NGHIÊN XÂY DỰNG QUI TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC
LÚA TIÊN TIẾN CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Lại Đình Hòe 1, Lê Văn Vĩnh2, Trần Quang Đạo, Nguyễn Tất Hóa
Trần Thị Thắm, Lê Văn Quốc, Hà Thị Tuyết
1Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
2Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đề xuất qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên cho vùng Bắc Trung bộ từ năm 2017-2018 cho thấy, gói kỹ thuật đề xuất so với đối chứng đạt năng suất cao hơn 719-794 kg/ha (11,7-12,14%), lợi nhuận tăng 8,20-8,63 triệu đồng/ha; giảm chi phí sản xuất 6,3%. Giảm lượng thuocs bảo vệ thực vật, giảm trên 30% số lần tưới nước. Gói kỹ thuật đề xuất giảm tổng lượng khí phát thải qui đổi từ 2.776- 3.883 kg/ha/vụ CO2e so với đối chứng. Mô hình áp dụng gói kỹ thuật đề xuất so với đối chứng giảm chi phí từ 4.6-6.7%; năng suất tăng từ 752-774 kg/ha (8,43-10,99%); lợi nhuận tăng từ 6,356-7,276 triệu đồng/ha (23,2-33,4%).
Từ Khóa: Kỹ thuật; canh tác lúa; tiên tiến, Bắc Trung bộ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất lúa ở nước ta nói chung, vùng Bắc Trung bộ nói riêng hiệu quả đem lại còn thấp, do chi phí sản xuất cao và giá cả đầu ra thiếu ổn định. Trong những năm tới khả năng tăng năng suất càng khó khăn hơn do sự tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và độ phì của đất đai xu hướng ngày càng suy giảm. Việc bón phân hữu cho lúa chưa được quan tâm đúng mức, việc lạm dụng phân vô cơ (nhất là phân đạm) và thuốc hóa học còn khá phổ biến, làm cho đất bị chai cứng, mất dần kết cấu, giảm khả năng giữ nước và hấp phụ dinh dưỡng, giảm sự đa dạng của vi sinh vật trong đất. Việc áp dụng qui trình kỹ thuật canh tác chưa hợp lý đã làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm không an toàn và làm tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như CH4; N2O; CO2... trong khi mục tiêu chúng ta đang phấn đấu là thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với BĐKH [1].
Thời gian qua, nhiều kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất lúa đã được khuyến cáo nhưng còn gặp nhiều yếu tố rào cản và áp dụng chưa đồng bộ nên hiệu quả đem lại chưa được như mong đợi. Để góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa, cần nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và có sự liên kết với các doanh nghiệp trong đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là một trong những mục tiêu cần đạt được của Dự án: Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu: Sử dụng các giống lúa chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa của doanh nghiệp; Sử dụng hạt giống câp nguyên chủng hoặc xác nhận; Sử dụng các dạng urea, lân, kali, NPK dạng thương mại đang phổ biến trên thị trường; riêng trong mô hình sử dụng dạng đạm hạt vàng.
Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm: Tại Nghệ An ĐX 2016-2017 giống Bắc Thơm 7; Hè thu 2017 giống Bắc Hương 9; ĐX 2017-2018 giống ADI 28. Giống sử dụng trong mô hình: ADI 28 và NA6.
Tại Thanh Hóa, Giống sử dụng trong thí nghiệm: Sử dụng giống Thiên ưu 8 trong cả 3 vụ. Mô hình vụ Đông xuân và hè thu 2018 sử dụng giống Thiên ưu 8; Đông xuân 2018-2019 sử dụng giống NA6.
- Phương pháp nghiên cứu
(i). Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến
Thí nghiệm gồm 3 công thức (ký hiệu CT1; CT2; CT3)
+ CT1: Qui trình canh tác lúa bà con đang áp dụng
(Từ kết quả điều tra thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn của tỉnh)
+ CT2: Qui trình kỹ thuật đang được tỉnh khuyến cáo
(Do Trung tâm Khuyến nông của tỉnh cung cấp).
+ CT3: Do Dự án đề xuất
Kỹ thuật canh tác áp dụng trong mỗi công thức được thể hiện ở bảng 1
Thời gian thực hiện: Năm 2017 và 2018, tại vùng trọng điểm lúa của tỉnh, diện tích mỗi công thức 0,2 ha, không lặp lại
Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT) và theo Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI (Standard Evalution System for Rice- SES, 2013).
