Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống và quy trình thâm canh giống điều ĐDH102-293 ở vùng Duyên

admin21/04/2016 10:04 AM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG ĐỐI VỚI GIỐNG ĐIỀU ĐDH102-293

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ cây xuất vườn:

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến tỷ lệ xuất vườn của giống điều ĐDH 102-293 được thể hiện trên bảng 3 và bảng 4

Bảng 1: Ảnh hưởng của các thời vụ ghép trong năm đến sinh trưởng của chồi sau ghép 45 ngày.

Công thức

Đường kính

cành ghép (mm)

Chiều cao

chồi ghép (cm)

Số lá trưởng

Thành (lá)

Tháng 5

6,8

18,4

12,3

Tháng 6

6,6

18,7

12,6

Tháng 7

6,7

16,6

11,7

Tháng 8

6,3

16,4

11,2

Tháng 9

6,0

16,2

10,8

Tháng 10

5,6

15,6

9,3

CV%

4,6

5,3

4,7

LSD 5%

0,51

1,23

0,94

Đường kính của chồi mới sau ghép ở các thời vụ ghép khác nhau biến động trong khoảng 5,6-6,8mm, kết quả xử lý thống kê cho thấy thời vụ ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của chồi mới sau ghép, tức là đã có sự khác biệt rõ rệt về đường kính chồi mới sau ghép giữa thời vụ ghép trong tháng 5,6 và 7 với thời vụ tháng 9 và 10. Chiều cao của chồi mới sau ghép ở các thời vụ khác nhau biến động trong khoảng 15,6-18,7cm, kết quả xử lý thống kê cho thấy có sự sai khác rõ rệt về chiều cao giữa ghép vào tháng 5,6 với tháng 7,8 và với tháng 9,10. tương tự như vậy số lá trưởng thành cũng có sự khác biệt giữa các thời vụ ghép trên

Như vậy, đối với giống điều ĐDH102-293 thời vụ ghép thích hợp là vào tháng 5,6,7 và 8, sẽ cho tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn cao nhất, đồng thời chồi ghép cũng sinh trưởng tốt nhất

Song song với tình hình sinh trưởng, tỷ lệ sống của chồi ghép và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cũng là các chỉ tiêu quan trọng đối với cây giống điều ghép. Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của chồi sau ghép 45 ngày được thể hiện trên bảng 4.

Bảng 2: Ảnh hưởng của các thời vụ ghép trong năm đến tỷ lệ sống sau ghép và tỷ lệ cây xuất vườn

Công thức

Tỉ lệ sống sau ghép 15 ngày  (%)

Tỉ lệ sống sau ghép 30 ngày  (%)

Tỉ lệ sống sau ghép 45 ngày  (%)

Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn sau 60 ngày ghép (%)

Tháng 5

98,3

90,8

88,6

73,1

Tháng 6

96,9

93,3

92,2

76,4

Tháng 7

98,3

91,7

90,6

72,5

Tháng 8

95,8

86,1

84,4

67,8

Tháng 9

93,3

76,7

74,4

52,2

Tháng 10

88,9

48,9

46,9

34,7

CV%

0,4

3,5

2,9

4,4

LSD 5%

0,68

5,23

4,25

4,99

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4 cho thấy: Sau ghép 15 ngày tỷ lệ sống của chồi ghép trong các công thức thí nghiệm biến động không lớn trong khoảng 88,9-98,3%. Sau ghép 30 ngày tỷ lệ cây sống biến động mạnh hơn từ 48,9% đến 93,3%, kết quả xử lý thống kê cho thấy: yếu tố thời vụ ghép có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sau ghép 30 ngày, trong đó cao nhất là ghép ở thời điểm tháng 5; 6; 7 đạt tỷ lệ sống trên 90%,  tháng 8 đạt tỷ lệ sống trên 86,1%. Đạt tỷ lệ sống thấp nhất là tháng 10 = 48,9% và tháng 9 = 76,7%. Tương tụ như vậy sau ghép 60 ngày cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của các thời điểm ghép biến động từ 34,7% đến 76,4%  thấp nhất ở tháng 10 đạt 34,7%  kế đến là tháng 9 đạt 52,2%. Các thời điểm ghép ở tháng 5; 6; 7 và tháng 8 có tỷ lệ cây xuất vườn biến động từ 67,8% đến 76,4%.

Như vậy kết quả nghiên cứu trên cho thấy thời vụ ghép thích hợp với giống điều ĐDH 102-293 là vào các tháng 5, 6, 7 và tháng 8 hàng năm ở khu vực Duyên hải Nam trung bộ đạt tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất. Nhưng để phù hợp với thời vụ trồng  chỉ nên ghép từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.

Nghiên cứu ảnh hưởng của số hàng bầu/luống đến tỷ lệ cây xuất vườn:

Thí nghiệm sử dụng túi bì có khích thước 18 x 28 cm để thực hiện, kết quả được trình bày trên bảng 5 và bảng 6

Bảng 3: Ảnh hưởng của số hàng bầu/luống  đến sinh trưởng của gốc ghép tại thời điểm 75 ngày sau khi gieo

Công thức

Tỉ lệ sống  (%)

Chiều cao cây (cm)

Đường kính gốc (mm)

Số lá trên cây (lá)

Tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn (%)

CT 1

85,3

43,0

6,3

14,2

84,2

CT 2

90,0

48,0

5,8

14,5

88,3

CT 3

93,3

52,5

5,5

14,3

90,8

CV%

2,1

6,0

6,2

6,1

1,9

LSD0.05

4,2

6,5

0,8

1,2

3,7

Kết quả được trình bày ở bảng 5 cho thấy: Sau khi gieo 75 ngày tỷ lệ cây sống tại các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 85,3-93,3%, Công thức 6 hàng/luống (CT2) và 8 hàng/luống (CT3) có tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa so với công thức 1 (4 hàng/luống). Về các yếu tố sinh trưởng như chiều cao cây, đường kính gốc và số lá trên cây tại thời điểm 75 ngày sau khi gieo tại các công thức thí nghiệm biến động không đáng kể, tức là số hàng/luống chua ảnh hưởng đến sinh trưởng của gốc ghép. Về tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn ghép biến đọng trong khoảng 84,2-90,8, kết quả xử lý thống kê cho thấy đã có sự sai khác có ý nghĩa giữa công thức 1 với công thức 2 và công thức 3.

