Kết quả mô hình thâm canh sắn theo hướng hữu cơ trên vùng đất có nguy cơ thoái hóa, bạc màu do điều kiện canh tác và tác động của biến đổi khí hậu (hạn hán, thoái hóa đất) tại Bình Định TÓM TẮT Từ dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) tài trợ từ tháng 01/2015 – 6/2017 (Hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển cây sắn bền vững thông qua các mô hình thâm canh sắn dựa vào cộng đồng, trên diện tích đất có nguy cơ thoái hóa, bạc màu do điều kiện canh tác và các tác động biến đổi khí hậu (hạn hán, thoái hóa đất) tại tỉnh Bình Định), đã có kết quả là: (1) Mô hình lạc xen sắn với năng suất sắn 27,14 tấn/ha vượt hơn đối chứng 10,4%, vượt hơn kế hoạch 8,6%; năng suất lạc: 37,68 tạ/ha, vượt hơn Đ/c 10,5%, vượt hơn kế hoạch 37,0%. Lãi ròng của mô hình lạc xen sắn là 71,212 tr.đ/ha, vượt Đ/c 20,9%, vượt kế hoạch 3,17 lần; mô hình đậu đen xen sắn lãi ròng 18,480 tr.đ/ha, vượt Đ/c (sắn trồng thuần) là 75,2%, vượt so kế hoạch 23,2%; (2) Diện tích xây dựng mô hình trong 2 năm là 35,5 ha với 59 hộ (85 lượt hộ) vượt so thiết kế dự án là 10 ha (vượt 39,2%), tổng 3 năm nông dân tự nhân rộng là 1.360 ha với 2.720 lượt hộ tham gia, gấp 38,3 lần về diện tích và 32 lần về lượt hộ tham gia. Đến năm 2017, diện tích nhân rộng mô hình lạc xen sắn của huyện Phù Cát là 2.200 ha; (3) Sau 2 năm xây dựng mô hình lạc xen sắn trên vùng đất cát và vùng đất đồi, một số chỉ tiêu về hóa tính đất có được cải thiện ở mức độ khác nhau. Chỉ tiêu pHKCl được phân cấp tăng một mức (vùng đất đồi từ chua sang ít chua, vùng đất cát từ ít chua sang trung tính), đặc biệt chi tiêu chỉ tiêu lân dễ tiêu (P2O5dt) tăng đáng kể. Hầu hết các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất được tăng lên, MH lạc xen sắn sau trồng 2 năm không những bị thoái hóa đất mà đất ngày được cải thiện và vùng đất đồi được cải thiện nhiều hơn vùng đất cát; (4) Đã áp dụng 04 TBKT trong canh tác được cộng đồng áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường như: (i) Trồng lạc xen sắn trên vùng đất xám bạc màu (đất cát và đất đồi) và áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm bằng béc phun mưa và ống thủng; (ii) Bón lót phân hữu cơ VS mụn dừa khi trồng lạc và sắn; (iii) Bón thúc phân hữu cơ VS mụn dừa với liều lượng 500 kg/ha vào giai đoạn chăm sóc sắn lần 3 (sau thu hoạch lạc hoặc khoảng 95-100 ngày sau trồng sắn) làm tăng năng suất cao và hàm lượng tinh bột; (iv) Trồng sắn hom đôi trong mô hình lạc xen sắn trên vùng đất cát và đất đồi; (5) Có thể áp dụng và nhân rộng mô hình thâm canh sắn trên đất xám bạc màu cho những vùng có điều kiện tương tự. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Mô hình Lạc xen sắn, đất xám bạc màu, Bình Định. Results of intensive cassava models in the organic direction on soilwith the risk of degrading and being infertile due to cultivation conditions and the impact of climate change (drought, soil degradation) in BinhDinh. ABSTRACT From the Global Environment Facility (GEF SGP) project funded from 01/2015 – 6/2017 (Support forpolicy implementation of sustainable cassava development through cassava models - based oncommunity on the area of soilwhich there is a risk of degrading and being infertile due to cultivation conditions and climate change impacts (drought, soil degradation) in BinhDinh province, results are as follows: (1) The model of peanut intercropped with cassava obtained the cassavayield of 27.14 tons/ha, 10.4% higher than the control. This exceeds the target by 8.6%; Peanut yield: 37.68 quintal/ha, 10.5% higher than the control, exceeding the plan by 37.0%. The net profit of the peanut model was VND 71.212 million/ha, 20,9%higher than the control, exceeding the plan by 3.17 times; the model of black bean with intercropped cassava had a net profit of VND 18,480 million/ha, 75% higher than the control (cassava monoculture), exceeding the plan by 23.2%;(2) The area of implementing the model in two years was 35.5 ha with 59 households (85 household turns), exceeding the project design(10 ha) (exceeding 39.2%), Total area of the model in 3 years whichwas self-scaled out was1,360 ha with 2,720 household turns participating, 38.3 times as the area and 32 times as household turns. By 2017, the area of implementing the peanut model inPhu Cat district is 2,200 ha; (3) After two years of implementing the peanut model intercropped withcassava on the sandy soil and hilly soil, some indicators of soil chemistry have been improved in varying degrees. The pHKCl indicator increased one level (hilly soil fromacidity to low acidity, sandy soil from less acidity to neutral), especially the indicator of available phosphate (P2O5dt) increased significantly. Most nutrient indicators in the soil have been increased. After two years, the peanut model intercropped with cassava not only did not make soils degraded but also improved soil, and hilly soils are improved more compared to sandy soils.(4) Applying 04 advanced techniques in cultivation, which have been applied by the community and bring economic and environmental efficiency such as: (i) Planting peanut intercropped with cassava ininfertile soil (sandy soil and hilly soil) and applying water-saving irrigation technique using sprinklers and punctured hoses; (ii) Applying microbial organic fertilizer with coconut humus in the basal application when planting peanut and cassava; (iii) Applying microbial organic fertilizer with coconut humus in the side application with the amount of 500 kg/ha at the third stage of cassava care (after harvesting peanut or about 95-100 days after growing cassava), this would increasethe yield and starch content; (iv) Cultivating cassava with two cassava cuttings in the model of peanut intercropped with cassava on sandy soil and hilly soil; (5) It is possible to apply and replicate the intensive cassava cultivation model on infertilesoil for areas with similarly favorable conditions. Key words: Climate change, the model of peanut intercropped with cassava, infertile soil, BinhDinh. |