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Statistic 8.2 và Excel.
Bảng 1. Kỹ thuật canh tác áp dụng cho các công thức thực nghiệm
(Tại Nghệ An và Thanh Hóa năm 2017-2018)
Công việc | CT1 (ĐC) | CT2 | CT3 |
Làm đất | Bằng máy | Bằng máy | Bằng máy |
Mật độ cấy (khóm/m2) | 44 (15 x 15cm) | 33 (20 x 15cm) | 36 (20 x 14cm) |
P. pháp cấy | Cấy bằng tay | Cấy bằng tay | Cấy bằng máy |
Lượng phân bón tại Nghệ An | 110N+ 54 P2O5 + 60K2O | 101 N + 72P2O5 + 60 K2O | 95-100 N + 65-70P2O5 + 75-80 K2O |
Lượng phân bón tại Thanh Hóa | 110N + 54P2O5 + 60K2O | 92N + 72P2O5 + 96K2O | 95-100 N + 65-70P2O5 + 75-80 K2O |
Số lần bón thúc/vụ | 2lần | 2 lần | 2 lần |
Chế độ tưới nước | Tưới nước theo lứa | Tưới nước theo lứa | Tưới nước tiết kiệm (Khô- ướt xen kẽ) |
Phòng trừ sâu, bệnh | Phun thuốc khi có sâu, bệnh xuất hiện | Phun thuốc khi có sâu, bệnh xuất hiện | Áp dụng IPM; chỉ phun thuốc khi đến ngưỡng, theo 4 đúng |
Thu hoạch | Thủ công | Máy gặt đập liên hợp | Máy gặt đập liên hợp |
Phơi khô và làm sạch hạt | Phơi nắng, làm sạch bằng thủ công | Phơi nắng, làm sạch bằng thủ công | Sấy khô, làm sạch hạt bằng máy |
Xử lý rơm, rạ sau thu hoach | Thu rơm làm thức ăn chăn nuôi | Thu rơm làm thức ăn chăn nuôi | Thu rơm làm thức ăn CN; xử lý rơm rạ còn lại bằng Trichoderma |
(ii). Đánh giá tác động của qui trình kỹ thuật canh tác lúa đề xuất đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (CH4; N2O)
- Địa điểm thu thập mẫu: Tại ruộng thí nghiệm áp dụng qui trình đề xuất (CT3) và ruộng đối chứng canh tác theo tập quán hiện nay tại địa phương (CT1).
- Thời điểm thu thập mẫu vào các giai đoạn: Giai đoạn lúa hồi xanh; đẻ nhánh; làm đòng; giai đoạn trỗ; giai đoạn lúa chín; Số lượng mẫu thu thập: 180 mẫu.
- Số lượng mẫu phân tích: 360 mẫu; Thời gian thực hiện: Năm 2017
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá về năng suất và hiệu quả kinh tế
3.1.1. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các công thức qua 3 vụ thí nghiệm
Bảng 2. Năng suất thực thu của các công thức tại các tỉnh
(Tại Diễn Liên-Nghệ An và tại Yên Định- Thanh Hóa; năm 2017và 2018)
Địa điểm | Công thức | Năng suất thực thu(kg/ha) | % tăng so ĐC |
ĐX 2017 | HT 2017 | ĐX 2018 | Trung bình | ĐX 2017 | HT 2017 | ĐX 2018 | Trung bình |
Diễn Châu- Nghệ An | CT1(đc) | 5537 | 5343 | 7483 | 6121 | - | - | - | - |
CT2 | 5634 | 5744 | 7965 | 6448 | 1.75 | 7.51 | 6.44 | 5.34 |
CT3 | 5845 | 5928 | 8748 | 6840 | 5.56 | 10.95 | 16.90 | 11.75 |
| | | | | | | | | |
Yên Định- Thanh Hóa | CT1(đc) | 6954 | 5940 | 6802 | 6565 | - | - | - | - |
CT2 | 7147 | 6273 | 7238 | 6886 | 2.78 | 5.61 | 6.41 | 4.88 |
CT3 | 7636 | 6610 | 7839 | 7362 | 7.03 | 11.28 | 15.25 | 12.13 |
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế trung bình của các công thức qua 3 vụ
(Tại Diễn Liên- Nghệ An và Yên Định-Thanh Hóa năm 2017-2018)
(ĐVT: Nghìn đồng)
Chỉ tiêu | Diễn Châu- Nghệ An | Yên Định- Thanh Hóa |
CT1(đc) | CT2 | CT3 | CT1(đc) | CT2 | CT3 |
Tổng chi phí | 31.612 | 31.839 | 29.012 | 30.500 | 27.585 | 28.668 |
Tổng doanh thu | 52.595 | 57.708 | 58.647 | 52.523 | 54.795 | 58.893 |
