ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TƯỚI VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NS VÀ HS SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI CỦA CÂY LẠC

admin10/03/2020 10:15 AM

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TƯỚI VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI CỦA CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Đỗ Thành Nhân1, Hồ Huy Cường1, Hoàng Minh Tâm1, Phạm Vũ Bảo1, Nguyễn Thị Thương1, Lê Hồng Ân1, Richard Bell2, Surender Mann2

1 Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

2 Trường đại học Murdoch - Úc

Email: donhan.vntb@gmail.com - 086 7775444

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới và phân bón đến năng suất và hiệu suất sử dụng nước tưới của cây lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ được triển khai tại 4 địa điểm, thí nghiệm gồm 8 công thức {2 phương thức tưới nước (tưới nước theo béc phun mưa kết hợp với minipan và phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng) kết hợp với 4 mức phân bón (2 liều lượng phân kali kết hợp với 2 liều lượng phân lưu huỳnh)} được bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ (phương thức tưới nước bố trí trong ô lớn, các mức phân bón bố trí trong ô nhỏ) với 4 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trên nền phân bón (8 tấn phân chuồng + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 9,38 kg CuSO4.5H2O + 1,0 kg (NH4)6Mo7O24.4H2O + 17,81 kg ZnSO4.5H2O + 1,43 kg H3BO3 + 500,0 kg vôi bột)/ha khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa + minipan kết hợp với liều lượng phân kali là 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh là 30 kg S/ha thì năng suất lạc tăng từ 15,80 - 33,68%, số lần tưới nước/vụ giảm từ 27,5 lần xuống còn 22,8 lần, lượng nước tưới giảm 26,79%, hiệu suất sử dụng nước tăng từ 1,19 lên 1,67 kg lạc quả/m3.

Từ khóa: Cây lạc, đất cát, nước tưới, phân bón kali và lưu huỳnh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, ngoài khả năng cải tạo đất lạc còn là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng ngắn ngày khác tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Trong những năm qua,diện tích trồng lạc tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ liên tục được tăng lên, từ 26,1 nghìn ha năm 2001 lên 31,9 nghìn ha năm 2006 vàđến năm 2016là 33,03 nghìn ha [8]. Tuy nhiên, năng suất lạc trung bình tại vùng Duyên hải Nam Trung bộmới chỉ đạt 19,0 tạ/ha, thấp hơn khu vực Bắc Trung bộ (21,6 tạ/ha) và thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất cây lạc có thể đạt được trong điều kiệncanh tác lạc tại Việt Nam (Trà Vinh - 51,3 tạ/ha) [8]. Trong đó, nước tưới và dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất đối với sản xuất lạc tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ hiện nay và đặc biệt là việc canh tác lạc trên đất cát.

Trước thực trạng trên, từ năm 2009 đến 2016 trong khuôn khổ các Dự án hợp tác quốc tế do ACIAR tài trợ; Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Trường Đại học Nông Lâm Huế đã thực hiện các nghiên cứu về dinh dưỡng và nước tưới cho cây lạc trên đất cát. Kết quả các nghiên cứu đã xác định được, áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan năng suất lạc tăng 22,22%,không bón phân kali năng suất lạc giảm từ 14,93 - 35,24% [3], không bón lưu huỳnh năng suất lạc giảm từ 12,71 - 23,35% [3], liều lượng kali hợp lý cho cây lạc là 90 kg K2O/ha [2], liều lượng lưu huỳnh hợp lý cho cây lạc là 30 kg S/ha[4].

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó về nước tưới và dinh dưỡng cho cây lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ chỉ mang tính chất riêng lẻ, do đó để ứng dụng các kết quả nghiên cứu về nước tưới và phân bón vào thực tế sản xuất lạc trên đất cát có hiệu quả việc thực hiệnnghiên cứu ảnh hưởng nước tưới và phân bón đến năng suất và hiệu suất sử dụng nước tưới cho cây lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ” là cần thiết.

Mục tiêu: Xác định được phương thức tưới nước kết hợp với liều lượng phân bón hợp lý cho cây lạc trên đất vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống lạc: Giống LDH.01.

Các loại phân bón: Phân chuồng, urê; phân lân nung chảy, kali clorua, kali sunphat, CuSO4.5H2O, (NH4)6Mo7O24.4H2O, ZnSO4.5H2O, H3BO3, vôi bột.

