NCCT giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phục vụ cho chế biến ở vùng DHNTB và TN

admin11/04/2024 02:37 PM

CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2024

1. Tên nhiệm vụ: “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao phục vụ cho chế biến ở vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên”

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Văn Nhân

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Nguyễn Hòa Hân, Hồ Huy Cường, Tạ Thị Huy Phú, Trần Thị Mai, Hồ Sỹ Công, Đinh Thị Huyền, Trần Thị Nga, Nguyễn Xuân Thủy Quỳnh, Nguyễn Trần Thủy Tiên.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng thể:

Chọn tạo được giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, có hàm lượng amylose cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh hại chính, phù hợp cho sản xuất và chế biến bún, mỳ, bánh ở vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Mục tiêu cụ thể:

- Chọn tạo được 01 giống lúa mới được công nhận lưu hành, thời gian sinh trưởng ngắn (≤ 115 ngày trong vụ Đông Xuân và ≤ 95 ngày trong vụ Hè Thu ở các tỉnh Nam Trung bộ; ≤ 120 ngày trong vụ Đông Xuân và ≤ 100 ngày trong vụ Hè Thu ở các tỉnh Tây Nguyên), năng suất ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu; hàm lượng amylose ≥ 27%, chống chịu sâu bệnh hại chính ở vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên;

- Chọn tạo được 02-03 dòng lúa có triển vọng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất ≥ 7,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Hè Thu; hàm lượng amylose ≥ 27%, chống chịu sâu bệnh hại chính ở vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên;

- Xây dựng được quy trình canh tác cho giống lúa mới được công nhận lưu hành, phù hợp cho vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên;

- Xây dựng được 04 điểm trình diễn giống mới, quy mô 8 ha (4 điểm x 1,0 ha/điểm x 2 vụ/điểm), năng suất ≥ 7,0 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và ≥ 6,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu và hiệu quả cao hơn 10% so với giống chế biến đang trồng ở vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:

- Nội dung 1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ công tác lai tạo giống mới

+ Hoạt động 1: Đánh giá vật liệu khởi đầu đã có để xác định các dòng theo định hướng mục tiêu

· Quy mô: 2.500 m2 (500 dòng/vụ x 1 vụ/năm x 1 năm x 5 m2/dòng).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 6/2024.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

· Phương pháp thực hiện: Bố trí tuần tự, không lặp lại, để đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho công tác chọn giống.

· Kỹ thuật canh tác:

+ Làm đất: Ngâm đất và cày kỹ để làm sạch cỏ dại và hạt giống lúa vụ trước, sau đó bừa phẳng mặt ruộng.

Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống được ngâm ủ và gieo riêng từng giống có đánh số để phân biệt, với tỉ lệ mầm/rễ là ½. Tiến hành gieo mạ theo các ô riêng và cấy khi mạ được từ 3 đến 3,5 lá.

+ Mật độ cấy 45 dảnh/m2.

+ Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha: 8 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O; Cách bón: Bón lót: 100% phân chuồng + phân lân super; bón thúc lần 1 (3 ngày sau cấy): 30% lượng đạm; bón thúc lần 2 (20 ngày sau cấy): 40% lượng đạm + 50% lượng kali; bón thúc lần 3 (40 ngày sau cấy):  30% lượng đạm + 50% lượng kali.

+ Tưới tiêu nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3 đến 5cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến 10 ngày. Các giai đoạn sau, giữ mực nước không quá 08 cm.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi sâu bệnh gây hại tới ngưỡng kinh tế.

+ Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch lúa khi lúa chín 85 - 90%

· Các chỉ tiêu theo dõi: Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng (ngày), chiều cao cây (cm), độ dài giai đoạn trổ (ngày), độ thuần đồng ruộng (điểm), độ thoát cổ bông (điểm), độ cứng cây (điểm), độ tàn lá (điểm), độ rụng hạt (điểm); khả năng chống chịu sâu bệnh hại như rầy nâu (Nilaparvata lugens) (điểm), Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas; chilo suppressalis) (điểm), Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis) (điểm), bệnh đạo ôn lá (Pyricularia oryzae) (điểm), bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzae) (điểm), bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) (điểm), bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae) (điểm); năng suất thực thu (tạ/ha); các chỉ tiêu về chất lượng gạo như tỷ lệ gạo lật (%), tỷ lệ gạo trắng (%), tỷ lệ gạo nguyên (%), chiều dài hạt (mm), chiều rộng hạt (mm), tỷ lệ dài/rộng hạt, tỷ lệ trắng trong (%), độ trắng bạc (điểm), hàm lượng amylose (%).