Bảng 4: Ảnh hưởng của số bầu/luống đến tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn và tình hình sinh trưởng của chồi ghép

Công thức

Tỉ lệ sống sau ghép 30 ngày(%)

Tỉ lệ sống sau ghép 45 ngày(%)

Tỉ lệ sống sau ghép 60 ngày (%)

Tỷ lệ hao hụt (%)

Đường kính cành ghép (mm)

Chiều cao chồi ghép  (cm)

Số lá trưởng thành (lá)

CT 1

97,0

96,0

94,4

20,6

6,6

17,4

11,8

CT 2

98,4

96,5

94,3

15,7

6,3

17,5

11,7

CT 3

97,8

96,3

93,6

15,0

6,2

16,1

10,5

CV%

0,7

0,8

0,7

10,5

LSD0.05

1,56

1,59

1,43

4,32

Ở 3 công thức thí nghiệm đều cho tỷ lệ ghép sống tương đối cao, tỷ lệ sống sau ghép 30 ngày trên 97% , sau 45 ngày trên 96%. Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn sau ghép 60 ngày giữa các công thức thí nghiệm biến động  từ 93,6 đến 94,4%. tuy nhiên, tỷ lệ hao hụt giữa các công thức có sự khác nhau giữa các công thức, tỷ lệ hao hụt của CT1 cao hơn có ý nghĩa so với CT2 và CT3. các chỉ tiêu về sinh trưởng như: chiều cao chồi ghép, đường kính chồi và số lá/chồi 60 sau ngày ghép giữa các công thức thí nghiệm không biến động nhiều.

Như vậy, số hàng trên luống có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của gốc ghép, tỷ lệ gốc ghép đạt tiêu chuẩn và tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất cây giống, nhưng số hàng trên luống không ảnh hưởng đến sinh trưởng của gốc ghép, chồi ghép, tỷ lệ sống sau ghép.

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÂM CANH ĐỐI VỚI GIỐNG ĐIỀU ĐDH102-293

Hoàn thiện quy trình thâm canh đối với giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi tại xã Cát Lâm, huyện Phù Cát

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến sinh trưởng,  phát triển và năng suất của giống điều ĐDH102-293

Bảng 5: Ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến đường kính thân và chiều cao cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi tại Cát Lâm

Công thức

Đường kính thân sau trồng (cm)

Chiều cao cây sau trồng (m)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT 1

4,0

4,6

5,4

7,8

1,4

1,6

1,9

1,9

CT2(Đ/C)

3,5

4,4

5,6

7,9

1,3

1,7

1,9

2,0

CT 3

3,7

4,6

6,1

8,6

1,5

1,9

2,0

2,2

CT 4

4,1

4,8

6,6

9,2

1,4

2,0

2,1

2,4

CV%

8,5

6,6

5,5

7,5

8,7

6,8

11,5

11,8

LSD5%

0,6

0,5

0,6

1,2

0,2

0,2

0,4

0,5

Sau 30 tháng trồng, đường kính thân ở các công thức đạt từ 7,8 – 9,2 cm, trong đó công thức đối chứng có đường kính đạt 7,9 cm, nhỏ nhất là công thức 1 (7,8 cm), và công thức 4 có đường kính thân lớn nhất (9,2 cm) và lớn hơn so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa 0,05.

Chiều cao cây của điều ở các công thức bón phân khác nhau sau 30 tháng trồng biến động từ 1,9 – 2,4 m, trong đó công thức đối chứng có chiều cao cây 2,0 m, giữa các công thức không có sai khác nhiều và không sai khác so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, qua theo dõi sinh trưởng đường kính thân và chiều cao cây của điều ở các công thức thí nghiệm cho thấy, công thức 4 là công thức có đường kính thân và chiều cao cây lớn nhất trong các công thức.

Bảng 6: Ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến đường kính tán và số chồi/cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi tại Cát Lâm, Phù Cát

Công thức

Đường kính tán sau trồng (m)

Số chồi/cây sau trồng (chồi)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT 1

1,1

1,3

1,6

1,8

32,1

48,8

74,5

121,5

CT2(Đ/C)

1,2

1,5

1,8

2,0

28,7

54,3

81,7

131,2

CT 3

1,1

1,4

1,8

2,2

34,5

58,8

88,5

144,9

CT 4

1,3

1,5

2,0

2,4

35,6

59,0

88,2

146,5

CV%

12,0

10,1

8,6

8,7

9,6

16,9

15,9

6,7

LSD5%

0,3

0,2

0,3

0,3

5,9

17,6

24,9

17,1

Sau 30 tháng trồng, đường kính tán ở các công thức bón phân khác nhau biến động từ 1,8 – 2,4 m, trong đó công thức đối chứng có đường kính tán đạt 2,0 m, đường kính tán nhỏ nhất là công thức 1 (1,8 m), lớn nhất là công thức 4 đạt 2,4 m và có sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê 0,05 so với công thức đối chứng.

Sau 30 tháng trồng, giống điều ĐDH102-293 ở các công thức thí nghiệm có số chồi đạt từ 121,5 – 146,5 chồi/cây. Trong đó, số chồi trên cây thấp nhất là công thức 1 (121,5 chồi/cây), tiếp đến là công thức đối chứng (131,2 chồi/cây) và cao nhất là công thức 4 và công thức 3 và cao hơn công thức đối chứng trên 13 chồi/cây, nhưng ở mức không có ý nghĩa thống kê.