Các phương pháp tưới nước: Phương thức tưới của nông dân đang áp dụng và phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan;

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm 1: xã Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định (vĩ độ 14003’11” -kinh độ 109000’21’’);

Địa điểm 2: xã Cát Hiệp- Phù Cát - Bình Định (vĩ độ 14001’22” - kinh độ 108059’00’’);

Địa điểm 3: xã Cát Lâm - Phù Cát - Bình Định (vĩ độ 14003’43”  - kinh độ 108057’48’’);

Địa điểm 4:  xã An Hải - Ninh Phước - Ninh Thuận (vĩ độ 11028’0,7’’- kinh độ 109000’30,2’’.

2.2.2. Tính chất đất tại các điểm triển khai thí nghiệm

Bảng 1. Tính chất đất tại các điểm triển khai thí nghiệm

Địa điểm

pHKCl

OM (%)

N(%)

P2O5 (%)

K2O(%)

S (g/kg)

Tỷ lệ cát (%)

Cát Hanh

4,35

1,05

0,07

0,07

0,28

0,63

92,15

Cát Hiệp

5,02

0,89

0,05

0,06

0,21

0,53

95,54

Cát Lâm

4,85

0,93

0,06

0,06

0,24

0,27

93,98

An Hải

5,46

0,75

0,03

0,05

0,18

0,18

97,56

Kết quả phân tích đất tại các điểm triển khai thí nghiệm cho thấy: độ chua của đất biến động từ mức chua đến ít chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số cơ bản ở mức nghèo, hàm lượng lân tổng biến động từ nghèo đến trung bình, hàm lượng kali tổng số ở mức nghèo, hàm lượng lưu huỳnh tổng số biến động lớn và tỷ lệ cát cao.

2.2.3. Thời gian thực hiện: Vụ đông xuân 2016 - 2017

2.2.4. Công thức thí nghiệm

Công thức

Lượng phân bón

Phương thức tưới nước

CT1

Nền + 60 kg K2O + 20 kg S

Phương thức tưới nước bằng béc phun mưakết hợp với minipan

CT2

Nền + 60 kg K2O + 30 kg S

CT3

Nền + 90 kg K2O + 20 kg S

CT4

Nền + 90 kg K2O + 30 kg S

CT5

Nền + 60 kg K2O + 20 kg S

Phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng

CT6

Nền + 60 kg K2O + 30 kg S

CT7

Nền + 90 kg K2O + 20 kg S

CT8

Nền + 90 kg K2O + 30 kg S

Nền phân bón cho 1,0 ha: 8 tấn phân chuồng + 45,0 kg N + 90,0 kg P2O5 + 9,38 kg CuSO4.5H2O + 1,0 kg (NH4)6Mo7O24.4H2O + 17,81 kg ZnSO4.5H2O + 1,43 kg H3BO3 + 500,0kg vôi bột.

2.2.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ (plit - plot), phương thức tưới nước được bố trí trong ô lớn, liều lượng phân bón được bố trí trong ô nhỏ với 4 lần nhắc lại và diện tích mỗi ô thí nghiệm là 16 m2.

2.2.6. Phương pháp tưới nước

- Phương pháp tưới nước bằng béc phun mưa cố định:

- Sơ đồ bố trí các béc phun được thiết kế theo hình vuông;

- Khoảng cách giữa các béc phun là 4m (a=b=4m);

- Số lượng béc phun được thiết kế cho 1 ô thí nghiệm 16 m2 (4 x 4m ) là 4 vòi;

- Lượng nước 1 lần tưới cho 1 ô thí nghiệm sẽ được tính = Tổng lượng nước của 4 béc/4.

- Phương pháp tưới nước theo minipan: Trước khi gieo trồng tiến hành đặt một chảo để đo lượng nước bốc hơi tự nhiên, dựa vào lượng nước bốc hơi tự nhiên kết hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lạc xác định thời điểm và lượng nước tưới.