+ Hoạt động 2: Đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu của nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn giống

· Quy mô: 1.200 lượt (400 dòng/đối tượng/năm x 3 đối tượng).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 12/2024.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

· Phương pháp thực hiện:

+ Thực hiện phương pháp đánh giá phản ứng của giống với rầy nâu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 đối với cây lúa. Sử dụng khay kích thước 60 cm x 40 cm x 10 cm (kích thước khay có thể thay đổi tùy điều kiện thực tế) đặt trong nhà lưới. Mỗi dòng/giống đánh giá gieo một hàng trong khay với số lượng từ 15 cây đến 20 cây, hàng cách hàng 1cm, mỗi khay gieo 1 hàng giống đối chứng. Giống đối chứng: đối chứng nhiễm: TN1; đối chứng kháng: PTB33.

- Đối với đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu:

+ Nuôi rầy: Thu thập rầy tại Phú Yên (chưa bị phun thuốc), rầy nâu trưởng thành nuôi trong lồng lưới đã bố trí sẵn nguồn thức ăn (giống TN1). Tiến hành tách rầy chửa nuôi riêng để theo dõi quá trình sinh sản. Khi trứng nở ra rầy cám và phát triển đến tuổi 2-3, đồng thời với lúa ở giai đoạn 2-3 lá mầm tiến hành thanh lọc.

+ Đánh giá: Khi mạ được 2-3 lá (khoảng 7-10 ngày sau gieo), tiến hành thả rầy tuổi 2 đến tuổi 3 vào khay bằng cách vỗ nhẹ các cốc (hộp) nuôi rầy có rầy non đồng tuổi để rầy phân bố đồng đều trên các giống cần đánh giá với mật độ từ 5-8 con/cây. Tiến hành đánh giá phản ứng của các dòng/giống đánh giá khi giống đối chứng nhiễm bị chết theo tiêu chuẩn TCVN 13381-1:2021 tại Bảng 6

Bảng 6. Phản ứng của giống với rầy nâu

Cấp hại

Triệu chứng

Phản ứng

0

Không bị hại

Kháng rất cao

1

Bị hại rất nhẹ

Kháng cao

3

Lá thứ nhất và lá thứ 2 hầu hết biến vàng bộ phận

Kháng

5

Cây biến vàng và lùn rõ rệt từ 10-25% số cây héo hoặc chết, số cây còn lại còi cọc

Nhiễm vừa

7

Hơn một nửa số cây héo hoặc chết, các cây còn lại bị lùn hay héo dần

Nhiễm

9

Tất cả các cây chết

Nhiễm nặng

- Đối với đánh giá khả năng chống chịu bệnh đạo ôn:

+ Thực hiện phương pháp đánh giá phản ứng của giống với bệnh đạo ôn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 đối với cây lúa. Các dòng/giống đánh giá và giống đối chứng được gieo theo luống, mỗi giống gieo một hàng dài 50cm, hàng cách hàng 10cm, xung quanh luống mạ được gieo một hàng giống đối chứng nhiễm để tăng cường sự lây lan và phát tán nguồn bệnh. Giống đối chứng: đối chứng nhiễm: CO39; đối chứng kháng: Tẻ Tép.

· Quy trình thực hiện:

+ Chăm sóc: Tiến hành bón đạm với mức 120 kg N/ha ở các thời điểm 6, 12, 18 ngày sau gieo để làm yếu phiến lá tạo điều kiện thuận lợi để lây nhiễm bệnh. Duy trì mức nước ở mức 2-4 cm sau gieo 5 ngày, phun sương 3 lần/ngày để tạo môi trường ẩm độ cao.