Cùng với các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây trồng nói chung và cây điều nói riêng không những phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai, khí hậu, bảo vệ thực vật mà còn phụ thuộc nhiều vào phân bón. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống điều ĐDH102-293 sau 30 tháng trồng được thể hiện ở Bảng 9:

Bảng 7: Ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi

Công thức

Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả thu/chùm (quả)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Số hạt/kg (hạt)

Tỷ lệ nhân (%)

CT 1

73,8

49,9

1,33

0,45 c

150,6

28,8

CT2(Đ/C)

73,2

51,2

1,60

0,61 bc

148,9

29,5

CT 3

76,5

54,1

1,97

0,78 ab

148,4

29,4

CT 4

77,2

55,1

2,10

0,82 a

147,7

29,7

CV%

10,9

9,1

14,2

13,3

LSD5%

15,4

8,9

0,47

0,18

Tỷ lệ chồi ra hoa giữ các công thức biến động từ 73,2-77,2%, trong đó tỷ lệ chồi ra hoa của công thức đối chứng đạt thấp nhất (73,2%) và cao nhất là công thức 4 đạt 77,2%. Tuy nhiên giữa các công thức không có sai khác ở mức ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ chồi hữu hiệu dao động từ 49,9-55,1%, trong đó tỷ lệ chồi hữu hiệu của công thức đối chứng đạt 51,2%. Số quả/chùm giữa các công thức đạt từ 1,33-2,10 quả/chùm, trong đó số quả/chùm của công thức đối chứng đạt 1,6 quả/chùm, số quả/chùm đạt cao nhất và cao hơn công thức đối chứng và công thức 1 ở mức có ý nghĩa thống kê 0,05 là công thức 4 (2,1 quả/chùm).

Sau 30 tháng trồng, năng suất thực thu biến động từ 0,45-0,82 kg/cây, năng suất thực thu cao nhất và cao hơn công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 4 (0,82 kg/cây), các công thức còn lại không có sự sai khác so với đối chứng ở mức có ý nghĩa. Số lượng hạt/kg giữa các công thức đạt từ 147,7-150,6 hạt/kg, tỷ lệ giữa các công thức nhân đạt từ 28,8-29,7%. Tóm lại, trên đất đồi bón phân NPK với lượng (420 N + 140 P2O5 + 140 K2O)g/cây cho năng suất điều cao nhất (0,82 kg/cây), tăng 34,4% so với công thức đối chứng bón với lượng (300 N + 100 P2O5 + 100 K2O)g/cây.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến sinh trưởng, phát triển của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi tại Cát Lâm

Bảng 8: Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến đường kính thân và chiều cao cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi

Công thức

Đường kính thân sau trồng (cm)

Chiều cao cây sau trồng (m)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT1(Đ/C)

3,7

4,4

5,4

6,8

1,5

1,6

1,8

1,8

CT 2

4,0

4,6

5,6

7,8

1,3

1,6

1,8

1,9

CT 3

3,9

4,6

5,9

8,3

1,4

1,7

1,9

2,1

CT 4

4,2

4,8

5,9

8,3

1,5

1,9

2,1

2,3

CV%

6,2

5,3

6,7

7,9

14,0

11,8

9,5

10,0

LSD5%

0,5

0,4

0,7

1,2

0,4

0,4

0,3

0,4

(Ghi chú : CT : 1 bón NPK; CT: 2 bón NPK + S; CT: 3 bón NPK + S + Vi lượng (Bo, Zn, Cu, Mn); CT: 4 bón NPK +S+Vi lượng + KTST)

Sau 30 tháng trồng, đường kính thân ở các công thức đạt từ 6,8-8,3 cm. Trong đó công thức đối chứng có đường kính thân (đạt 6,8 cm) nhỏ nhất và nhỏ hơn công thức 3 và công thức 4 ở mức có ý nghĩa thống kê 0,05. Chiều cao cây của điều sau 30 tháng trồng ở các công thức biến động từ 1,8 – 2,3 m, công thức đối chứng có chiều cao cây thấp nhất (1,8 m) và thấp hơn công thức 4 ở mức có ý nghĩa thống kê, các công thức còn lại không có sự sai khác ở mức ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Ngoài ra đường kính tán và số chồi/cây cũng là chỉ tiêu sinh trưởng quan trong để đánh giá sinh trưởng của cây điều. Kết quả thể hiện ở Bảng 11 cho thấy: Sau 30 tháng trồng, đường kính tán của điều ở các công thức đạt từ 1,8-2,2 m, trong đó công thưc 4 có đường kính tán lớn nhất đạt (2,2 m), nhỏ nhất là CT 2 và CT đối chứng 1,8 m. Tuy nhiên, giữa các công thức không có sai khác ở có ý nghĩa thống kê.

Bảng 9: Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến đường kính tán và số chồi/ cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi tại Cát Lâm, Phù Cát

Công thức

Đường kính tán sau trồng (m)

Số chồi/cây sau trồng (chồi)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT1 (Đ/C)

1,1

1,3

1,7

1,8

27,5

53,1

78,9

125,5

CT 2

1,3

1,4

1,7

1,8

33,3

55,3

84,2

131,1

CT 3

1,2

1,4

1,8

2,1

36,7

55,8

86,4

138,5

CT 4

0,9

1,3

1,8

2,2

32,8

57,3

89,4

145,8

CV%

15,4

12,8

10,4

10,2

8,3

14,0

10,4

12,2

LSD5%

0,3

0,3

0,3

0,4

5,1

14,6

16,7

31,1

Qua số liệu bảng trên cho thấy: Số chồi/cây sau 30 tháng trồng ở các công thức biến động từ 125,5-145,8 chồi/cây, trong đó công thức 4 có số chồi/cây cao nhất (145,8 chồi/cây) và cao hơn đối chứng là 20,3 chồi/cây, còn lại công thức 2 có số chồi/cây đạt 131,1 chồi/cây, công thức 3 đạt 138,5 chồi/cây.