Lượng nước tưới

(Lít/m2)

Mực nước tụt trên thước đo (mm)

Mọc - phân cành

(20 ngày)

Phân cành -

Ra hoa

(25 ngày)

Ra hoa - hình thành quả

(45 ngày)

Giai đoạn chín

(25 ngày)

10

32

24

14

24

- Phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng: sử dụng ống nhựa mềm có đục lỗ (ống lủng). Xác định lượng nước tưới bằng cách dùng mũi chân ủi vào đất và thấy lượng nước đã thấm đều đến tầng đất 5,0 cm thì dừng tưới. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng khi thấy lớp đất trên mặt đã khô (lấy một nắm đất lên tay và nắm chặt lại, thấy các hạt đất rời rạc là đất đã khô) thì tiến hành tưới;

2.2.7. Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được thực hiện theo Quy chuẩnQCVN 01-57:2011/BNNPTNTvề khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc [8].

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hưởng phương thức tưới nước và liều lượng kali và lưu huỳnh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Số quả chắc là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất lạc, trong cùng một giống và cùng điều kiện sinh thái, số quả chắc của cây lạc chịu sự ảnh hưởng của biện pháp canh tác khác nhau. Kết quả theo dõi sự ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liều lượng kali và lưu huỳnh đến số quả chắc/cây của cây lạc trên đất cát được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liều lượng K và S đến số quả chắc/cây

Đơn vị tính: quả/cây

Nước tưới

Phân bón

Tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan

Tưới nước của người dân đang áp dụng

Trung bình

Xã Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

8,18ab

8,08b

8,13z

60 kg K2O + 30 kg S

8,25ab

8,23ab

8,24yz

90 kg K2O + 20 kg S

9,05ab

8,83ab

8,94xy

90 kg K2O + 30 kg S

9,23a

9,03ab

9,13x

Trung bình

8,68m

8,54m

CV (%) =8,21

Xã Cát Hiệp - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

8,88bc

8,55c

8,72y

60 kg K2O + 30 kg S

9,61abc

9,23abc

9,42xy

90 kg K2O + 20 kg S

10,03ab

9,55abc

9,79x

90 kg K2O + 30 kg S

10,08a

9,78ab

9,93x

Trung bình

9,65m

9,28m

CV (%) = 8,31

Xã Cát Lâm - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

8,63ab

8,03b

8,33y

60 kg K2O + 30 kg S

8,90ab

8,35ab

8,63xy

90 kg K2O + 20 kg S

9,40a

8,45ab

8,93xy

90 kg K2O + 30 kg S

9,63a

9,25a

9,44x

Trung bình

9,14m

8,52m

CV (%) = 8,66

Xã An Hải - Ninh Phước - Ninh Thuận

60 kg K2O + 20 kg S

8,20b

7,28c

7,74y

60 kg K2O + 30 kg S

8,40b

7,20c

7,80xy

90 kg K2O + 20 kg S

8,78ab

7,33c

8,06xy

90 kg K2O + 30 kg S

9,30a

7,38c

8,34x

Trung bình

8,67m

7,30n

CV (%) = 5,44

Ghi chú:Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%. Các chữ cái a, b và c biểu thị sự sai khác chung toàn thì nghiệm; các chữ cái x, y và z biểu thị cho sự sai khác giữa các liều lượng phân bón; các chữ m và n biểu thị cho sự sai khác giữa các phương thức tưới nước.

Số liệu trong bảng 2đã chỉ ra:trong điều kiện khí hậu tại Bình Định, việc áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan chỉ cho số quả chắc của cây lạc trên đất cát tăng từ 1,64 - 7,53% so với phương thức tưới của người dân đang áp dụng và sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngược lại, trong điều kiện khí hậu tại Ninh Thuận, việc áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp minipan đã cho số quả chắc/cây của cây lạc tăng 18,77% so với phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng ở mức độ tin cậy là 95%.

Trên cùng liều lượng phân bón cho 1,0 halà Nền + 60 kg K2O + 20 kg S, khi tăng liều lượng kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha đã cho số quả chắc của cây lạc trên đất cát tăng từ 4,13 - 12,53% và tăng đồng thời kali lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh lên 30 kg S/ha thì số quả chắc của cây lạc đã tăng từ 7,75 - 14,14% ở mức độ tin cậy là 95%.

Tương tự, ở mức độ tin cậy là 95% ta có kết luận, khi tăng liều lượng kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg/ha kết hợp với việc áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan thì số quả chắc của cây lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ đã tăng từ 14,23 - 27,75%.

