Kết quả Nguyên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn cho vùng DH NTB và Tây Nguyên

admin03/05/2018 09:50 PM

1. Tên nhiệm vụ: Nguyên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn cho vùng DH NTB và Tây Nguyên

2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lại Đình Hòe

Những người thực hiện chính: TS. Lưu Văn Quỳnh, TS. Trần Thị Lợi, ThS. Hồ Sỹ Công, KS. Đỗ Minh Hiện, KS. Hồ Lệ Quyên, ThS. Đào Minh Sô, ThS. Nguyễn Xuân Dũng, ThS. Nguyễn Thị Vân, ThS. Đặng Bá Đàn.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Mục tiêu chung:

Chọn tạo và phát triển giống lúa mới chịu hạn năng suất cao, chất lượng tốt  thích hợp cho vùng sản xuất nhờ nước trời ở  Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Mục tiêu cụ thể:

Chọn  tạo được 1- 2 giống lúa chịu hạn được công nhận và 2-3 dòng triển vọng cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Giống có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn 120 ngày, năng suất tối thiểu đạt 35 tạ/ha trong điều kiện nước trời, chất lượng khá (amylose nhỏ hơn hoặc bằng 22%), thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

4. Các nội dung phải thực hiện:

- Nội dung 1: Thu thập, đánh giá tập đoàn công tác và tạo vật liệu khởi đầu cho tính chịu hạn.

Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, dạng hình, năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh; khả năng  chịu hạn…để xác định các dòng, giống phù hợp dùng làm vật liệu lai tạo, tạo vật liệu khởi đầu

- Nội dung 2: Chọn lọc dòng phân ly theo mục tiêu đề tài

Mỗi dòng từ thế hệ F2 trở đi được cấy thành từng hàng dài 10m; Các dòng  trong từng họ được bố trí kế tiếp nhau, hết họ này đến họ khác.

Định hướng chọn lọc dòng phân ly: Ngắn ngày; thấp cây; chịu hạn tốt; năng suát cao; nhiễm nhẹ sâu, bệnh.

- Nội dung 3: Đánh giá các dòng thuần triển vọng

Các chi tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng; chiều cao cây; độ cứng cây; độ thuần đồng ruộng; độ dài giai đoạn trỗ; khả năng chịu hạn; Mức độ nhiễm sâu, bệnh; Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

- Nội dung 4: Khảo nghiệm  quốc gia, khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình và đề nghị  công nhận giống lúa chịu hạn mới

+ Khảo nghiệm về giá trị canh tác và sử dụng giống lúa (khảo nghiệm VCU)

Các chỉ tiêu theo dõi: Một số chỉ tiêu nông học của giống; các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất; Một số chỉ tiêu chất lượng hạt; Đánh giá tình hình sâu, bệnh.

+ Khảo nghiệm DUS

Các chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá tính  khác biệt, đồng nhất và tính ổn định của giống lúa

+ Khảo nghiệm sản xuất.

Các chỉ tiêu theo dõi: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống.

+ Xây dựng mô hình trình diễn.

Các chỉ tiêu theo dõi: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống; tính hiệu quả kinh tế.

- Nội dung 5: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ gieo, mức phân đạm thích hợp,…) cho giống lúa chịu hạn mới

Các chỉ tiêu theo dõi: Một số đặc điểm nông học; Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống; tính hiệu quả kinh tế.

5. Thời gian thực hiện: 60 tháng, từ  01/2012 - 12/2016

6. Phương thức khoán chi: nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

7. Tổng số kinh phí thực hiện nhiệm vụ: 2.800.000.000 đồng 

- Từ ngân sách sự nghiệp khoa n học: 2.800.000.000 đồng

- Từ nguồn khác: 0đồng

8. Sản phẩm nhiệm vụ:

- Đã thu thập nguồn vật liệu khởi đầu được 222 dòng, giống (đạt 115% so với kế hoạch). Đã xác định được 43 dòng, giống thích hợp dùng làm vật liệu cho lai tạo. Đã lai tạo được 362 tổ hợp lai mới (đạt 241,3% so kế hoạch). Đã tiến hành gây đột biến với 30 mẫu hạt từ 10 dòng,  giống  lúa chịu hạn là: CH208; CH207; CH16; Đuôi nai; Tàu cúc; Bát quạt; LCH34; LCH36; LCH37; LCH3 (đạt 100% so với kế hoạch).