Bảng 10: Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi

Công thức

Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả thu/chum (quả)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Số hạt/kg (hạt)

Tỷ lệ nhân (%)

CT1 (Đ/C)

70,9

50,5

1,48

0,59 b

149,8

29,1

CT 2

74,3

52,4

1,60

0,67 ab

148,3

29,4

CT 3

74,5

54,8

1,66

0,70 ab

146,9

30,5

CT 4

76,5

55,1

1,77

0,79 a

145,7

30,1

CV%

11,6

14,7

10,8

10,1

LSD5%

16,2

14,7

0,33

0,14

Qua kết quả theo dõi số liệu bảng trên cho thấy: Tỷ lệ chồi ra hoa giữ các công thức biến động từ 70,9-76,5%, trong đó tỷ lệ chồi ra hoa của công thức đối chứng đạt thấp nhất (70,9%) và cao nhất là công thức 4 đạt 76,5 %. Tuy nhiên, tỷ lệ chồi ra hoa giữa các công thức không có sai khác ở mức ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ chồi hữu hiệu dao động từ 50,5-55,1%, trong đó tỷ lệ chồi hữu hiệu của công thức đối chứng đạt 50,5% và giữa các công thức không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê. Số quả/chùm giữa các công thức đạt từ 1,48-1,77 quả/chùm, trong đó số quả/chùm của công thức đối chứng đạt 1,48 quả/chùm, số quả/chùm đạt cao nhất là công thức 4 (1,77 quả/chùm).

Năng suất thực thu biến động từ 0,59-0,79 kg/cây, năng suất thực thu cao nhất và cao hơn công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 4 (0,79 kg/cây), các công thức còn lại không có sự sai khác so với đối chứng ở mức có ý nghĩa. Số lượng hạt/kg  giữa các công thức đạt từ 145,7-149,8 hạt/kg, tỷ lệ nhân ở các mức bón phân khác nhau ít có sự khác nhau (tỷ lệ nhân đạt từ 29,1-30,5%). Như vậy, trên đất đồi, bòn NPK + S + Vi lượng + KTST năng suất điều đạt cao nhất (0,79 kg/cây), tăng 33,9% so với chỉ bón NPK.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh đến sinh trưởng, phát triển giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi tại Cát Lâm, Phù Cát

Bảng 11:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến đường kính thân và chiều cao cây của giống điều ĐDH102-293 trồng trên đất đồi

Công thức

Đường kính thân sau trồng (cm)

Chiều cao cây sau trồng (m)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT1 (Đ/C)

3,8

4,5

5,3

6,6

1,3

1,6

1,7

1,7

CT 2

3,5

4,4

6,0

8,4

1,4

1,7

2,1

2,3

CT 3

4,1

4,8

5,7

8,0

1,4

1,7

1,8

2,0

CT 4

3,7

4,4

5,5

6,9

1,6

1,9

2,1

2,1

CV%

7,8

6,5

6,6

7,3

11,1

9,2

10,4

11,0

LSD5%

0,6

0,5

0,7

1,0

0,3

0,2

0,4

0,4

Sau 30 tháng trồng đường kính thân giữa các công thức biến động từ 6,6 đến 8,4 cm, trong đó công thức 1 có đường kính nhỏ nhất là 6,6 cm và công thức 2 và công thức 3 có đường kính lớn nhất đạt lần lượt là 8,4 cm và 8,0 cm và có sự sai khác ý nghĩa thống kế so với công thức 1 và công thức 4.

Chiều cao cây sau 30 tháng trồng ở các công thức phun thuốc bảo vệ thực vật khác nhau đạt từ 1,7-2,3 m, trong đó chiều cao cây cao nhất và cao hơn công thức 1 ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 2 (đạt 2,2 m), các công thức còn lại không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê.

Bảng 12:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến đường kính tán và số chồi/cây của giống điều ĐDH102-293 trồng trên đất đồi

Công thức

Đường kính tán sau trồng (m)

Số chồi/cây sau trồng (chồi)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT1 (Đ/C)

1,2

1,3

1,6

1,7

28,6

41,2

62,5

101,5

CT 2

1,1

1,6

1,8

2,2

33,3

55,8

87,5

138,9

CT 3

1,2

1,5

1,7

2,0

36,4

56,7

85,0

136,1

CT 4

1,4

1,6

1,8

1,9

25,1

55,8

83,8

125,9

CV%

16,3

13,3

12,7

12,4

9,8

15,7

14,7

7,4

LSD5%

0,3

0,4

0,4

0,5

5,7

15,5

22,1

16,8

Sâu bênh hại là một trong các nguyên nhân chính làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng nói chung và cây điều nói riêng.

Đường kính tán sau 30 tháng trồng ở các công thức thí nghiệm đạt từ 1,7-2,2 m, trong đó công thức 2 có đường kính tán lớn nhất đạt 2,2 m, tiếp đến là công thức 3 (2,0 m) và nhỏ nhất là công thức 1 (1,7 m), đường kính tán giữa các công thức không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê. Do ảnh hưởng của sâu, bệnh hại nên số chồi trên cây giữa các công thức biến động khá nhiều từ 101,5-138,9 chồi/cây, trong đó công thức 1 có số chồi trên cây thấp nhất và thấp hơn các công thức còn lại ở mức có ý nghĩa thống kê.