Bên cạnh chỉ tiêu số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả của cây lạc cũng là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất lạc và cơ bản chịu ảnh hưởng của giống. Kết quả theo dõi sự ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liệu lượng kali và lưu huỳnh đến khối lượng 100 quả của cây lạc trên đất cát được thể hiện trong bảng 3.

Bảng 3. Ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liều lượng K và S đến khối lượng 100 quả

Đơn vị tính: gam

Nước tưới

Phân bón

Tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan

Tưới nước của người dân đang áp dụng

Trung bình

Xã Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

159,45a

159,58a

159,51x

60 kg K2O + 30 kg S

160,20a

159,62a

159,91x

90 kg K2O + 20 kg S

161,03a

160,25a

160,64x

90 kg K2O + 30 kg S

161,45a

161,05a

161,25x

Trung bình

160,53m

160,12m

CV (%) = 1,45

Xã Cát Hiệp - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

154,73a

154,41a

154,57x

60 kg K2O + 30 kg S

156,70a

155,52a

156,11x

90 kg K2O + 20 kg S

155,75a

156,12a

155,94x

90 kg K2O + 30 kg S

157,30a

156,08a

156,69x

Trung bình

156,12m

155,53m

CV (%) = 1,91

Xã Cát Lâm - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

155,21a

154,43a

154,82x

60 kg K2O + 30 kg S

156,37a

154,84a

155,61x

90 kg K2O + 20 kg S

156,78a

156,06a

156,42x

90 kg K2O + 30 kg S

157,82a

157,70a

157,76x

Trung bình

156,54m

155,76m

CV (%) = 2,05

Xã An Hải - Ninh Phước - Ninh Thuận

60 kg K2O + 20 kg S

150,87a

149,84a

150,36x

60 kg K2O + 30 kg S

151,36a

150,27a

150,82x

90 kg K2O + 20 kg S

152,50a

150,42a

151,46x

90 kg K2O + 30 kg S

152,69a

152,75a

152,22x

Trung bình

151,85m

150,80m

CV (%) = 1,32

Ghi chú:Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%. Các chữ cái a, b và c biểu thị sự sai khác chung toàn thì nghiệm; các chữ cái x, y và z biểu thị cho sự sai khác giữa các liều lượng phân bón; các chữ m và n biểu thị cho sự sai khác giữa các phương thức tưới nước.

Kết quả trong bảng 3 cho thấy, ở sự sai khác ở mức ý nghĩa 95% sự thay đổi phương thức tưới nước cho cây lạc của người dân tại Bình Định và Ninh Thuận bằng béc phun mưa kết hợp với minipan, tăng liều lượng lượng phân bón từ 60,0 lên 90 kg K2O/ha hoặc từ 20 lên 30 kg S/ha , đồng thời thay đổi kết hợp cả phương thức tưới nước và liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh không làm thay đổi khối lượng 100 quả của cây lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

Năng suất là kết quả tổng hợp củaquá trình sinh trưởng và phát triển, năng suất quả chịu ảnh hưởng của số quả chắc và khối lượng quả. Kết quả thu thập năng suất của cây lạc trên đất cát dưới sự ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liệu lượng kali và lưu huỳnh được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liều lượng K và S đến năng suất lạc