Năng suất | 6121 | 6448 | 6.840 | 6.565 | 6849 | 7362 |
Lợi nhuận | 20.982 | 25.869 | 29.635 | 22.023 | 27.210 | 30.225 |
So với CT1 (+; -) | - | 3.841 | 8.652 | 0 | 5.187 | 8.203 |
Tỷ suất lợi nhuận | 0,69 | 0,81 | 1,02 | 0,82 | 0,97 | 1,04 |
* Nhận xét :Tại Nghệ An, áp dụng gói kỹ thuật đề xuất (CT3) đạt năng suất từ 5845-8748 kg/ha, trung bình 3 vụ 6840 kg/ha, cao hơn so với đối chứng CT1 là 719 kg/ha (11,7%). Chi phí sản xuất giảm 2,0 triệu đồng/ha (6,3%); Lợi nhuận đạt 29,635 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 8,653 triệu đồng/ha (41,24%).
Tại Thanh Hóa, áp dụng gói kỹ thuật đề xuất (CT3) đạt năng suất từ 6610-7839 kg/ha, trung bình 3 vụ 7362 kg/ha, cao hơn đối chứng (CT1) 797 kg/ha (12,14%). Chi phí sản xuất giảm 1,83 triệu đồng/ha (6,0%) so đối chứng; Lợi nhuận đạt 30,225 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 8,2 triệu đồng/ha (37,23%).
Kết quả áp dụng qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến còn cho thấy giảm được lượng đạm bón 14N (12,7%) so với đối chứng; giảm lượng giống 5kg/ha (16,6%); tiết kiệm trên 30% số lần tưới nước/vụ; giảm chi phí về thuốc BVTV;
3.2. Đánh giá tác động của gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính .
3.2.1. Đánh giá lượng khí phát thải tại Nghệ An
Nhận xét:Số liệu ở bảng 4 cho thấy, tại Nghệ An, khi áp dụng gói kỹ thuật canh tác lúa đề xuất (CT3) lượng khí phát thải CH4 giảm so với đối chứng (CT1) qui đổi là 2.927 kgCO2e /ha/vụ; lượng khí N2O giảm qui đổi là 906,8 kgCO2e /ha/vụ so với đối chứng. Tổng lượng khí phát thải giảm là 3.833,8 kgCO2e /ha/vụ
Tại Thanh Hóa (bảng 5), khi áp dụng gói kỹ thuật canh tác lúa đề xuất (CT3), lượng khí phát thải CH4 giảm so với đối chứng (CT1) qui đổi là 2.455,5 kgCO2e /ha/vụ; lượng khí N2O giảm so với đối chứng qui đổi là 320,7 kgCO2e /ha/vụ. Tổng lượng khí phát thải giảm là 2.776,2 kgCO2e /ha/vụ
Bảng 4. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến lượng khí phát thải tại Nghệ An
(Diễn Liên- Diễn Châu- Nghệ An; Vụ hè thu 2017)
Loại khí phát thái | Công thức | Thời điểm đo khí phát thải | Tổng khí phát thải | Quy đổi theo CO2e |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
mg/m2 /giờ | kg/ha /vụ | kg/ha /vụ |
Khí CH4 | Qui trình đề xuất (CT3) | 18,44 | 22,45 | 30,17 | 21,53 | 1,50 | 402,01 | 10.050,3 |
Đối chứng (CT1) | 25,90 | 30,03 | 37,07 | 26,69 | 1,82 | 519,10 | 12.977,5 |
| | | | | | | | |
Khí N2O | Qui trình đề xuất (CT3) | 0,23 | 0,24 | 0,09 | 0,09 | 0,07 | 3,09 | 919,5 |
Đối chứng (CT1) | 0,36 | 0,56 | 0,28 | 0,13 | 0,11 | 6,13 | 1.826,3 |
Ghi chú* Thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, tương ứng với 8, 25, 44, 63, 91 ngày sau khi cấy (đối với công thức đối chứng và mô hình. Thời gian thu hoạch: ngày 91
3.2.2. Đánh giá lượng khí phát thải tại Thanh Hóa
Bảng 5. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến khí phát thải tại Thanh Hóa
(Định Tường- Yên Định- Thanh Hóa; Vụ hè thu 2017)
Loại khí phát thái | Công thức | Thời điểm đo khí phát thải | Tổng khí phát thải | Quy đổi theo CO2e |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
