Cũng như số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt của các giống ít thay đổi giữa hai vụ ĐX và HT mà phụ thuộc đặc tình giống. Giống AN14-7 vụ ĐX hạt no hơn vụ HT, giống AN2-1   trà đầu vụ HT hạt nặng hơn vụ ĐX nhưng các trà gieo sau vụ ĐX và HT giảm như nhau và tương tự như vậy với 2 giống đối chứng ML68 và ML202 (bảng 5). Như vậy, ảnh hưởng của 2 vụ gieo khối lượng 1000 hạt của các giống ít thay đổi nhưng gieo muộn khối lượng 1000 hạt giảm hơn so với gieo trà đầu.

Bảng 5. Khối lượng 1000 hạt của các giống ở các trà gieo khác nhau

Tên giống

Khối lượng 1000 hạt của các giống ở các trà

Vụ ĐX

Vụ HT

Trà 1

(6/12)

Trà 2

(13/12)

Trà 3

(20/12)

Trà 4

(27/12)

Trà 1

(11/5)

Trà 2

(18/5)

Trà 3

(25/5)

Trà 4

(2/6)

AN 14-7

28

26

26

25

26

26

25

25

AN 26-1

27

28

26

24

30

28

26

24

ANS1

22

20

19

19

21

19

19

19

ANS2

21

20

19

19

20

18

19

19

ML 68 (đ/c1)

26

25

24

23

26

24

24

25

ML 202 (đ/c2)

28

27

25

24

28

27

26

26

Bảng 6 cho biết năng suất của các giống rất khác nhau ở hai vụ ĐX và HT cũng như các trà gieo của mỗi vụ. Năng suất cao nhất là giống ANS1, vụ ĐX trà đầu đạt 7,54 tấn/ha và vụ HT 6,68 tấn/ha, chênh nhâu 0,86 tấn. Giống AN26-1 thuộc nhóm năng suất cao, trà đầu vụ ĐX 6,79 tấn/ha vụ HT 6,23 tấn/ha chênh nhau 0,56 tấn/ha. Giống ANS2 trà đầu ĐX 6,59 tấn/ha vụ HT 6,38 tấn/ha chênh nhau hai vụ 0,21 tấn/ha. Nhìn chung 3 giống AN26-1, ANS1 và ANS2 năng suất khá cao ở hai vụ ĐX và HT và khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng ML68 nếu gieo hai trà đầu (trà 1, trà 2 vụ ĐX và trà 5, trà 6 vụ HT). Vấn đề đặc biệt ở đây, giống lúa các trà 1, trà 2 cho năng suất cao ở hai vụ như AN14-7, AN26,1 và ML202 nhưng gieo càng muộn (trà 3 và trà 4 năng suất càng giảm nhanh trong khi hai giống ngắn ngày nhất ANS2 (< 87 ngày) và ANS1 (<90 ngày) trong vụ HT năng suất ít giảm và duy trì sự khác biệt có ý nghĩa ở trà thứ 3. Chứng tỏ ưu thế trong vụ HT cho năng suất cao của hai giống ANS1 và ANS2 sau đó AN14-7 và AN26-1 so với hai giống đối chứng  ML 68  và ML202.

Bảng 6Năng suất của các giống ở các trà gieo khác nhau

Tên giống

Năng suất của các giống ở các trà gieo (tấn/ha)

Vụ ĐX

Vụ HT

Trà 1

(6/12)

Trà 2

(13/12)

Trà 3

(20/12)

Trà 4

(27/12)

Trà 1

(11/5)

Trà 2

(18/5)

Trà 3

(25/5)

Trà 4

(2/6)

AN 14-7

6,46

6,14

5,09

4,81

6,17

6,14

5,53

4,78

AN 26-1

6,79

6,72

4,80

4,64

6,23

6,25

5,22

5,45

ANS1

7,54

6,94

5,45

5,13

6,68

6,49

6,40

5,68

ANS2

6,59

6,01

5,25

4,65

6,38

6,21

6,18

5,51

ML 68 (đ/c1)

5,45

5,09

4,47

4,69

5,04

5,02

4,76

4,71

ML 202 (đ/c2)

