1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống bí đỏ lai (Cucurbita moschata Duch.) năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh phía Nam
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Trường Giang
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Vũ Văn Khuê, Hồ Huy Cường, Lê Đức Dũng, Lý Nữ Cẩm Duyên, Trần Vũ Thị Bích Kiều, Nguyễn Thị Như Thoa, Hồ Trúc Nhã, Lê Minh Chánh, Nguyễn Thị Phong
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Lai tạo được một số giống bí đỏ lai F1 có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu một số bệnh hại chính (bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Lai tạo được 01 giống bí đỏ lai F1 mới có thời gian từ trồng đến thu hoạch 70-80 ngày; năng suất ≥ 30 tấn/ha/vụ; dạng quả thuôn dài, khối lượng trung bình quả 1,0 – 1,5 kg, thịt quả dẻo, màu vàng cam; độ Brix ≥ 8; chống chịu bệnh phấn trắng (cấp 3) và bệnh khảm lá (điểm 5) (trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo), thời gian bảo quản ≥ 2 tháng.
- Lai tạo được 01 giống bí đỏ lai F1 mới có thời gian từ trồng đến thu hoạch: 80-90 ngày; năng suất ≥ 35 tấn/ha/vụ; khối lượng quả trung bình 3,0 – 4,0 kg; quả tròn dẹt; thịt quả dẻo màu vàng cam; độ Brix ≥ 8; chống chịu bệnh phấn trắng (cấp 3) và bệnh khảm lá (điểm 5) (trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo), thời gian bảo quản ≥ 2 tháng.
- Tạo được 02 dòng triển vọng cho mỗi loại, năng suất ≥25 tấn/ha/vụ, khối lượng trung bình quả từ 1,0 – 1,5 kg (dạng quả thuôn dài), từ 2,0 – 5,0 kg (dạng quả tròn dẹt), thịt quả dẻo, màu vàng cam; độ Brix ≥ 8; chống chịu bệnh phấn trắng và bệnh khảm lá ở mức điểm ≤ 5 (trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo), thời gian bảo quản ≥ 2 tháng.
- Hoàn thiện được 02 quy trình canh tác cho các giống bí đỏ mới chọn tạo, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hoàn thiện được 02 quy trình sản xuất hạt lai F1 cho các giống bí đỏ mới theo hướng công nghiệp; giá thành hạt giống giảm 25-30% so với giống nhập nội;
- Xây dựng được 4 điểm trình diễn giống bí đỏ mới cho hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với các giống đang trồng trong sản xuất.
5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:
(1) Nội dung 1. Phát triển dòng thuần và đánh giá khả năng kết hợp của các dòng bí đỏ tự phối
1.1. Công việc 1.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các dòng bí đỏ tự phối
a/ Hoạt động 1.1.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các dòng bí đỏ
- Số lượng: 60 mẫu giống
- Quy mô: 1.200 m2 (60 mẫu giống x 20 m2/mẫu)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2022 - 8/2022
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo phương pháp đánh giá nguồn gen của Viện Tài nguyên Di truyền thực vật quốc tế (IPGRI, 2001). Thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại.
+ Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo biểu mẫu mô tả đánh giá quĩ gen cây bí đỏ của Trung tâm TNTV. Các tính trạng về đặc điểm hình thái được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-154:2014/BNNPTNT về khảo nghiệm DUS cây bí đỏ và TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
+ Phương pháp cảm quan đánh giá chất lượng ăn nấu của Trung tâm Tài nguyên thực vật (2015) có cải tiến phù hợp với cây bí đỏ.
b/ Hoạt động 1.1.2. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh phấn trắng và bệnh khảm lá virus của các dòng bí đỏ tự phối bằng lây nhiễm nhân tạo
* Đánh giá khả năng chống chịu bệnh phấn trắng
- Quy mô: 1.200 m2 (60 mẫu giống x 20 m2/mẫu giống)
- Số lượng: 60 mẫu giống
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 05 - 08/2022.