mg/m2 /giờ | kg/ha/vụ | kg/ha/vụ |
Khí CH4 | Qui trình đề xuất (CT3) | 5,67 | 15,14 | 7,84 | 8,21 | 2,13 | 153,46 | 3.836,6 |
Đối chứng (CT1) | 8,42 | 25,52 | 13,39 | 13,45 | 3,17 | 251,68 | 6.292,1 |
| | | | | | | | |
Khí N2O | Qui trình đề xuất (CT3) | 0,09 | 0,07 | 0,11 | 0,09 | 0,07 | 1,69 | 503,4 |
Đối chứng (CT1) | 0,11 | 0,09 | 0,13 | 0,12 | 0,10 | 2,77 | 824,1 |
Ghi chú* Thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, tương ứng với 8, 25, 44, 63, 91 ngày sau khi sạ (đối với công thức đối chứng và mô hình. Thời gian thu hoạch: ngày 91
3.3. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn tại các địa phương
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của mô hình tại các địa phương
(Tại Nghệ An và Thanh Hóa năm 2017-2018)
(ĐVT: Nghìn đồng)
Địa điểm | Chỉ tiêu | ĐX 2018 | HT 2018 | ĐX 2019 | Trung bình | |
|
| | Tại Nghệ An | |
Đối chứng | Tổng chi phí | 26.360 | 24.845 | 31.070 | 27.425 | |
Năng suất (kg/ha) | 7542 | 6537 | 7041 | 7040 | |
Tổng doanh thu | 49.023 | 42.491 | 53.511 | 48.342 | |
Lợi nhuận | 22.663 | 17.646 | 22.441 | 20.917 | |
| | | | | | |
Mô hình | Tổng chi phí | 23.969 | 24.394 | 30.080 | 26.148 | |
Năng suất (kg/ha) | 8417 | 7119 | 7907 | 7814 | |
Tổng doanh thu | 54.711 | 46.274 | 59.302 | 53.429 | |
Lợi nhuận | 30.742 | 21.880 | 29.222 | 27.281 | |
So đối chứng (+; -) | 8.079 | 4.234 | 6.781 | 6.365 | |
Lợi nhuận tăng so đối chứng (%) | 35,64 | 23,99 | 30,22 | 30,43 | |
| | Tại Thanh Hóa | |
Đối chứng | Tổng chi phí | 26.360 | 24.845 | 31.350 | 27.518 | |
Năng suất (kg/ha) | 6636 | 6283 | 7434 | 6784 | |
Tổng doanh thu | 43.134 | 40.840 | 63.932 | 49.302 | |
Lợi nhuận | 16.774 | 15.995 | 32.582 | 21.784 | |
| | | | | | |
Mô hình | Tổng chi phí | 23.969 | 24.394 | 28.610 | 25.658 | |
Năng suất (kg/ha) | 7467 | 6950 | 8191 | 7536 | |
Tổng doanh thu | 48.536 | 45.175 | 70.442 | 54.718 | |
Lợi nhuận | 24.567 | 20.781 | 41.832 | 29.060 | |
So đối chứng (+; -) | 7.793 | 4.786 | 9.250 | 7.276 | |
% tăng so đối chứng | 46,45 | 29,92 | 28,39 | 33,40 | |
Nhận xét: Số liệu ở bảng 6 cho thấy, tại Nghệ An mô hình áp dụng gói kỹ thuật đề xuất so với đối chứng chi phí giảm 1,277 triệu đồng/ha (4,6%), năng suất tăng 774 kg/ha (10,99%), lợi nhuận tăng 6,365 triệu đồng/ha (30,43%). Tại Thanh Hóa, mô hình áp dụng gói kỹ thuật đề xuất so với đối chứng năng suất tăng 752 kg/ha ( 8,43% ), giảm chi phí trung bình 1,86 triệu đồng/ha (6,75%); lợi nhuận tăng 7,276 triệu đồng/ha (33,40%).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Tại Diễn Châu- Nghệ An, áp dụng gói kỹ thuật đề xuất (CT3) năng suất đạt 6840 kg/ha cao hơn đối chứng (CT1) 719 kg/ha (11,7%). Lợi nhuận đạt 29,635 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 8,635 triệu đồng/ha (41,24%). Giảm chi phí 2,0 triệu đồng/ha (6,3%), lượng đạm giảm 14N/ha (12,72%); giảm sử dụng thuốc BVTV, tiết kiệm trên 30% số lần tưới nước, giảm 16,6% lượng giống