+ Lây nhiễm: Cách 1: Lúa sau gieo 15-20 ngày, tiến hành phun dịch vẩn bào tử với nồng độ 105 bào tử/ml, có pha thêm 1% galatin để tăng độ bám dính lên lá lúa. Cách 2: Lúa sau gieo 15-20 ngày, tiến hành thu thập mẫu lá bị nhiễm đạo ôn và cắt mẫu lá bệnh thành các đoạn nhỏ 3-5 cm, cân 1.000 gram lá bệnh và ủ 24 giờ trong khay với 1 lít nước, sau đó rải lá bệnh (đã ủ) đều lên tất cả các ô nương mạ và nước ngâm-ủ lá bệnh (chứa bào tử nấm) được tưới đều trên các dòng/giống lúa thí nghiệm. Tiến hành che phủ bằng lưới nhựa đen để tạo điều kiện tối trong 24 giờ đầu tiên, kết hợp phun sương tạo điều kiện ẩm độ > 90% để tăng khả năng lây nhiễm của bệnh.

+ Đánh giá: Đánh giá phản ứng của các dòng/giống sau 7 ngày lây nhiễm hoặc khi giống đối chứng nhiễm đạt cấp bệnh cao nhất theo quy định TCVN 13381-1:2021 tại Bảng 7.

Bảng 7. Phản ứng của giống với bệnh đạo ôn

Cấp bệnh

Triệu chứng

Phản ứng

0

Không thấy vết bệnh

Kháng rất cao

1

Vết bệnh ánh nâu hình kim châm hoặc lớn hơn, trung tâm sản sinh bào tử chưa xuất hiện

Kháng cao

3

Vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài có các vết hoại sinh nơi sinh bào tử, đường kính từ 1-2mm với đường viền nâu hoặc vàng rõ rệt.

Kháng

5

Vết bệnh hẹp hoặc hơi hình elip, rộng từ 1-2mm, dài trên 3mm, có viền màu nâu

Nhiễm vừa

7

Vết bệnh rộng hình thoi có viền vàng, nâu hoặc tím

Nhiễm

9

Các vết bệnh nhỏ liên kết nhanh với nhau có màu ngà, xám hoặc phớt xanh, viền vết bệnh không rõ ràng.

Nhiễm nặng

- Đối với đánh giá khả năng chống chịu bệnh bạc lá:

+ Thực hiện phương pháp đánh giá phản ứng của giống với bệnh bạc lá theo TCVN 13381-1:2021. Các giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng được gieo cấy trên đồng ruộng hoặc trong nhà lưới, chăm sóc để lúa phát triển tốt. Sử dụng mạ 21 ngày tuổi, mỗi giống cấy 1 hàng ít nhất 15 khóm, cấy một dảnh trên khóm, khoảng cách giữa các khóm là 20 cm. Sử dụng giống đối chứng kháng như IRBB5 hoặc IRBB7 hoặc IRBB21, giống đối chứng nhiễm TN1. Sử dụng nguồn bệnh đại diện cho vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống

· Quy trình thực hiện:

+ Lây nhiễm: Lây bệnh nhân tạo được tiến hành theo phương pháp cắt kéo ở vị trí cách đầu lá từ 1 cm đến 2 cm, giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng. Nồng độ dịch khuẩn trong lây bệnh 108 tế bào/ml.

+ Đánh giá: Đánh giá phản ứng của giống khảo nghiệm trên ít nhất 10 khóm sau lây nhiễm 21 ngày hoặc khi giống đối chứng nhiễm bị hại nặng nhất theo quy định tại bảng 8.

Bảng 8. Phản ứng của giống với bệnh bạc lá

Cấp bệnh

Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh

Phản ứng

1

≤ 5 %

Kháng cao

3

Từ 6 % đến 12 %

Kháng

5

Từ 13 % đến 25 %

Nhiễm vừa

7

Từ 26 % đến 50 %

Nhiễm

9

Từ 51 % đến 100 %

Nhiễm nặng

+ Hoạt động 3. Lai hữu tính

· Quy mô: 2.000 m2 (400 tổ hợp/4 năm x 5 m2/tổ hợp) (Năm 2024: 100 tổ hợp; Năm 2025:  100 tổ hợp; Năm 2026: 130 tổ hợp; Năm 2027: 70 tổ hợp).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 12/2027.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

Phương pháp thực hiện: Thực hiện phương pháp lai đơn và lai trở lại (backcross) giữa giống có năng suất cao, hàm lượng amylose cao với giống có đặc tính kháng các đối tượng sâu bệnh hại chính như rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá.