Đơn vị tính: tạ/ha

Nước tưới

Phân bón

Tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan

Tưới nước của người dân đang áp dụng

Trung bình

Xã Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

36,99bc

36,03c

36,51y

60 kg K2O + 30 kg S

38,93abc

37,35bc

38,14xy

90 kg K2O + 20 kg S

40,29abc

39,53abc

39,91x

90 kg K2O + 30 kg S

41,86a

40,81ab

41,32x

Trung bình

3,95m

3,84m

CV (%) = 8,25

Xã Cát Hiệp - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

40,11b

39,69b

39,90y

60 kg K2O + 30 kg S

43,69ab

42,08ab

42,89xy

90 kg K2O + 20 kg S

44,37ab

43,24ab

43,81x

90 kg K2O + 30 kg S

45,96a

44,20ab

45,08x

Trung bình

43,53m

43,30m

CV (%) = 8,65

Xã Cát Lâm - Phù Cát - Bình Định

60 kg K2O + 20 kg S

32,43ab

30,76b

31,60y

60 kg K2O + 30 kg S

33,79ab

32,15ab

32,97xy

90 kg K2O + 20 kg S

34,57ab

33,35ab

33,96x

90 kg K2O + 30 kg S

35,62a

34,80a

35,21x

Trung bình

34,10m

32,76m

CV (%) = 6,73

Xã An Hải - Ninh Phước - Ninh Thuận

60 kg K2O + 20 kg S

29,50b

24,20d

26,85y

60 kg K2O + 30 kg S

29,78b

24,95cd

27,37y

90 kg K2O + 20 kg S

30,00b

25,70cd

27,85y

90 kg K2O + 30 kg S

32,35a

26,90c

29,63x

Trung bình

30,41m

25,44n

CV (%) =4,91

Ghi chú:Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%. Các chữ cái a, b và c biểu thị sự sai khác chung toàn thì nghiệm; các chữ cái x, y và z biểu thị cho sự sai khác giữa các liều lượng phân bón; các chữ mn biểu thị cho sự sai khác giữa các phương thức tưới nước.

Kết quả trong bảng 4cho thấy: tương tự như số quả chắc/cây; năng suất cây lạc trên đất cát tỉnh Bình Định không có sự sai khác thống kê khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan; tại tỉnh Ninh Thuận, khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipen đã cho năng suất cây lạc trên đất cát tăng 19,54% ở mức độ tin cậy 95%.

Trên cùng một nền phân bón, khi tăng liều lượng kali từ 60 lên 90 K2O kg/ha năng suất lạc đã tăng từ 3,72 - 9,80%, khi tăng đồng thời cả kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 - 30 kg S/ha thì năng suất lạc tăng từ 10,35 - 13,12% ở mức độ tin cậy là 95%.Đồng thời, khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan và tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì năng suất lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ tăng từ 15,80 - 33,68% ở mức độ tin cậy là 95%. Trong đó, kết quả nghiên cứu liều lượng lưu huỳnh cho cây lạc trên đất kiềm tại Indonesia, liều lượng lưu huỳnh trong đất là 3 g/kg thì năng suất lạc tăng 80,74% so với đất không có lưu huỳnh [5].

3.3 Ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến số lần, lượng nước và hiệu suất sử dụng nước tưới

Trong điều kiện thời tiết vùng Duyên hải Nam Trung bộ, lượng mưa hàng năm chủ yếu tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, trong năm có 8/12 tháng lượng nước bốc hơi cao hơn lượng mưa. Do đó, để sản xuất cây ngắn ngày có hiệu quả thì việc tưới nước cho cây trồng là cần thiết, đặc biệt là việc canh tác lạc trên đất cát vụ đông xuân. Kết quả thu thập số liệu thời tiết và theo dõi sự ảnh hưởng của các phương thức tưới nước khác nhau đến số lần tưới và tổng lượng nước tưới/vụ trồng lạc được trình bày trong bảng 5 và 6.

Bảng 5. Diễn biến thời tiết và thời gian sinh trưởng của cây lạc

Chỉ tiêu

Cát Hanh

Cát Hiệp

Cát Lâm

An Hải

Tổng lượng mưa (mm/vụ)

175,4

180,1

180,1

140,6

Tổng lượng bốc hơi (mm/vụ)

240,1

248,2

242,4

423,4

Nhiệt độ trung bình (0C)

24,63

24,56

24,55

25,6

Độ ẩm không khí trung bình (%)

85,29

85,41

85,47

76,97

Tổng tích ôn (0C)

2.512,5

2.628,0

2.578,1

2,326,9

Thời gian sinh trưởng (ngày)

102,0

107,0

105,0

91,0

Kết quả bảng 5 cho thấy, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí trung bình tại các địa điểm triển khai thí nghiệm đều rất thuận lợi để cây lạc sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Do đó, thời gian sinh trưởng của giống lạc LDH.01 tại 4 điểm triển khai thí nghiệm chỉ giao động từ 91 - 107 ngày và tổng tích ôn biến động từ 2.326,9 - 2.628,00C. Tuy nhiên, tổng lượng mưa trong một vụ sản xuất lạc tại các địa điểm triển khai thí nghiệm chỉcó từ 140,6 - 180,1 mm/vụ nhưng tổng lượng nước bốc hơilại biến động từ 241,1 - 423,4 mm/vụ.