- Phương pháp thực hiện:
+ Nguồn bệnh: mẫu bệnh phấn trắng (Podosphaera xanthii) được thu thập trên các giống bí đỏ nhiễm bệnh tại Bình Định và Gia Lai.
+ 60 mẫu giống bí đỏ được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần nhắc lại.
* Đánh giá khả năng chống chịu bệnh khảm lá
- Số lượng: 60 mẫu giống
- Quy mô: 1.200 m2 (60 mẫu giống x 20 m2/mẫu giống)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 05 - 08/2022.
- Phương pháp thực hiện:
+ Nguồn bệnh: Thu thập các lá bí đỏ non có dấu hiệu nhiễm bệnh virus khảm lá và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 2 ⁰C trong túi nilon, thời gian bảo quản không quá 6 tháng. Bên cạnh đó, nguồn bệnh virus được duy trì trong điều kiện nhà lưới bằng cách định kỳ chuyển rầy mềm đang cư trú trên cây bí đỏ nhiễm bệnh sang cây khỏe mạnh.
+ 60 mẫu giống bí đỏ được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần nhắc lại.
1.2. Công việc 1.2. Chọn lọc dòng thuần, đánh giá khả năng kết hợp chung và riêng
a/ Hoạt động 1.2.1. Chọn lọc dòng thuần từ các mẫu giống được tuyển chọn bằng phương pháp tự thụ bắt buộc:
- Số lượng: 60 dòng
- Quy mô: 12.000 m2 {(60 dòng x 50 m2/dòng x 4 vụ (2 vụ năm 2022, 2 vụ năm 2023)}
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2022 - 12/2023.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
b/ Hoạt động 1.2.2. Đánh giá khả năng kết hợp chung và chọn dòng triển vọng
* Lai tạo tổ hợp từ các dòng bí đỏ tự phối:
- Số lượng: 25 dòng mẹ x 2 dòng thử/dạng quả x 2 dạng quả
- Quy mô: 1.000 m2 (50 dòng x 20 m2/dòng).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022 - 11/2022
- Phương pháp thực hiện: Sử dụng phép lai đỉnh (Top-cross) để tiến hành lai các dòng tự phối đời S4 với cây 2 cây thử là các dòng bí đỏ được chọn lọc tới thế hệ thứ 5.
* Đánh giá khả năng kết hợp chung:
- Số lượng: 100 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp chung.
- Quy mô: 4.500 m2 (100 tổ hợp lai x 15 m2/giống/lần lặp x 3 lần lặp).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2022 - 04/2023
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp: Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15 m2.
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
+ Số liệu ở thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp chung được xử lý theo chương trình Line x Tester.
c/ Hoạt động 1.2.3. Đánh giá khả năng kết hợp riêng
* Lai tạo tổ hợp từ các dòng tự phối đời I6 có khả năng kết hợp chung cao
- Số lượng: 6 dòng/dạng quả x 2 dạng quả
- Quy mô: 600 m2 (12 dòng/giống x 50 m2/dòng).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2023 - 7/2023.
- Phương pháp thực hiện: Sử dụng hệ thống lai diallel sơ đồ Griffing 1 để tiến hành lai giữa 6 dòng tự phối đời S6/dạng quả có khả năng kết hợp chung cao.
* Đánh giá khả năng kết hợp riêng:
- Số lượng: 60 tổ hợp lai (30 TH/dạng quả), 12 dòng bố mẹ sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp riêng, giống đối chứng là 2 giống F1 đang trồng phổ biến tại vùng.
- Quy mô: 4.440 m2 {74 giống (60 tổ hợp lai + 12 dòng bố mẹ + 2 giống đối chứng) x 20 m2/giống/lần lặp x 3 lần lặp)}.
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2023 - 12/2023.
- Phương pháp thực hiện:
+ Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 20 m2.
+ Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
+ Đánh giá khả năng kết hợp riêng được phân tích diallel Griffing 1 (Trần Văn Diễn, Tô Cẩm Tú, 1995).
1.3. Công việc 1.3. Sản xuất hạt lai các tổ hợp lai bí đỏ ưu tú
- Số lượng: Các tổ hợp lai ưu tú của 2 dạng quả.
- Quy mô: 5.000 m2 (Dòng bố mẹ của tổ hợp lai bí đỏ ưu tú 2.500 m2/dạng quả x 2 dạng quả x 1 vụ).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 06/2024.
1.4. Công việc 1.4. So sánh sơ bộ và tuyển chọn các THL triển vọng
- Số lượng: 4 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả
- Quy mô: 450 m2 {(10 giống (4 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả + 1 giống đ/c/dạng quả x 2 dạng quả) x 1 vụ x 1 điểm x 3 lặp x 15 m2/lặp)).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2024 – 12/2024.
- Phương pháp thực hiện:
+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15 m2.
+ Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
(2) Nội dung 2. Khảo nghiệm các tổ hợp lai bí đỏ triển vọng
2.1. Công việc 2.1. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh phấn trắng và bệnh khảm lá virus các tổ hợp lai bí đỏ triển vọng bằng lây nhiễm nhân tạo
* Đánh giá khả năng chống chịu bệnh phấn trắng
- Số lượng: 4 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả + 2 giống đối chứng
- Quy mô: 200 m2 {(8 tổ hợp lai + 2 giống đối chứng) x 20 m2/tổ hợp lai}
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2024 - 12/2024.
+ Nguồn bệnh: Mẫu bệnh phấn trắng (Podosphaera xanthii) được thu thập trên các giống bí đỏ nhiễm bệnh tại Bình Định và Gia Lai.
+ 4 tổ hợp lai bí đỏ triển vọng (4 tổ hợp/dạng quả x 2 dạng quả) và 2 giống bí đỏ đối chứng (1 giống đối chứng kháng và 1 giống đối chứng nhiễm) được trồng trong nhà lưới cách ly.
* Đánh giá khả năng chống chịu bệnh khảm lá
- Số lượng: 4 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả + 2 giống đối chứng
- Quy mô: 200 m2 {(8 tổ hợp lai + 2 giống đối chứng) x 20 m2/tổ hợp lai}
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2024 - 12/2024.
+ Nguồn bệnh: Thu thập các lá bí đỏ non có dấu hiệu nhiễm bệnh virus khảm lá và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 2 ⁰C trong túi nilon, thời gian bảo quản không quá 6 tháng. Bên cạnh đó, nguồn bệnh virus được duy trì trong điều kiện nhà lưới bằng cách định kỳ chuyển rầy mềm đang cư trú trên cây bí đỏ nhiễm bệnh sang cây khỏe mạnh.
+ 8 tổ hợp lai bí đỏ triển vọng (4 tổ hợp/dạng quả x 2 dạng quả) và 2 giống bí đỏ đối chứng (1 giống đối chứng kháng và 1 giống đối chứng nhiễm) được được trồng trong nhà lưới cách ly.
+ Phương pháp lây nhiễm và đánh giá tính kháng bệnh được mô tả cụ thể ở Hoạt động 1.1.2, Công việc 1.1 của Nội dung 1.
2.2. Công việc 2.2. Khảo nghiệm diện hẹp các tổ hợp lai bí đỏ triển vọng:
- Số lượng: 2 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả
- Quy mô: 3.240 m2 {(6 giống (2 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả + 1 giống đ/c/dạng quả x 2 dạng quả) x 3 vụ x 4 điểm x 3 lặp x 15 m2/lặp)).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định, Gia Lai, Tây Ninh và Trà Vinh.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2024 - 12/2025 (1 vụ trong năm 2024, 2 vụ trong năm 2025).
- Phương pháp thực hiện:
+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 15 m2.
+ Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
+ Một số chỉ tiêu chất lượng sinh hóa: 6 mẫu (1 mẫu/giống x 6 giống x 1 vụ x 1 điểm).
2.3. Công việc 2.3. Khảo nghiệm diện rộng các tổ hợp lai bí đỏ triển vọng
- Số lượng: 1 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả
- Quy mô: 32.000 m2 {(4 giống (1 tổ hợp lai/dạng quả x 2 dạng quả + 1 giống đ/c/dạng quả x 2 dạng quả) x 2 vụ x 4 điểm x 1.000 m2/giống)).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định, Gia Lai, Tây Ninh và Trà Vinh.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2024 - 12/2025 (1 vụ trong năm 2024 và 1 vụ trong năm 2025).
- Phương pháp thực hiện:
+ Thí nghiệm được bố trí tuần tự không lặp lại, diện tích 1.000 m2/tổ hợp.
+ Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
2.4. Công việc 2.4: Khảo nghiệm tính khác biệt, tình đồng nhất và tính ổn định (DUS) các tổ hợp lai bí đỏ triển vọng
- Số lượng: 02 giống bí đỏ triển vọng (01 giống dạng quả thuôn dài, 01 giống dạng quả tròn dẹt), khảo nghiệm 2 vụ.
- Giống khảo nghiệm DUS được gửi đến Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và SP cây trồng Trung ương.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2025 - 06/2026 (1 vụ trong năm 2025, 1 vụ trong năm 2026).
2.5. Công việc 2.5. Tự công bố lưu hành giống bí đỏ mới chọn tạo
- Số lượng: 02 giống bí đỏ triển vọng (01 giống dạng quả thuôn dài, 01 giống dạng quả tròn dẹt).
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2026 - 12/2026.
(3) Nội dung 3. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác cho các giống bí đỏ mới chọn tạo
- Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2;
- Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
- Địa điểm thực hiện: tại Bình Định và Gia Lai.
- Phân tích đặc điểm nông hóa của đất trước và sau thí nghiệm ở thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
· Số lượng mẫu: 24 mẫu (trước thí nghiệm 1 mẫu/giống/điểm x 2 giống x 2 điểm = 4 mẫu; sau thí nghiệm 5 mẫu/giống/điểm x 2 giống x 2 điểm = 20 mẫu).
- Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở thí nghiệm ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
· Các chỉ tiêu sinh hóa: 20 mẫu (5 mẫu/giống/điểm x 2 giống x 2 điểm).
· Các chỉ tiêu chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm: 20 mẫu (5 mẫu/giống/điểm x 2 giống x 2 điểm).
- Công việc 3.1: Nghiên cứu xác định biện pháp bấm ngọn và tỉa nhánh hợp lý
+ CT1: Không bấm ngọn, không tỉa nhánh (đ/c)
+ CT2: Không bấm ngọn, tỉa và giữ lại 2 nhánh
+ CT3: Không bấm ngọn, tỉa và giữ lại 3 nhánh
+ CT4: Bấm ngọn, không tỉa nhánh
+ CT5: Bấm ngọn, tỉa và giữ lại 2 nhánh
+ CT6: Bấm ngọn, tỉa và giữ lại 3 nhánh
+ Quy mô: 2.160 m2 (2 tổ hợp x 6 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 15 m2/lặp x 2 vụ x 2 điểm).
+ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Gia Lai.
+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2025 - 6/2026.
+ Phương pháp thực hiện: Đối với các công thức áp dụng biện pháp bấm ngọn, khi bí đạt 8 lá thật, bắt đầu bấm ngọn để bí phân nhánh. Trong quá trình chăm sóc, cần điều chỉnh để hướng các nhánh và thân chính lan trong khu vực mặt luống.