Quy trình thực hiện: Tiến hành khử đực khi cây mẹ trỗ bông (trên 2/3 bông nhô ra khỏi bẹ lá đòng) và bao cách ly vào buổi chiều trước ngày thụ phấn. Tiến hành thụ phấn vào ngày hôm sau, tùy vào điều kiện thời tiết cần quan sát khi các bao phấn trên bông của cây bố thoát ra ngoài vỏ trấu (thường diễn ra từ 9 - 11 giờ), tiến hành cắt bông và tung phấn, sau đó bao cách ly và ghi thông tin lên bao lai. Do khả năng tiếp nhận phấn của nhị cái từ 24 - 48 giờ sau khi trổ nên có thể tiến hành thụ phấn bổ sung lần 2 vào ngày tiếp theo để tăng khả năng thụ tinh của hạt phấn từ cây bố. Sau khoảng 25 - 30 ngày tiến hành thu và lưu trữ khi hạt chín.

- Nội dung 2. Chọn lọc và đánh giá các dòng lúa mới theo mục tiêu của giống

+ Hoạt động 1: Chọn lọc dòng ưu tú từ nguồn vật liệu kế thừa và tổ hợp lai mới.

· Quy mô: 46.250 m2 (9.250 dòng/5 năm x 5 m2/dòng) (Năm 2024: 2.050 dòng/năm; Năm 2025: 2.350 dòng/năm; Năm 2026: 2.150 dòng/năm; Năm 2027: 1.450 dòng/năm; Năm 2028: 1.250 dòng/năm).

· Số lượng dòng thực hiện đánh giá qua các năm:

Năm

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Vụ

/năm

Vụ ĐX

Vụ HT

Vụ ĐX

Vụ HT

Vụ ĐX

Vụ HT

Vụ ĐX

Vụ HT

Vụ ĐX

Vụ HT

Số dòng đánh giá

500 (Kế thừa từ nguồn vật liệu khởi đầu)

1550

950 (Kế thừa 850 dòng từ vụ trước + 100 dòng từ lai tạo)

1400

800 (Kế thừa 700 dòng từ vụ trước + 100 dòng từ lai tạo)

1350

630 (Kế thừa 500 dòng từ vụ trước + 130 dòng từ lai tạo)

820

570 (Kế thừa 500 dòng từ vụ trước + 70 dòng từ lai tạo)

680

Số dòng được chọn

1550

850

1400

700

1350

500

820

500

680

Tổng số dòng đánh giá

500

1550

950

1400

800

1350

630

820

570

680

2050

2350

2150

1450

1250

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 – 12/2028.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

· Phương pháp thực hiện: Thực hiện theo phương pháp chọn lọc phả hệ (pedigree method) (B.D.Singh, 1986) và chọn lọc hạ bậc 1 hạt (SSDM – single seed descent method) (A. Brim, 1966) để chọn ra được dòng thuần.

· Quy trình thực hiện:

+ Đối với phương pháp chọn lọc phả hệ: Gieo toàn bộ hạt lai F1 để tự thụ phấn và thu được hạt F2. Gieo hạt F2 đảm bảo từ 2.200 – 2.500 cây/tổ hợp, cấy 1 dảnh, chọn các cá thể ưu tú trên quần thể F2 để gieo trồng trong vụ tiếp theo. Từ thế hệ F3 trở đi: Các cá thể ưu tú (khóm) được chọn ở mỗi thế hệ được gieo thành các hàng riêng biệt, cấy 1 dảnh; tiến hành đánh giá và chọn lọc cho đến khi đạt được độ thuần theo yêu cầu.