Bảng 6. Ảnh hưởng của phương thức tưới nước đến số lần và lượng nước tưới

Địa điểm

thí nghiệm

Phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan

Phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng

Số lần tưới (lần/vụ)

Lượng nước tưới (m3/ha)

Số lần tưới (lần/vụ)

Lượng nước tưới (m3/ha)

Cát Hanh

18,0

1.800,0

22,0

2.376,0

Cát Hiệp

22,0

2.200,0

27,0

3.024,0

Cát Lâm

23,0

2.300,0

29,0

3.190,0

An Hải

28,0

2.800,0

32,0

3.840,0

Trung bình

22,8

2.275,0

27,5

3.107,5

Kết quả theo dõi số lần và lượng nước tưới tại bảng 6 cho thấy, khi áp dụng phương thức tưới nước theo minipan đã giảm được số lần tưới nước từ 27,5 lần xuống còn 22,8 lần/vụ nên lượng nước tưới sử dụng cho cây lạc vụ đông xuân trên đất cát vùng đã giảm 26,79 % so với phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng.

Để đánh giá hiệu quả của phương thức tưới nước trong sản xuất thì việc tính toán hiệu suất sử dụng nước tưới cho từng biện pháp canh tác cụ thể là cần thiết.Kết quả tính toán sự ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liệu lượng kali và lưu huỳnh đến hiệu suất sử dụng nước tưới cho cây lạc trên đất cát được trình bày trong bảng 7.

Bảng 7. Ảnh hưởng của phương thức tưới nước và liều lượng K và S đến

hiệu suất sử dụng nước tưới của cây lạc trên đất cát

Đươn vị tính: kg lạc quả/m3

Công thức

Cát Hanh

Cát Hiệp

Cát Lâm

An Hải

Trung bình

CT 1

2,06

1,82

1,34

1,05

1,57

CT 2

2,16

1,99

1,40

1,05

1,65

CT 3

2,24

2,02

1,45

1,06

1,69

CT 4

2,32

2,09

1,51

1,15

1,77

CT 5

1,52

1,31

1,02

0,63

1,12

CT 6

1,57

1,39

1,06

0,67

1,17

CT 7

1,66

1,43

1,08

0,65

1,21

CT 8

1,72

1,46

1,12

0,70

1,25

Kết quả bảng 7 cho thấy, hiệu suất sử dụng nước tưới cho cây lạc không những chịu ảnh hưởng của việc áp dụng phương thức tưới khác nhau và còn bị chi phối bởi liều lượng phân bón chứa kali và lưu huỳnh khác nhau. Khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan đã cho hiệu suất sử dụng nước tưới của cây lạc trên đất cát vụ đông xuân năm 2016 - 2017 vùng Duyên hải Nam Trung bộ tăng từ 1,19 lên 1,67 kg lạc quả/m3 nước tưới. Trongkhi đó, cây lạc trên đất cát tại Ấn Độ được cung cấp nước đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển hiệu suất sử dụng nước chỉ đạt 0,77 kg lạc quả/m3[6] và tại Mỹ khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt thì hiệu suất sử dụng nước tưới đạt 1,0 kg lạc quả/m3 nước tưới [7]. Bên cạnh đó, với cùng một phương thức tưới nước nhưng tăng lượng phân bón chứa kali và lưu huỳnh từ (60 kg K2O + 20 kg S)/ha lên (90 kg K2O + 30 kg S)/ha cũng cho hiệu suất sử dụng nước tưới của cây lạc tăng từ 11,64 - 12,91%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Đối với cây lạc vụ đông xuân trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ với nền phân bón cho 1,0 ha là 8 tấn phân chuồng + 45kg N + 90 kg P2O5 + 9,38 kg CuSO4.5H2O + 1,00 kg (NH4)6Mo7O24.4H2O + 17,81 kg ZnSO4.5H2O + 1,43 kg H3BO3 + 500,0kg vôi bột:

1- Áp dụng phương thức tưới nước theo minipan đã giảm được số lần tưới nước/vụ từ 27,5 lần xuống còn 22,8 lần tương đương với lượng nước tưới giảm 26,79% so với phương thức tưới nước của người dân đang áp dụng.

2- Số quả chắc/cây đã tăng từ 14,23 - 27,75% khiáp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan vàtăng liều lượng kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha, lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg/ha.