- Công việc 3.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng đa lượng:
+ CT1 theo VietGAP (đ/c): 120 kg N + 90 kg P205 +90 Kg K20 + Nền;
+ CT2 theo khuyến cáo của các địa phương (Sở NN và PTNT tỉnh Bình Định) (đ/c 2): 212 kg N + 225 kg P2O5 + 75 kg K2O + Nền;
+ CT3 (tăng 25% so với CT1): 150 kg N + 113 kg P2O5 + 113 kg K2O + Nền;
+ CT4 (giảm 25% so với CT1): 90 kg N + 68 kg P2O5 + 68 kg K2O + Nền;
Nền phân bón cho 1ha: 10 tấn phân HCVS + 300 kg vôi bột.
+ Quy mô: 1.920 m2 (2 tổ hợp x 4 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 20 m2/lặp x 2 vụ x 2 điểm) (theo TCVN 12719:2019 Tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón cho cây trồng hàng năm).
+ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Gia Lai.
+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2025 - 6/2026.
- Công việc 3.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách trồng:
Nghiên cứu xác định khoảng cách trồng thích hợp với kích thước hàng cách hàng 250 cm.
+ CT1: 2,5m x 0,8 m - 5.000 cây/ha;
+ CT2: 2,5m x 0,7 m - 5.714 cây/ha;
+ CT3: 2,5m x 0,6 m - 6.667 cây/ha;
+ CT4: 2,5m x 0,5 m - 8.000 cây/ha;
+ CT5: 2,5m x 0,4 m - 10.000 cây/ha.
+ Quy mô: 1.800 m2 (2 giống x 5 công thức/biện pháp x 2 vụ x 3 lặp x 15 m2/lặp x 2 điểm).
+ Địa điểm: Bình Định, Gia Lai.
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2025 - 6/2026.
(4). Nội dung 4: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 cho các giống bí đỏ mới theo hướng công nghiệp
- Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 2,5 m, cây cách cây 0,6 m; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel, IRRISTAT và Statistix 8.2;
- Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9809:2013 – Yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống bầu bí và TCCS -VNTB: 06/2022/Giá trị canh tác và giá trị sử dụng của cây bí đỏ do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ban hành theo Quyết định số: 90/QĐ-VNTB-KH ngày 21 tháng 02 năm 2022.
- Phân tích hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế của cây trồng để phân tích hiệu quả theo các tiêu chí sau: Tổng giá trị thu nhập (GR) = năng suất x giá bán trung bình; Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư; Lợi nhuận (RVAC) = GR-TVC; Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (VCR) = GR/TVC.
4.1. Công việc 4.1. Nghiên cứu xác định một số biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hạt lai F1 theo hướng công nghiệp
a/ Công việc 4.1.1: Nghiên cứu thời vụ gieo dòng bố và dòng mẹ để xác định thời điểm nở hoa đực và hoa cái trùng khớp
- Quy mô: 450 m2 (2 tổ hợp x 5 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 15 m2/lặp x 1 vụ x 1 điểm).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 06/2025 – 12/2025
- Phương pháp thực hiện: Các dòng bố mẹ được gieo thành 5 thời vụ, mỗi thời vụ gieo cách nhau 7 ngày. Thời vụ thứ nhất gieo ngày 15/1, thời vụ thứ 5 gieo ngày 19/2.
b/ Công việc 4.1.2: Nghiên cứu xác định tỷ lệ cây bố/cây mẹ thích hợp cho sản xuất hạt lai F1 các giống bí đỏ mới.
- Quy mô: 540 m2 (2 tổ hợp x 6 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 15 m2/lặp x 1 vụ x 1 điểm)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 06/2025 – 12/2025
- Phương pháp thực hiện: Thí nghiệm gồm 6 công thức với 6 tỷ lệ cây bố/cây mẹ: 1/3, 1/4, 1/5, 1/6, 1/7, 1/8. Dòng bố mẹ được gieo cùng thời điểm. Tiến hành bao cách ly hoa cái dòng mẹ và hoa đực dòng bó trước khi hoa nở. Thụ phấn cho dòng mẹ được thực hiện vào 7 giờ sáng ngày hôm sau. Khi quả chín thu hoạch dòng bố trước, sau đó thu tất cả các quả trên dòng mẹ và tách lấy hạt, phơi sấy đến độ ẩm bảo quản.