6,49

5,76

4,78

4,81

6,26

6,11

4,97

4,25

CV (%)

9,2

11,3

13,5

8,5

10,0

10,7

12,3

11,5

LSD (5%)

0,7

0,34

0,41

0,33

0,77

0,55

0,20

0,32

4.Kết luận và đề nghị

4.1.Kết luận:

- Ảnh hưởng của các trà gieo đến sinh trưởng và phát triển các giống lúa nghiên cứu: Kết quả cho biết thời gian sinh trưởng của mỗi giống không khác nhau nhiều ở các trà gieo (1-4) ở trong từng vụ và hoàn toàn phụ thuộc đặc tính riêng của mỗi giống. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng ở hai vụ ĐX và vụ HT khác nhau rất nhiều do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp trong vụ ĐX. Các trà gieo ảnh hưởng rất rõ về số bông hữu hiệu. Số bông hữu hiệu giảm nhanh ở trà gieo thứ 3 và thứ 4 ở hai vụ ĐX và HT. Đối với chiều cao cây ít bị ảnh hưởng bởi các trà gieo.

-Ảnh hưởng của các trà gieo đến năng suất các giống lúa nghiên cứu rất rõ và không giống nhau ở mỗi giống lúa. Năng suất các giống vụ ĐX cao hơn vụ HT đặc biệt các trà 1 và 2. Năng suất cao chủ yếu nhờ tổng số hạt chắc/bông. Các giống cho năng suất cao ở 2 vụ AN14-7, AN26-1, ANS1, ANS2 ở trà 1 (6,46-7,54 tạ/ha vụ ĐX và 6,17-6,68 tạ/ha vụ HT) đặc biệt, giống ANS1 và ANS2 có ưu thế năng suất cao ở cả 2 vụ ĐX và HT và rất khác biệt có ý nghĩa với giống lúa đối chứng ML68 ở các trà.

4.2.Đề nghị:

- Trong khung thời vụ, các giống lúa AN14-7, AN26-1, ANS1, ANS2 nên được gieo sớm các trà đầu (trước 13/12 vụ ĐX và trước 18/5 vụ HT) gieo trễ hơn năng suất giảm.

- Nếu không có điều kiện gieo sớm, phải gieo muộn nên chọn các giống ANS1, ANS2 hoặc AN26-1 để duy trì năng suất.

Tài liệu tham khảo

1-Lưu Văn Quỳnh (2013) Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao thích hợp cho vùng sinh thái Nam Trung bộ” năm 2010-2012.

2-Nguyễn Văn Bộ (2012) Nghiên cứu lúa gạo trong bối cạnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.Định hướng nghiên cứu  lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Nxb Nông nghiệp. Tr. 11-23.

3. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh (2013, 2014, 2015) Lịch gieo cấy lúa hàng năm của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi

EFFECT OF SOWING STAGES TO YIELD OF EARLY

MATURE, NEW RICE VARIETIES IN NAM TRUNG BO REGION

Lưu Văn Quỳnh1, Nguyễn Thị Huyền, Trần Vũ Thị Bích Kiều, 

Tạ Thị Huy Phú, Phạm Văn Nhân và Trần Thị Mai.

SUMMARY

Six early mature rice varieties were sowed with 8 stages. The terms of sowing are 7 days from 6th12 to 27th12 and from 11th 5 to 2th 6 in 2 seasons of Dong xuan and He thu in Nam Trung bo region in 2014.  The results showed that, duration and plant height of rice varieties were not effected by sowing stages. But, the yield of rice varieties were effected by sowing stages due to reduce to panicles/hill, the rate of full grains/panicle and weight of 1000 grains. So that, the later sowing was, the lower rice varieties’yield was. Three day short rice varieties of AN26-1, ANS1 and ANS2 have high yield and higher than other varieties in the same sowing stages of  Dong xuan season 6,69-7,54 ton/ha and He thu season 6,23-6,68 ton/ha. Especially, ANS1 and ANS2 varieties have advantage over others at sowing stages in He thu season.

Word key: ANS1 rice variety, ANS2 rice variety, AN26-1 rice variety, season, sowing stage.

Tin cùng chuyên mục