+ Tại Yên Định- Thanh Hóa, áp dụng gói kỹ thuật đề xuất (CT3), năng suất đạt 7362 kg/ha, cao hơn đối chứng (CT1) 797 kg/ha (12,14%). Lợi nhuận đạt 30,225 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 8,2 triệu đồng/ha (37,23%); giảm lượng giống 5 kg/ha (50%); giảm lượng đạm 14N/ha (12,7%); giảm sử dụng thuốc BVTV, tiết kiệm trên 30% số lần tưới nước; giảm 16,6% lượng giống
2. Tại Nghệ An, áp dụng gói kỹ thuật đề xuất (CT3) đã giảm tổng lượng khí phát thải qui đổi là 3.833,8 kgCO2e /ha/vụ so với đối chứng. Tại Thanh Hóa, tổng lượng khí phát thải giảm được qui đổi là 2.776,2 kgCO2e /ha/vụ so với đối chứng.
3. Mô hình tại Nghệ An, áp dụng gói kỹ thuật đề xuất so với đối chứng năng suất tăng 774 kg/ha (10,99%); giảm chi phí 4,6%; lợi nhuận tăng 6,365 triệu đồng/ha (23,2%). Tại Thanh Hóa, mô hình so với đối chứng năng suất tăng 752 kg/ha (8,43%); lợi nhuận tăng 7,276 triệu đồng/ha (33,4%); giảm chi phí trung bình 6,75%.
4.2. Đề nghị:Ứng dụng gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trên diện rộng, nhất là các cánh đồng lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng có điều kiện thâm canh nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm, giảm khí phát thải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Quyết định phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
2. Nguyễn Văn Bộ (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả phân bón ở Việt Nam. Hội thảo Quốc gia về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón tại Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 2014
3. Nguyễn Thơ (2018), Canh tác và quản lý dịch hại theo hướng hữu cơ sinh học, thay đổi tập quán lạm dụng hóa học trong nông nghiệp, Tạp chí Nông nghiệp& PTNT, số 1/2018, trang 3-8
Research and develop a technical process for advanced rice cultivation for the North Central region
Lai Dinh Hoe 1, Le Văn Vinh, Tran Quang Dao, Nguen Tat Hoa
Tran Thi Tham, Le Van Quoc, Ha Thi Tuyet
1Agricultural Science Institute for Southern Coastal Central Vietnam
2Agricultural Science Institute for North Central Vietnam
Abstract
Study on to develop the technicial set for enhanced cultivation of rice production in the Southern Coastal Central Vietnam has carried out from 2017 to 2018 showing that, comparing to the Control, the proposed technicial set increases yield from 479 to 546 kg/ha (6,9- 8,0%); profit from 6,482- 6,495 millions dong /ha while reduces production cost from 2,85 to 3,38 495 millions dong/ha (10,1-12,0%); amount of nitrogen from 28-37N (22,58-27,8%); amount of pesticides; and above 30% number irrigation. The proposed technicial set reduces the total amount of emission gases converting to CO2e from 814,3 to 936,8 kg/ha/season as compared to the control. The demonstration of applying the proposed technicial set reduces production cost from 4.6-6.7%, while increases yield from 486 to 581kg/ha (6,8-7,4%); and profit from 9,576 to 11,305 millions dong/ha (46,26-49,20 %) as compared to the control.
Key words: Technology, rice cultivation; advanced; North Central
Địa chỉ liên lạc:Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (VAAS)
ĐC: Đường Tây Sơn- KV8, P. Nhơn Phú- TP. Quy Nhơn- Bình Định
ĐT: 0913 429 535; Email. hoevaas@yahoo.com