c/ Công việc 4.1.3: Nghiên cứu xác định nồng độ và số lần xử lý ethephon phù hợp nhằm ức chế hình thành hoa đực ở dòng mẹ
- Quy mô: 1.200 m2 (2 tổ hợp x 10 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 20 m2/lặp x 1 vụ x 1 điểm)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 06/2025 – 12/2025
+ Nhân tố ô chính - Số lần xử lý (T):
- T1: 1 lần xử lý (Giai đoạn 2 lá thật)
- T2: 2 lần xử lý (Giai đoạn sau phun lần một 4 ngày)
+ Nhân tố ô phụ - Nồng độ ethephon (C)
- C1 (Đối chứng): Nồng độ ethephon 0 ppm
- C2: Nồng độ ethephon 250 ppm
- C3: Nồng độ ethephon 350 ppm
- C4: Nồng độ ethephon 450 ppm
- C5: Nồng độ ethephon 550 ppm
+ Các công thức: Số lần xử lý 2 x Nồng độ ethephon 5 = 10 công thức
+ Các công thức thí nghiệm: T1C1 (Đối chứng), T1C2, T1C3, T1C4, T1C5, T2C1 (Đối chứng), T2C2, T2C3, T2C4, T2C5.
d/ Công việc 4.1.4: Nghiên cứu xác định chế phẩm bổ trợ thích hợp nhằm tăng cường sức sống hạt phấn dòng bố mẹ
- Quy mô: 1.200 m2 (4 dòng bố mẹ x 5 công thức/dòng x 3 lặp x 20 m2/lặp x 1 vụ x 1 điểm).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 06/2025 – 12/2025
* Các công thức xử lý bao gồm:
+ CT1: Phun nước cất (đối chứng);
+ CT2: Phun axit boric;
+ CT3: Phun Zn-EDTA-15;
+ CT4: Phun Mg-EDTA-6;
+ CT5: Phun EDTA-FeNa.3H2O.
e/ Công việc 4.1.5: Nghiên cứu xác định phương thức thụ phấn phù hợp theo hướng công nghiệp cho sản xuất hạt lai F1 các giống bí đỏ mới.
- Thí nghiệm gồm 4 công thức: 3 công thức thụ phấn bằng tay vào 3 thời điểm trong ngày: 5-7 giờ, 7-9 giờ và 9-11 giờ và 1 công thức thụ phấn tự do nhờ côn trùng.
- Quy mô: 360 m2 (2 tổ hợp x 4 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 15 m2/lặp x 1 vụ x 1 điểm).
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 06/2025 – 12/2025
f/ Công việc 4.1.6: Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch quả giống thích hợp cho sản xuất hạt lai F1 các giống bí đỏ mới.
- Quy mô: 630 m2 (2 tổ hợp x 7 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 15 m2/lặp x 1 vụ x 1 điểm)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 1-4/2026
- Phương pháp thực hiện:
Thí nghiệm gồm 7 công thức với 7 thời điểm thu hoạch sau thụ phấn:
+ Đối với giống bí đỏ dạng quả thuôn dài: 30 ngày, 35 ngày, 40 ngày, 45 ngày 50 ngày, 55 ngày và 60 ngày.
+ Đối với giống bí đỏ dạng quả tròn dẹt: 40 ngày, 45 ngày, 50 ngày, 55 ngày, 60 ngày, 65 ngày và 70 ngày.
