NC&CG một số MH chuyển đổi CCCT trên chân đất trồng mía kém hiệu quả

admin30/11/2021 03:27 PM

CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu và chuyển giao một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuổi tại Bình Định 

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Vũ Bảo

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Phan Trần Việt, Trương Thị Thuận, Mạc Khánh Trang, Đỗ Thị Xuân Thuỳ, Lê Quang Tình, Hồ Đính Phương, Nguyễn Cường, Đường Minh Mạnh, Nguyễn Văn Dương

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

* Mục tiêu tổng quát:

Xác định và chuyển giao được một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng bền vững trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuỗi trên địa bàn tỉnh Bình Định.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng (điểm mạnh, điểm yếu) sản xuất cây trồng trên chân đất trồng mía kém hiệu quả ở tỉnh Bình Định.

- Xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía kém hiệu quả, ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

- Xây dựng và chuyển giao mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuổi tại Bình Định và đề xuất một số giải pháp cho địa phương.

- Hiệu quả của các mô hình chuyển giao đạt cao hơn ít nhất 20% so với cây trồng hiện tại đã chuyển đổi trên đất mía.

5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:

NỘI DUNG 1:Đánh hiện trạng sản xuất cây trồng trên chân đất trồng mía kém hiệu quả ở tỉnh Bình Định

Công việc 1: Tham vấn chuyên gia về hiện trạng và định hướng cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía kém hiệu quả

+ Địa điểm điều tra: 5 huyện có diện tích đất mía lớn (An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát).

+ Nội dung điều tra: Tham vấn chuyên gia về hiện trạng và định hướng cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía kém hiệu quả

+ Số lượng: 50 phiếu (10 phiếu/huyện x 5 huyện).

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2021 - 12/2021.

Công việc 2: Điều tra hiện trạng về cơ cấu cây trồng, biện pháp canh tác và hiệu quả kinh tế về cây trồng trên đất trồng mía

+ Địa điểm điều tra: 5 huyện có diện tích đất mía lớn (An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát).

+ Nội dung điều tra: Các loại cây trồng nông nghiệp; Các cơ cấu cây trồng trên đất mía kém hiệu quả năm 2020 và 2021; Hiện trạng về kỹ thuật canh tác của các đối tượng cây trồng trong các cơ cấu và hiệu quả kinh tế của các cơ cấu cây trồng.

+ Số lượng: 200 phiếu (40 phiếu/huyện x 5 huyện).

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2021 - 12/2021.

Công việc 3: Xây dựng báo cáo chuyên đề

+ Nội dung chuyên đề: Báo cáo hiện trạng về cơ cấu, biện pháp canh tác và hiệu quả kinh tế của cây trồng trên đất mía kém hiệu quả và định hướng cơ cấu cây trồng tiềm năng trên đất mía kém hiệu quả cho từng địa phương

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2021 - 12/2021.

NỘI DUNG 2:Nghiên cứu xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý trên từng chân đất trồng mía kém hiệu quả

Công việc 1: Đánh giá bổ sung đặc điểm nông hóa của đất mía kém hiệu quả

+ Địa điểm thực hiện: Vĩnh Thạnh, Tây Sơn

+ Nội dung: Đánh giá đặc điểm nông hóa thông qua thành phần cơ giới (tỷ trọng, độ xốp), pHKCl, hàm lượng hữu cơ tổng số, hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân tổng số, hàm lượng kali tổng số.

+ Số lượng: 40 mẫu ( 20 mẫu/huyện x 2 huyện), bao gồm các chỉ tiêu về thành phần cơ giới, tỷ trọng, pHKCl, hàm lượng hữu cơ tổng số, hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân tổng số, hàm lượng kali tổng số.

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2021 - 12/2021.

Công việc 2: Nghiên cứu xác định được cơ cấu cây ngắn ngày hợp lý trên chân đất trồng mía chủ động nguồn nước

+ Địa điểm thực hiện: tại 2 huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn.