Bảng 13:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống điều ĐDH102-293 trồng trên đất đồi

Công thức

Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả thu/chum (quả)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Số hạt/kg (hạt)

Tỷ lệ nhân (%)

CT 1 (Đ/C)

65,8

46,3

1,07

0,23 c

152,7

27,5

CT 2

72,9

58,1

1,70

0,72 a

147,6

29,3

CT 3

71,7

55,7

1,63

0,70 ab

147,3

29,7

CT 4

69,8

50,4

1,57

0,57 b

149,4

29,2

CV%

11,4

14,6

10,8

13,2

LSD5%

15,4

14,3

0,31

0,15

Kết quả theo dõi số liệu bảng trên cho thấy: Tỷ lệ chồi ra hoa giữ các công thức biến động từ 65,8-72,9%, trong đó tỷ lệ chồi ra hoa của công thức 1 đạt thấp nhất (65,8%) và cao nhất là công thức 2 đạt 72,9 %. Tuy nhiên, tỷ lệ chồi ra hoa giữa các công thức không có sai khác ở mức ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ chồi hữu hiệu dao động từ 46,3-58,1%, trong đó tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất là công thức 2 đạt 58,1%, tiếp đến là công thức 3 đạt 55,7%, công thức 4 đạt 50,4 và thấp nhất là công thức 1, giữa các công thức không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê.

Số quả/chùm giữa các công thức đạt từ 1,07-1,70 quả/chùm, trong đó số quả/chùm của công thức 1 thấp nhất và thấp hơn các công thức còn lại ở mức có ý nghĩa thống kê. Năng suất thực thu biến động từ 0,23-0,72 kg/cây, năng suất thực thu cao nhất là công thức 4 (0,72 kg/cây), tiếp đến là công thức 3 (0,70 kg/cây), công thức 4 (0,57 kg/cây) và cao hơn công thức ở mức có ý nghĩa thống kê, Số lượng hạt/kg  giữa các công thức đạt từ 147,3-152,7 hạt/kg, tỷ lệ nhân ở các công thức đạt từ 27,5-29,7%. Tóm lại, trên đất đồi việc phun thuốc BVTV ở giai đoạn nhạy cảm và phun định kỳ 15 ngày/lần năng suất điều tăng trên 3 lần so với việc không sử dung thuốc BVTV. Vì vậy, việc phun thuốc BVTV có ý nghĩa rất quan trong đối với cây điều.

Bảng 14:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến một số sâu bệnh hại chính trên giống điều ĐDH102-293 trên đất đồi Cát Lâm

Công

thức

Bọ phấn đầu dài (cấp 1-3)

Sâu phỏng lá

(cấp 1-3)

Sâu ăn lá
(cấp 1-3)

Bọ xít muỗi

(cấp 1-3)

Sâu đục quả

(cấp 1-3)

Bệnh thán

thư

(cấp 1-9)

CT 1 (Đ/C)

1

2

2

3

2

3

CT 2

-

1

1

1

1

1

CT 3

-

1

1

1

1

1

CT 4

1

1

1

2

1

1

Phun thuốc bảo vệ thực vật có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động của sâu, bệnh hại đến cây trồng. Qua theo dõi tình hình sâu, bệnh hại ở các công thức thí nghiệm cho thấy các công thức có phun phòng ít bị sâu bệnh hai. Ở các công thức 2 và công thức 3 (công thức có phun phòng thuốc bảo vệ thực vật) mức độ các đối tượng sâu, bệnh chỉ ở cấp 1, công thức 4 bọ xít muỗi  bị hại ở cấp 2 còn lại đối tượng sâu ăn lá và bệnh than thư ở cấp 1. Trong đó, công thức 1 không phun thuốc bảo vệ thực vật mức độ nhiễm sâu phỏng lá, sâu ăn là ở cấp 2, bọ xít muỗi gây hại ở cấp 3 và bệnh thán thư ở cấp 3.

Hoàn thiện quy trình thâm canh đối với giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến sinh trưởng phát triển của giống điều ĐDH102-293

Bảng 15: Ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến đường kính thân và chiều cao cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát Hiệp

Công thức

Đường kính thân sau trồng (cm)

Chiều cao cây sau trồng (m)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT 1

3,6

4,1

5,4

7,5

1,2

1,5

1,6

1,7

CT2 (Đ/C)

3,4

4,1

5,4

7,6

0,9

1,3

1,7

1,9

CT 3

4,0

4,4

5,6

7,8

1,1

1,6

1,8

2,2

CT 4

3,7

4,3

5,5

7,8

1,1

1,7

2,2

2,4

CV%

10,7

6,6

5,5

5,5

16,1

11,5

9,5

10,2

LSD5%

0,7

0,8

0,6

0,8

0,3

0,3

0,3

0,4

Qua số liệu bảng trên cho thấy: Sau 30 tháng trồng đường kính thân ở các công thức đạt 7,5-7,8 cm, ít có sự sai khác giữa các công thức, trong đó công thức 3 và công thức 4 có đường kính lớn nhất (7,8 cm), tiếp đến là công thức đối chứng (7,6 cm) và nhỏ nhất là công thức 1.

Chiều cao cây sau 30 tháng trồng giữa các công thức biến động khá nhiều (từ 1,7 đến 2,4 m), trong đó công thức 4 có chiều cao cây cao nhất đạt 2,4 m và cao hơn công thức 1 và công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê 0,05.

Qua theo dõi sinh trưởng phát triển của điều sau 30 tháng trồng (Bảng 18) cho thấy: Đường kính tán giữa các công thức biến động khá nhiều từ 1,6-2,2 m, trong đó công thức có đường kính tán lớn nhất là công thức 4 đạt 2,2 m, tiếp đến là công thức 3 đạt 2,1 m, công thức đối chứng đạt 1,8 m và thấp nhất và thấp hơn công thức 4 ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 1 đạt 1,6 m. Giữa các công thức không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Bảng 16: Ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến đường kính tán và số chồi/cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát hiệp

Công thức

Đường kính tán sau trồng (m)

Số chồi/cây sau trồng (chồi)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT 1

1,0

1,2

1,4

1,6

26,7

48,9

75,5

121,0

CT2 (Đ/C)