4.2. Công việc 4.2. Nghiên cứu xác định một số biện pháp sơ chế, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp.
g/ Công việc 4.2.1: Nghiên cứu phương thức tách và rửa hạt phù hợp theo hướng công nghiệp
* Sản xuất quả lai để phục vụ thí nghiệm:
- Bố trí lai 2 tổ hợp triển vọng để thu hoạch quả phục vụ thí nghiệm
- Quy mô: 900 m2 (2 tổ hợp x 450 m2/tổ hợp)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 - 12/2025
* Bố trí thí nghiệm tách và rửa hạt:
- Gồm 3 công thức với 3 phương thức tách và rửa hạt:
+ CT1: Tách và rửa hạt thủ công
+ CT2: Tách thủ công, ngâm HCl và rửa hạt thủ công
+ CT3: Tách và rửa hạt bằng máy
- Quy mô: Thu hoạch toàn bộ quả của 900 m2 (2 tổ hợp x 3 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 50 m2/lặp)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 - 12/2025
h/ Công việc 4.2.2: Nghiên cứu xác định thời gian và nhiệt độ phơi sấy hạt phù hợp theo hướng công nghiệp
- Gồm 4 công thức với 4 phương thức phơi, sấy:
+ CT1: Phơi dưới bóng râm đến khi độ ẩm đạt 8%.
+ CT2: Phơi dưới bóng râm 1 ngày, sau đó sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 35ºC đến khi độ ẩm đạt 8%.
+ CT3: Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ không đổi 35 ºC đến khi độ ẩm đạt 8%.
+ CT4: Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 30 ºC trong 2 giờ, sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 35 ºC đến khi độ ẩm đạt 8%.
- Quy mô: 24 kg hạt giống tươi (2 tổ hợp x 4 công thức/tổ hợp x 3 lặp x 1,0 kg/lặp)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 6-12/2025
i/Công việc 4.2.3: Nghiên cứu phương thức làm sạch hạt theo hướng công nghiệp:
- Thí nghiệm gồm 3 công thức với 3 phương thức làm sạch hạt, bố trí không lặp lại:
+ CT1: Làm sạch hạt theo phương pháp thủ công (đ/c)
+ CT2: Làm sạch hạt bằng máy thổi hạt
+ CT3: Làm sạch hạt bằng máy sàng tách hạt nông sản
- Quy mô: 18 kg hạt giống khô sau phơi sấy (2 tổ hợp x 3 công thức/tổ hợp x 3 kg/tổ hợp)
- Địa điểm thực hiện: Bình Định
- Thời gian thực hiện: Tháng 6-12/2025
(5) Nội dung 5. Xây dựng điểm trình diễn giống bí đỏ mới chọn tạo
5.1. Công việc 5.1: Xây dựng điểm trình diễn giống bí đỏ mới chọn tạo.
- Số lượng: 01 điểm/giống x 02 giống x 4 điểm .
- Quy mô: 8,0 ha (2 giống x 1,0 ha/giống/điểm x 4 điểm).
- Địa điểm: Bình Định, Gia Lai, Tây Ninh và Trà Vinh.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2026 - 10/2026.
5.2. Công việc 5.2: Tổ chức tập huấn, Hội thảo về giống bí đỏ mới chọn tạo
+ Số lượng: 200 người: (4 lớp x 50 người/lớp)
+ Địa điểm: Bình Định, Gia Lai, Tây Ninh và Trà Vinh
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2026 - 12/2026.
+ Nội dung: Tập huấn giới thiệu giống mới và quy trình kỹ thuật canh tác giống bí đỏ mới cho người dân.
- Hội thảo về giống bí đỏ mới:
+ Số lượng: 1 hội nghị/tỉnh x 4 tỉnh x 50 người/hội nghị
+ Địa điểm: Bình Định, Gia Lai, Tây Ninh và Trà Vinh
+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2026 - 12/2026.
+ Nội dung: Tổ chức hội thảo để giới thiệu, quảng bá và đánh giá hiệu quả kinh tế của giống mới.
6. Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2022 đến tháng 12/2026.
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện: 4.500.000.000,000 đồng
- Kinh phí từ NSNN:4.500.000.000,000 đồng
+ Kinh phí khoán: 4.340.000.000,000 đồng
+ Kinh phí không khoán: 160.000.000,000 đồng