- Đã chọn lọc dòng phân ly từ vật liệu kế thừa 335 dòng; từ  các tổ hợp lai hữu tính 1833 dòng; từ gây đột biến  377 dòng (đạt từ 125,6-183,3% kế hoạch). Thanh lọc hạn  1100 dòng trong nhà lưới và trong phòng. Đã xác định được 20 dòng có nhiều triển vọng cho thí nghiệm so sánh từ HT. 2013 đến  HT.2014; Xác định được 15 dòng  triển vọng cho thí nghiệm so sánh từ 2015 đến 2016.

- Kết quả khảo nghiệm tại Bình Định và Đắc Lắc,  từ  Hè thu 2013 đến Hè thu 2014 đã xác định được giống lúa chịu hạn DH39 và DH14  thích hợp với điều kiện sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu, đạt năng suất trung bình  từ 61,36- 63,10 tạ/ha, cao  hơn giống đối chứng CH208  từ 15,19- 18,23%, nhiễm nhẹ sâu, bệnh hại chính.

+ Kết quả khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn  từ vụ Hè thu 2015 đến vụ  Hè thu 2016, đã xác định được tại Bình Định có 03 giống lúa chịu hạn  đạt năng suất cao là: DH100.1.1.5; DH1.1.4.4; DH26.6.1.3 (65,89-69,17 tạ/ha), cao hơn đối chứng CH208 từ 9,39-14,84%. Tại ĐắcLắc, có  04 đạt năng suất cao là: DH100.1.1.5; DH1.1.4.4; DH1.1.5.1; AN36 (61,90 -68,02 tạ/ha), cao hơn đối chứng từ 12,08 -23,17%. Các  giống  trên đều ngắn ngày, thấp cây, nhiễm nhẹ các đối tượng  sâu, bệnh  hại chính, chịu hạn từ khá đến tốt,  thích hợp với điều kiện sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu ở Bình Định và Đắc Lắc.

- Đã xây dựng 03 mô hình trình diễn với 05 giống lúa chịu hạn mới là DH14; DH15; DH39; DH36; AN36. Kết quả các giống lúa chịu hạn trong mô hình  đạt năng suất cao hơn đối chứng CH208 từ 6,2-13,7%;  Tỷ lệ lợi nhuận cao hơn đối chứng CH208 từ 15,3-73,39% .

+ Đã tổ chức được 04 lớp tập huấn về qui trình kỹ thuật canh tác lúa chịu hạn  tại Bình Định và Đắc Lắc với  tổng số trên 160 lượt  người tham dự.

+  Đã  tổ chức thành công  02 Hội nghị đầu bờ (01 tại Bình Định và 01 tại Đắc Lắc), với tổng số  trên 200 đại biểu tham dự.

- Đã khảo nghiệm VCU  được 06 giống lúa chịu hạn triển vọng (DH39; DH14; DH15; DH36; AN106; AN36). Khảo nghiệm DUS 02 giống lúa chịu hạn triển vọng cho giống lúa chịu hạn DH39 và DH14.

+ Giống lúa chịu hạn DH39 đã  được công nhận sản xuất  thử  cho  vụ Đông xuân và Hè thu tại các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Quyết định số 323/QĐ-TT-CLT ngày 31/08/2017  của Cục Trồng trọt ).

Giống lúa chịu hạn DH39 có thời gian sinh trưởng từ 96-117 ngày ở Bình Định; 106-122 ngày ở Đắc Lắc. Cao cây 92-102 cm; dạng hạt trung bình,  khối lượng 1000 hạt 25-26 gam, hàm lượng amylose 21,7%. Giống  DH39 có khả năng chịu hạn tốt (điểm 1-3), nhiễm nhẹ sâu, bệnh. Năng suất đạt 60,0 -65,2 tạ/ha trong điều kiện nước tưới bấp bênh và trên 50 tạ/ha trong điều kiện nước trời.

+ Đã  chuyển giao cho doanh nghiệp được 01 giống  lúa chịu hạn (BĐR 07); 02 giống lúa chịu hạn  triển vọng là DH14 và AN36 sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản xuất thử trong thời gian tới.

- Đã xác định được  mật độ gieo sạ  thích hợp tại  Bình Định là 110 kg/ha kết hợp với lượng đạm bón 100 kgN/ha đạt năng suất cao (58,80 tạ/ha) và hiệu quả kinh tế cao (14.832 triệu đồng/ha). 

+ Đã xác định được mật độ gieo sạ thích hợp với tỉnh Đắc Lắc là  110 kg giống/ha kết hợp bón 120 kg N/ha đạt năng suất cao (61,82 tạ/ha) và lợi nhuận cao (17.423,5 triệu đồng/ha)

Tin cùng chuyên mục