0,9

1,2

1,5

1,8

33,2

52,7

80,3

126,0

CT 3

1,0

1,3

1,7

2,1

24,5

56,5

84,8

138,7

CT 4

0,9

1,2

1,8

2,2

31,7

55,2

86,9

141,3

CV%

12,9

10,1

10,3

10,5

9,9

17,2

18,4

6,3

LSD5%

0,2

0,2

0,3

0,4

5,5

17,3

28,3

15,5

Sau 30 tháng trồng, số chồi trên/cây ở các công thức đạt từ 121,0-141,3 chồi/cây. Trong đó công thức đối chứng có số chồi/cây đạt 126,0, cao nhất và cao hơn công thức 1 ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 4 (141,3 chồi/cây). Tuy nhiên, giữa các công thức không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Bảng 17: Ảnh hưởng của lượng phân đạm, lân và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát hiệp – Phù Cát

Công thức

Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả thu/chum (quả)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Số hạt/kg (hạt)

Tỷ lệ nhân (%)

CT 1

72,2

47,8

1,27

0,42 b

151,3

28,7

CT2(Đ/C)

74,3

52,1

1,53

0,59 b

149,5

29,3

CT 3

74,5

54,2

1,77

0,77 a

148,2

29,6

CT 4

76,5

55,4

1,80

0,80 a

148,6

29,5

CV%

12,1

10,8

14,4

13,2

LSD5%

16,9

10,6

0,41

0,17

Tỷ lệ chồi ra hoa giữa các mức bón phân khác nhau đạt từ 72,2-76,5%, tỷ lệ chồi ra hoa cao nhất là CT4, tiếp đến là CT3 (74,5%), CT đối chứng (74,3%) và thấp nhất là CT1. Tương tự tỷ lệ chồi ra hoa, tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất là CT4 (55,4%), CT3 (54,2%), công thức đối chứng 52,1 và thấp nhất là CT1 (47,8%). Ở vụ trái đầu tiên sau 30 tháng trồng, số quả/cây giữa các công thức đạt từ 1,27-1,80 quả/cây, trong đó CT4 và CT3 có số quả/cây cao nhất và cao hơn CT1 ở mức có ý nghĩa thống kê. Mặc dù, công thức 4 và công thức 3 có số quả cao hơn CT đối chứng nhưng ở mức không có ý nghĩa thống kê. Năng suất giữa các công thức đạt từ 0,42-0,80 kg/cây, trong đó đối chứng đạt 0,59 kg/cây thấp hơn CT4 (0,80 kg/cây) và CT3 (0,77 kg/cây) ở mức có ý nghĩa thống kê, CT1 có năng suất thấp nhất nhưng sự sai khác không có ý nghĩa so với CT đối chứng. Số hạt/kg giữa các công thức đạt từ 148,2-151,3 hạt, tỷ lệ nhân đạt từ 28,7-29,6%, nhìn chung số hạt/kg và tỷ lệ nhân ít có sự sai khác giữa các công thức.

Như vậy, trên đất cát việc bón phân NPK với lượng (420 N + 140 P2O5 + 140 K2O)g/cây, năng suất điều đạt (0,8 kg/cây), tăng 35,6% so với việc bón NPK với lượng (300 N + 100 P2O5 + 100 K2O)g/cây.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống điều ĐDH102-293.

Bảng 18: Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến đường kính thân và chiều cao cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát Hiệp

Công thức

Đường kính thân sau trồng (cm)

Chiều cao cây sau trồng (m)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT1 (Đ/C)

3,4

3,8

5,3

6,6

0,8

1,2

1,6

1,7

CT 2

3,5

4,0

5,4

6,9

1,1

1,5

1,7

1,8

CT 3

3,9

4,2

5,6

7,1

0,8

1,3

1,7

1,8

CT 4

3,4

4,0

5,6

7,8

0,9

1,5

1,9

2,1

CV%

8,1

7,2

6,6

6,5

16,7

10,9

11,0

11,7

LSD5%

0,5

0,5

0,7

1,0

0,3

0,3

0,4

0,4

Đường kính thân của các công thức trong thí nghiệm sau 30 tháng trồng đạt từ 6,6-7,8 cm, trong đó công thức 4 có đường kính thân lớn nhất (đạt 7,8 cm) và lớn hơn công thức 1 ở mức có ý nghĩa thống kê.

Sau 30 tháng trồng, chiều cao cây giữa các công thức biến động từ 1,7-2,1 m, trong đó chiều cao cây cao nhất và cao hơn công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 4 đạt 2,1 m, chiều cao cây của công thức 2 và 3 đều đạt 1,8 m và không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng.

Bảng 19: Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng đến đường kính tán và số chồi/cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát Hiệp

Công thức

Đường kính tán sau trồng (m)

Số chồi/cây sau trồng (chồi)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT1(Đ/C)

0,9

1,1

1,5

1,7

26,4

49,7

84,1

126,8

CT 2

1,0

1,3

1,6

1,8

29,5

52,9

87,4

129,5

CT 3

1,1

1,4

1,8

1,8

24,7

53,4

86,7

134,5

CT 4

1,0

1,4

1,9

2,2

30,2

55,1

94,5

143,8

CV%

14,1

10,9

10,6

10,8

6,9

19,8

8,9

7,2

LSD5%

0,3

0,3

0,3

0,4

3,6

19,6

14,8

18,2

Đường kính tán sau 30 tháng trồng ở các công thức đạt từ 1,7-2,2 m, trong đó đường kính tán lớn nhất và lớn hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 4 đạt 2,2 m, tiếp đến là công thức 2 và 3 cùng đạt 1,8 m cao hơn công thức 1 và nhỏ nhơn công thức 4 nhưng ở mức không có ý nghĩa thống kê.