+ Đối với phương pháp chọn lọc hạ bậc 1 hạt: Từ hạt F2 thu được từ tổ hợp lai giữa các bố mẹ ưu tú, tiến hành trồng dày và thu hoạch 2 hạt/cây tương ứng với 4.000-5.000 hạt/tổ hợp, trong đó 1 hạt/cây dùng để gieo trồng trong vụ tiếp theo và 1 hạt/cây được sử dụng vào mục đích lưu trữ. Tiến hành thu hỗn hạt và gieo dày từ 2.000 – 2.500 hạt/tổ hợp trong các thế hệ từ F3 đến F5. Thu hỗn hạt F5 và gieo ra ngoài đồng ruộng để tiến hành đánh giá và chọn lọc được các cá thể ưu tú. Gieo riêng hạt thu được của các cá thể ưu tú thành từng dòng riêng và tiến hành đánh giá để chọn lọc được dòng thuần ưu tú ở thế hệ từ F6 trở đi.

+ Hoạt động 2. So sánh sơ bộ các dòng lúa mới chọn tạo

·  Quy mô: 6.750 m2 [90 dòng thuần/4 năm (năm 2024: 15 dòng thuần; năm 2025: 25 dòng thuần; năm 2026: 25 dòng thuần; năm 2027: 25 dòng thuần) x 2 vụ/năm x 3 lặp x 10 m2/lặp x 1 điểm + 25% diện tích bảo vệ].

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 – 12/2027.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

· Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB), với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 10,0 m2. Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2.

· Kỹ thuật canh tác: (Xem phần hoạt động 1, nội dung 1)

· Các chỉ tiêu theo dõi: Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn quốc gia đối với cây lúa TCVN 13381-1:2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, cụ thể như thời gian sinh trưởng (ngày), chiều cao cây (cm), độ dài giai đoạn trổ (ngày), độ thuần đồng ruộng (điểm), độ thoát cổ bông (điểm), độ cứng cây (điểm), độ tàn lá (điểm), độ rụng hạt (điểm); khả năng chống chịu sâu bệnh hại như rầy nâu (Nilaparvata lugens) (điểm), Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas; chilo suppressalis) (điểm), Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis) (điểm), bệnh đạo ôn lá (Pyricularia oryzae) (điểm), bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia oryzae) (điểm), bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) (điểm), bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae) (điểm); các yếu tố cấu thành năng suất như số bông hữu hiệu/m2 (bông), số hạt chắc/bông (hạt), tỷ lệ lép (%), khối lượng 1000 hạt (gam), năng suất thực thu (tạ/ha); các chỉ tiêu về chất lượng gạo như tỷ lệ gạo lật (%), tỷ lệ gạo trắng (%), tỷ lệ gạo nguyên (%), chiều dài hạt (mm), chiều rộng hạt (mm), tỷ lệ dài/rộng hạt, tỷ lệ trắng trong (%), độ trắng bạc (điểm), hàm lượng amylose (%).

+ Hoạt động 3. So sánh chính quy các dòng triển vọng

· Quy mô: 21.600 m2 (08 dòng thuần/vụ x 2 vụ/năm x 4 năm x 3 lặp x 30 m2/ô cơ sở x 3 điểm + 25% diện tích bảo vệ).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 – 12/2027.

· Địa điểm thực hiện: Quảng Nam, Bình Định và Đắk Lắk.

· Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB), với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 30,0 m2. Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2.

· Kỹ thuật canh tác: (Xem phần hoạt động 1, nội dung 1)

· Các chỉ tiêu theo dõi: (Xem phần hoạt động 2, nội dung 2)

+ Hoạt động 4. Đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu của dòng lúa mới chọn tạo trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo

· Quy mô: 240 lượt dòng thuần [Năm 2024: 81 lượt dòng thuần (27 dòng thuần x 3 đối tượng); Năm 2025:  81 lượt dòng thuần (27 dòng thuần x 3 đối tượng); Năm 2026: 78 lượt dòng thuần (26 dòng thuần x 3 đối tượng)].

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 – 12/2026.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

· Phương pháp thực hiện: (Xem phần hoạt động 2, nội dung 1).

· Quy trình thực hiện: (Xem phần hoạt động 2, nội dung 1).

+ Hoạt động 5: Đánh giá chất lượng xay xát, chất lượng gạo, chất lượng cơm của các dòng lúa tiềm năng.

· Quy mô: 96 mẫu [64 mẫu so sánh chính quy (8 dòng thuần/vụ x 2 vụ/năm x 4 năm x 1 điểm) + 32 mẫu thí nghiệm nghiên cứu hàm lượng kali (1 giống x 16 công thức/năm x 2 năm x 1 điểm)]

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 – 12/2028.