+ Thời gian thực hiện: 11/2021-11/2022

+ Quy mô: 0,1 ha/ vụ/điểm x 3 vụ/năm x 2 huyện = 0,6 ha

+ Chủng loại và cơ cấu cây trồng thử nghiệm:

* Vụ Đông Xuân: lạc, ngô (ngô sinh khối và ngô hạt). Diện tích: 0,2 ha (0,1 ha/điểm x 2 điểm)

* Vụ Hè Thu: mè, hành, cây họ đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu tương rau). Diện tích: 0,2 ha (0,1 ha/điểm x 2 điểm)

* Vụ Thu Đông: Ngô (ngô hạt, ngô sinh khối), hành. Diện tích: 0,2 ha (0,1 ha/điểm x 2 điểm).

Công việc 3: Nghiên cứu xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía chủ động nguồn nước một phần

+ Địa điểm thực hiện: tại 2 huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn.

+ Thời gian thực hiện: 11/2021-11/2022

+ Quy mô: 0,1 ha/ vụ/điểm x 3 vụ/năm x 2 huyện = 0,6 ha

+ Chủng loại và cơ cấu cây trồng thử nghiệm:

* Vụ Đông Xuân: lạc, ngô (ngô sinh khối và ngô hạt). Diện tích: 0,2 ha (0,1 ha/điểm x 2 điểm)

* Vụ Hè Thu: ngô, mè Diện tích: 0,2 ha (0,1 ha/điểm x 2 điểm)

* Vụ Thu Đông: Lạc, kiệu Diện tích: 0,2 ha (0,1 ha/điểm x 2 điểm).

Công việc 4:  Xây dựng báo cáo chuyên đề

+ Nội dung chuyên đề: Báo cáo xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý trên từng chân đất trồng mía kém hiệu quả (chân đất chủ động nguồn nước tưới, chân đất chủ động nguồn nước tưới một phần)

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022 - 12/2022.

NỘI DUNG 3:Xây dựng và chuyển giao mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuỗi tại Bình Định và đề xuất một số giải pháp phát triển cho địa phương.

Công việc 1: Xây dựng mô hình kỹ thuật về cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với tập quán canh tác của nông hộ ở địa phương

Các cơ cấu-Từ kết quả nghiên cứu ở nội dung 2 Lựa chọn 2 cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với tập quán canh tác của nông hộ ở địa phương để xây dựng mô hình kỹ thuật. Dự kiến các mô hình sau (để xây dự dự toán kinh phí):

+ Xây dựng mô hình kỹ thuật Lạc trồng vụ Đông Xuân – Hành trồng vụ Hè Thu - Ngô trồng vụ Thu Đông

Quy mô: 2 mô hình (1 ha/cơ cấu/mô hình x 3 vụ/năm x 2 điểm = 6ha)

Địa điểm: Vĩnh Thạnh và Tây Sơn

Thời gian: 11/2022-11/2023

Công việc 2: Liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Nội dung: xây dựng được chuỗi hợp tác liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được chặt chẽ và bền vững

Địa điểm: Các HTX có vùng đất đại diện cho các sản phẩm được lựa chọn trong cơ cấu

Thời gian: 11/2022-11/2023

Công việc 3: Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình

+ Nội dung: Tổ chức tham gia mô hình và đánh giá khả năng nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác trên đất mía ở 2 huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.

+ Địa điểm: Tại UBND các xã thực hiện MH

+ Số lượng: 2 hội thảo/80 người (2 hội thảo x 40 người/hội thảo).

+ Thời gian: Tháng 4/2023 - 11/2023.

Công việc 4: Hội thảo khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu

+ Nội dung: Đánh giá kết quả nghiên cứu và kết quả xây dựng mô hình, định hướng các giải pháp để mở rộng kết quả của đề tài

+ Địa điểm: Tại UBND huyện Vĩnh Thạnh hoặc Tây Sơn

+ Số lượng: 1 hội thảo/30 người

+ Thời gian: Tháng 4/2023 - 11/2023.

Công việc 5: Xây dựng chuyên đề

+ Nội dung chuyên đề: Đánh giá hiệu quả của các mô hình chuyển giao và đề xuất một số giải pháp phát triển cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuỗi cho địa phương

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2023 - 11/2023.

6. Thời gian thực hiện:24 tháng, Từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2023

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

8.Tổng số kinh phí thực hiện:926.095.000  đồng

- Kinh phí từ NSNN:668.083.000  đồng

+ Kinh phí khoán:                      405.968.000  đồng

+ Kinh phí không khoán:           262.115.000 đồng

Tin cùng chuyên mục