Sau 30 tháng trồng số chồi giữa các công thức biến động tử 126,8-143,8 chồi/cây. Số chồi trên cây nhiều nhất và nhiều hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 4 (143,8 chôi/cây), hai công thức 2 và công thức 3 có số chồi/cây tương đương nhau, lần lượt là 129,5 chồi/cây và 134,5 chồi/cây cao hơn công thức 1 nhưng ở mức không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 20: Ảnh hưởng của chế phẩm phân bón lá vi lượng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát

Công thức

Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả thu/chùm (quả)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Số hạt/kg (hạt)

Tỷ lệ nhân (%)

CT1(Đ/C)

69,9

49,1

1,47

0,59 b

150,1

29,3

CT 2

72,2

50,1

1,55

0,63 ab

149,5

29,5

CT 3

72,7

53,5

1,65

0,67 ab

148,7

30,2

CT 4

78,5

55,5

1,72

0,76 a

147,8

29,8

CV%

12,0

15,2

11,0

10,9

LSD5%

16,6

14,9

0,34

0,14

Kết quả số liệu bảng trên cho thấy: Tỷ lệ chồi ra hoa giữa các công thức đạt từ 69,9%-78,5%, trong đó tỷ lệ chồi ra hoa cao nhất là công thức 4 và thấp nhất là công thức 1. Tương tự tỷ lệ chồi ra hoa, tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất là công thức 4 đạt 55,5, tiếp đến là công thức 3 đạt 53,5%, công thức 2 đạt 50,1% và thấp nhất là công thức 1 (49,1%). Tuy nhiên, tỷ lệ chồi ra hoa và chồi hữu hiệu giữa các công thức không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê. Số quả thu hoạch/chùm đạt từ 1,47-1,72 quả/chùm, trong đó số quả/chùm cao nhất là công thức 4 và thấp nhất là công thức đối chứng.

Năng suất thực thu giữa các công thức biến động từ 0,59-0,76 kg/cây, trong đó công thức 4 có năng suất cao nhất và cao hơn công thức 1 ở mức có ý nghĩa thống kê, tiếp đến là công thức 3 năng suất đạt 0,67 kg/cây và công thức 2 đạt 0,63 kg/cây, nhưng công thức 2 và 3 không có sự sai khác với công thức đối chứng và công thức 4 ở mức có ý nghĩa thống kê. Số hạt/kg của các công thức đạt từ 147,8-150,1 quả, tỷ lệ nhân giữa các công thức đạt 29,3-30,2%. Nhìn chung, số hạt/kg và tỷ lệ nhân giữa các công thức ít có sự sai khác. Như vậy, trên đất cát việc bón phân NPK + S + Vi lượng và KTST, năng suất điều tăng đạt cao nhất (0,76 kg/cây) và tăng 28,8% so với việc chỉ bón phân NPK

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống điều ĐDH102-293.

Bảng 21:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến đường kính thân và chiều cao cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát Hiệp

Công thức

Đường kính thân sau trồng (cm)

Chiều cao cây sau trồng (m)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT 1 (Đ/C)

3,4

3,9

5,2

6,6

1,1

1,3

1,6

1,6

CT 2

3,6

4,1

5,8

8,2

1,1

1,4

1,7

1,9

CT 3

3,9

4,4

5,7

8,0

1,2

1,5

1,6

1,8

CT 4

3,2

3,9

5,8

7,3

0,9

1,3

1,6

1,8

CV%

9,4

8,1

6,6

6,9

15,4

12,1

11,0

11,2

LSD5%

0,6

0,6

0,7

1,0

0,3

0,3

0,3

0,4

Qua theo dõi số liệu cho thấy: Sau 30 tháng trồng đường kính thân giữa các công thức đạt từ 6,6 đến 8,2 cm trong đó đường kính thân lớn nhất và lớn hơn công thức 1 (không phun thuốc BVTV) ở mức có ý nghĩa thông kê là công thức 2 (8,2 cm) và công thức 3 (8,0 cm).

Chiều cao cây của điều giữa các công thức biến động từ 1,6-1,9 m. Trong đó công thức 1 có chiều cao cây thấp nhất (1,6 m), cao nhất là công thức 2 (1,9 m), tiếp đến là công thức 3 và công thức 4 có chiều cao cây như nhau (1,8 m). Tuy nhiên, sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả số liệu Bảng 23 cho thấy: Do ảnh hưởng của sâu, bệnh hại nên công thức 1 (không phun thuốc bảo vệ thực vật) có đường kính tán (1,4 m)  nhỏ nhất và nhỏ hơn ở mức có ý nghĩa thống kê so với các công thức 2; 3 và 4 (có phun thuốc BVTV). Giữa các công thức có phun thuốc BVTV (công thức 2; 3 và 4) không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thông kê.

Bảng 22:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến đường kính tán và số chồi/cây của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát tại Cát Hiệp

Công thức

Đường kính tán sau trồng (m)

Số chồi/cây sau trồng (chồi)

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

CT 1 (Đ/C)

1,0

1,1

1,4

1,5

23,6

38,6

58,6

94,2

CT 2

0,9

1,2

1,8

2,1

30,4

50,1

85,1

135,5

CT 3

1,1

1,4

1,7

2,0

27,8

49,4

84,2

132,5

CT 4

1,1

1,2

1,7

1,9

24,6

50,3

86,8

122,3

CV%

14,6

12,2

8,1

8,8

10,8

19,0

14,4

7,8

LSD5%

0,3

0,3

0,2

0,3

5,4

16,9

21,3

18,4

Tương tự như đường kính tán, số chồi/cây sau 24 tháng trồng đạt từ 94,2-135,5 chồi/cây, trong đó thấp nhất và thấp hơn các công thức có phun thuốc BVTV (công thức 2; 3 và 4) ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 1 (không sử dụng thuốc BVTV) và không có sự sai khác ở mức ý nghĩa thông kê giữa các công thức có phun thuốc BVTV (công thức 2; 3 và 4).