· Địa điểm: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB).

· Phương pháp thực hiện:

+ Đánh giá tỷ lệ gạo lật theo theo TCVN 7983:2015.

+  Xác tỷ lệ gạo xát trắng, tỷ lệ gạo nguyên theo công thức:

Tỷ lệ gạo xát trắng (%) = [(Khối lượng gạo trắng/khối lượng mẫu) x 100]

Tỷ lệ gạo nguyên (%) = [(Khối lượng gạo nguyên/khối lượng mẫu) x 100]

+ Phân tích độ bền gel theo TCVN 8369:2010

+ Phân tích nhiệt hóa hồ theo TCVN 5715:1993

+ Phân tích hàm lượng amylose theo TCVN 5716-2:2017 (ISO 6647-2:2015)

+ Phân tích hàm lượng tinh bột theo TCVN 9935:2013 (ISO 10520:1997)

- Nội dung 3. Khảo nghiệm các giống lúa triển vọng

+ Hoạt động 1. Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng các giống lúa triển vọng (VCU)

* Khảo nghiệm diện hẹp:

· Quy mô: 24 lượt [(2 giống x 3 vụ/điểm x 2 điểm/vùng x 2 vùng)

* Khảo nghiệm diện rộng:

· Quy mô: 16 lượt [(2 giống x 2 vụ/điểm x 2 điểm/vùng x 2 vùng)

· Phương pháp thực hiện: Giống được chuẩn bị đủ lượng mẫu theo quy định và gửi đến Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung để thực hiện khảo nghiệm tại các vùng sinh thái theo quy định hiện hành.

* Khảo nghiệm có kiểm soát:

· Quy mô: 12 lượt (2 giống/năm x 3 đối tượng x 2 vùng x 1 năm).

· Phương pháp thực hiện: Giống được chuẩn bị đủ lượng mẫu theo quy định và gửi đến đơn vị có chức năng để thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát đối với các đối tượng sâu bệnh hại tại các vùng sinh thái theo quy định hiện hành.

· Thời gian thực hiện:

Nội dung khảo nghiệm

Giống

2026

2027

2028

Tổng lượt

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

Khảo nghiệm VCU (lượt)

Khảo nghiệm diện hẹp

Giống 1

4

4

4

Giống 2

4

4

4

Tổng

4

8

8

4

24

Khảo nghiệm diện rộng

Giống 1

4

4

Giống 2

4

Tổng

4

8

4

16

Khảo nghiệm có kiểm soát

Giống 1

6

Giống 2

Tổng

6

12

+ Hoạt động 2: Khảo nghiệm DUS các giống lúa mới

· Quy mô: 4 lượt (2 giống x 1 vụ/năm x 2 năm)

· Thời gian thực hiện:

Nội dung khảo nghiệm

Giống

2026

2027

2028

Tổng lượt

ĐX

HT

ĐX

HT

ĐX

HT

Khảo nghiệm DUS (lượt)

Giống 1

1

1

2

Giống 2

1

1

2

Tổng

2

2

4

· Phương pháp thực hiện: Giống được chuẩn bị đủ lượng mẫu theo quy định và gửi đến đơn vị có chức năng để thực hiện khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống theo quy định hiện hành.

- Nội dung 4. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống lúa mới chọn tạo

+ Hoạt động 1: Nghiên cứu ảnh hưởng lượng giống gieo sạ và lượng phân kali đến năng suất cho giống lúa tmới chọn tạo

· Quy mô: 6.000 m2 (1 giống x 16 công thức x 25m2/ô x 3 lần lặp x 2 vụ x  2 điểm x 25% diện tích bảo vệ).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2027 – 5/2028

· Địa điểm thực hiện: Bình Định và Đắk Lắk.

· Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm được bố trí theo ô lớn ô nhỏ (split-plot) với 3 lần lặp lại, diện tích ô cơ sở 25,0 m2. Nhân tố phụ (ô lớn) gồm 4 lượng giống gieo sạ: CT1 (60 kg/ha), CT2 (80 kg/ha), CT3 (100 kg/ha), CT4 (120 kg/ha). Nhân tố chính (ô phụ) gồm 4 lượng phân kali: CT1 (60 kg K2O/ha), CT2 (80 kg K2O/ha), CT3 (100 kg K2O/ha), CT4 (120 kg K2O/ha). Phân nền cho 1 ha là 8 tấn phân chuồng + 100 kg N + 80 kg P2O5. Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2.

· Các chỉ tiêu theo dõi: (Xem phần hoạt động 2, nội dung 2). Bổ sung phân tích hiệu quả kinh tế của cây trồng theo các tiêu chí sau: Tổng giá trị thu nhập (GR) = năng suất x giá bán trung bình; Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư; Lợi nhuận(RVAC) = GR-TVC; Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.

+ Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ gieo sạ đến năng suất cho giống lúa mới chọn tạo

· Quy mô: 1.500 m2 (1 giống x 4 công thức x 25m2/ô x 3 lần lặp x 2 vụ x 2 điểm x 25% diện tích bảo vệ).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2027 – 5/2028

· Địa điểm thực hiện: Bình Định và Đắk Lắk.

· Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB), với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 25,0 m2. Gồm 4 công thức: CT13 (theo đại trà), CT2 (sau đại trà 05 ngày), CT3 (sau đại trà 10 ngày), CT4 (sau đại trà 15 ngày). Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2.

· Các chỉ tiêu theo dõi: (Xem phần hoạt động 1, nội dung 4).

- Nội dung 5. Xây dựng điểm trình diễn giống lúa mới chọn tạo

+ Hoạt động 1: Nhân giống lúa phục vụ cho thí nghiệm và điểm trình diễn

· Quy mô:  1.000 m2 (500 m2/giống x 2 vụ/năm x 1 giống/vụ)

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2027 – 12/2027

· Địa điểm thực hiện: Bình Định (cơ sở II của Viện KHKTNN DHNTB)

· Thực hiện theo Quy trình sản xuất hạt giống cây trồng tự thụ phấn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12181:2018

+ Hoạt động 2: Xây dựng điểm trình diễn cho giống lúa mới chọn tạo

· Quy mô: 8,0 ha (4 điểm x 1 giống x 1,0 ha/vụ/điểm x 2 vụ/năm).

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2027 - 5/2028.

· Địa điểm thực hiện: Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk

· Sử dụng phương pháp có sự tham gia của người nông dân để triển khai xây dựng các điểm trình diễn giống mới.

· Điểm trình diễn là điểm đại diện và nằm trong vùng sản xuất lúa trọng điểm của địa phương.

· Các chỉ tiêu theo dõi: (Xem phần hoạt động 2, nội dung 2). Bổ sung phân tích hiệu quả kinh tế của cây trồng theo các tiêu chí sau: Tổng giá trị thu nhập (GR) = năng suất x giá bán trung bình; Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư; Lợi nhuận(RVAC) = GR-TVC; Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.

+ Hoạt động 3: Hội thảo khoa học về giống mới

· Quy mô: 4 hội thảo (4 hội thảo x 30 người/hội thảo)

· Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2028 - 06/2028.

· Địa điểm thực hiện: Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk

· Tổ chức hội thảo khoa học về giống vào cuối vụ nhằm để đánh giá rút kinh nghiệm và hoàn thiện qui trình canh tác phù hợp cho giống mới. Thành phần tham dự là đại diện Sở NN&PTNT; Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật; Trung tâm khuyến nông; Trung tâm giống cây trồng tại tỉnh tham gia thử nghiệm và đại diện Phòng nông nghiệp; Trạm khuyến nông trong huyện và các huyện lân cận cùng với bà con nông dân trực tiếp tham gia xây dựng điểm thử nghiệm cùng bàn bạc, trao đổi để có được sự thống nhất cao về qui trình kỹ thuật của giống lúa mới cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

6. Thời gian thực hiện: 60 tháng, Từ tháng 01/2024 đến tháng 12/2028.

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần.

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 4.600.000.000 đồng

- Kinh phí từ NSNN:                  4.600.000.000 đồng

+ Kinh phí khoán:                      3.999.640.000 đồng

+ Kinh phí không khoán:           600.360.000 đồng

Tin cùng chuyên mục