3- Khối lượng 100 quả của cây lạc không có sai khác thống kê khi thay đổi phương thức tưới nước và liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh.

4- Năng suất lạc đã tăng từ 15,80 - 33,68% khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan và tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha.

5- Hiệu suất sử dụng nước của cây lạc đã tăngtừ 1,19 lên 1,67 kg lạc quả/m3 nước tưới khi áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan.

5.2. Đề nghị

1- Để sản xuất lạc tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ có hiệu quả cần mở rộng phạm vi nghiên cứu về tưới nước và liều lượng phân kali và lưu huỳnh trên các loại đất và thời vụ trồng lạc khác.

2- Đề nghị các sở ban ngành ở các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ khuyến cáo đối với sản xuất lạc trên đất cát vụ đông xuân cần áp dụng phương thức tưới nước bằng béc phun mưa kết hợp với minipan và liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh là (90 kg K2O + 30 kg S)/ha.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lạc, QCVN 01 - 57:2011/BNNPTNT;

2. Hoàng Thị Thái Hòa và cs (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân kali đến năng suất lạc trên đất cát tỉnh Bình Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 3 năm 2017.

3. Đỗ Thành Nhân, Hoàng Minh Tâm, Hồ Huy Cường và cs (2014), Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến năng suất lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, Số 6 - 2014.

4. Đỗ Đình Thục, Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Quang Cơ, Đỗ Thành Nhân, Richard Bell (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân lưu huỳnh đến năng suất lạc trên đất cát tỉnh Bình Định. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, số 3 năm 2017

5. H.Pratiwi, N.Aini, R.Soelistyono (2016), Effects of Pseudomonas fluorescen sand sulfur on nutrients uptake, growth and yield of groundnut in an alkaline soil, Journal of Degraded and Mining Lands Management, ISSN:2339-076X,Volume 3 ,Number 2, 507 - 516.

6. C.Raghava Reddy, S.RamiReddy (1993), Scheduling irrigation for peanuts with variable amounts of available water, Agricultural Water Management, Volume 23, Issue 1, March 1993, Pages 1-9.

7. H. Zhu, M. C. Lamb, C. L. Butts, P. D. Blankenship (2004), Improving peanut yield and grade with surface drip irrigation in undulating fields, American Society of Agricultural Engineers ISSN 0001-2351, Vol. 47(1): 99-106..

8. http://webold.mard.gov.vn/Pages/statisticreport.aspx?TabId=thongke.

EFFECT ON IRRIGATION METHOD AND FERTILIZER TO ROTUCTIVITY AND WATER USE EFFICIENCY OF PEANUT ON SANDY SOIL IN SOUNTHERN COASTAL CENTRAL OF VIETNAM

Đỗ Thành Nhân1, Hồ Huy Cường1, Hoàng Minh Tâm1, Phạm Vũ Bảo1, Nguyễn Thị Thương1, Lê Hồng Ân1, Richard Bell2, Surender Mann2

1 Agricultural Science Institute for Southern Coastal Central of Vietnam

2 Murdoch University  - Australia

Email: donhan.vntb@gmail.com - 0986954503

SUMMARY

Effect of irrigation method and fertilizer to productivity and water use efficiency of peanut on sandy soil in sounthern coastal central was donein 4 sites with 8 treaments {2 irrigation methods (Sprinkler irrigation guided by minipan and famer method) combine 4 rates of fertilizer (2 rates of posstasium fertilizer combine 2 rates of sufur fertilizer)}, the experiment was split-plot design (the main plot was irrigation method, the subplots was rates of ferlilizer) with 4 replications. The results show,the productivity of peanut on the sandy soil increased 15.80-33.68%, the number of irrigation/crop has decreased from 27.5 times to 22.8 times, the amount of water/crop has decreased 26.79%, water use efficiency for irrigation increased from 1.19 to 1.67kg peanut/m3 irrigation water when applyingthe fertilizer basal (8 tons manure + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 9,38 kg CuSO4.5H2O + 1,0 kg (NH4)6Mo7O24.4H2O + 17,81 kg ZnSO4.5H2O + 1,43 kg H3BO3 + 500,0 kg lime)/ha and applied sprinkler combine minipan and 90kg K2O/ha and 30kg S/ha.

Keywords: Peanuts, irrigation regime, sandy soil, potassium and sulfur.

Tin cùng chuyên mục