Bảng 23:  Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống điều ĐDH102-293 trên đất cát

Công thức

Tỷ lệ chồi ra hoa (%)

Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%)

Số quả thu/chùm (quả)

Năng suất thực thu (kg/cây)

Số hạt/kg

Tỷ lệ nhân (%)

CT 1 (Đ/C)

67,5

45,2

1,08

0,22 c

154,3

27,7

CT 2

74,3

56,2

1,73

0,71 a

148,4

29,6

CT 3

74,5

54,7

1,67

0,67 ab

147,3

29,8

CT 4

72,8

51,5

1,60

0,54 b

148,9

29,1

CV%

11,6

14,7

14,6

12,4

LSD5%

15,2

14,5

0,41

0,13

Qua kết quả thoi dõi số liệu bảng trên cho thấy: Tỷ lệ chồi ra hoa giữa các công thức thí nghiệm biến động từ 67,5-74,5%, trong đó công thức 1 có tỷ lệ ra hoa thấp nhất, và cao nhất là công thức 3 và 2. Tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt từ 45,2-56,2%, trong đó cao nhất là công thức 2 (56,2%), tiếp đến là công thức 3 (64,7%), công thức 4 (51,5%) và thấp nhất là công thức 1. Tuy nhiên, sự sai khác giữa tỷ lệ chồi ra hoa và hữu hiệu giữa các công thức ở mức không có ý nghĩa thống kê. Số quả thu hoạch/chùm thấp nhất và thấp hơn các công thức 2; 3 và 4 ở mức có ý nghĩa thống kê là công thức 1 (1,08 quả/chùm), trong khi các công thức còn lại đều đạt từ 1,60 – 1,73 quả/chùm.

Năng suất thực thu giữa các công thức biến động khá lớn (từ 0,22-0,71 kg/cây), trong đó công thức 1 (không phun thuốc BVTV) có năng suất thấp nhất và thấp hơn các công thức 2; 3 và 4 (có phun thuốc BVTV) ở mức có ý nghĩa thống kê. Công thức 2 là công thức có năng suất cao nhất và cao hơn công thức 1 và công thức 4 ở mức có ý nghĩa thống kê. Số hạt/kg giữa các công thức đạt từ 147,3-154,3 quả, tỷ lệ nhân giữa các công thức đạt từ 27,7-29,8%.

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc phun thuốc BVTV có ý nghĩa quan trọng đối với cây điều. Việc phun thuốc BVTV giúp năng suất điều trong thí nghiệm tăng trên 2 lần so với không phun thuốc BVTV.

Bảng 24: Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đến một số sâu bệnh hại chính trên giống điều ĐDH102-293 sau 24 tháng trồng trên đất cát

Công

thức

Bọ phấn đầu dài (cấp 1-3)

Sâu phỏng lá

(cấp 1-3)

Sâu ăn lá
(cấp 1-3)

Bọ xít muỗi

(cấp 1-3)

Sâu đục quả

(cấp 1-3)

Bệnh thán

thư

(cấp 1-9)

CT1 (Đ/C)

2

2

3

3

2

5

CT 2

1

1

1

1

1

1

CT 3

1

1

1

1

1

1

CT 4

1

1

1

2

1

1

Việc phun thuốc bảo vệ thực vật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng cũng như cây điều. Vì vậy, trong thí nghiệm công thức không phun thuốc bảo vệ thực vật (công thức 1) bị nhiễm sâu, bệnh khá nhiều như: sâu phỏng lá, sâu đục quả gây hại ở cấp 2 và bọ xít muỗi gây hại ở cấp 3. Đối với bệnh thán thư gây hại ở cấp 5. Các công thức 2 và công thức 3 và công thức 4 (công thức có phun phòng thuốc bảo vệ thực vật), mức độ các đối tượng sâu, bệnh chỉ ở mức thấp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Thời vụ ghép tháng 5, 6 và tháng 7 là thích hợp nhất với tỷ lệ cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau 60 ngày ghép đạt 72,5-76,4%, chiều cao chồi ghép đạt 16,6-18,7 cm và số lá trưởng thành đạt 11,7-12,6 lá.

Số hàng bầu trên luống là 8 hàng có tỷ lệ cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau 60 ngày sau ghép là 90,8% (cao nhất trong các công thức), chiều cao chồi ghép là 11,6 cm và số lá trưởng thành là 10,5 lá.

Bòn phân NPK với lượng (420N + 140P2O5 + 140K2O) g/cây, giống điều ĐDH102-293 cho năng suất đạt cao nhất, sau 30 tháng trồng năng suất đạt 0,82 kg/cây trên đất đồi và 0,8 kg/cây trên đất cát, tăng trên trên 30% so với bón NPK với lượng (300 N + 100 P2O5 + 100 K2O)g/cây.

Bón NPK + S + Vi lượng + KTST năng suất điều sau 30 tháng trồng đạt cao nhất, trên đất đồi và trên đất cát năng suất điều lần lượt đạt 0,79 kg/cây và 0,76 kg/cây, tăng 33,9% (trên đất đồi) và tăng 28,8% (trên đất cát) so với việc chỉ bón phân NPK.

Việc phun thuốc BVTV ở những thời điểm nhạy cảm của cây điều (cây có bộ phận non và độ ẩm cao) và phun định kỳ 15 ngày/lần, năng suất giống điều ĐDH102-293 sau 30 tháng trồng đạt 0,7-0,72 kg/cây trên đất đồi và đạt 0,67-0,71 kg/cây trên đất cát, tăng trên 3 lần so với không phun thuốc BVTV.

2. Đề nghị

Tiếp tục theo dõi và đánh giá các thí nghiệm hoàn thiện quy trình các năm tiếp theo để có kết quả khách quan hơn và mở rộng ứng dụng quy trình thâm canh giống điều ĐDH102-293 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

PHỤC LỤC

* Tài liệu tham khảo trong nư­ớc.

1. GS. Phạm Văn Biên & CTV : Kết quả nghiên cứu b­ước đầu về sâu, bệnh chính hại điều vùng Đông nam bộ. Báo cáo khoa học thuộc đề tài cấp nhà n­ước KC06-04, năm 2004.

2. GS. Phạm Văn Biên, ThS. Nguyễn Thanh Bình : Kết quả xây dựng mô hình vùng điều nguyên liệu tại Ea Súp - Đắc Lắc. Báo cáo khoa học thuộc đề tài cấp nhà n­ước KC06-04, năm 2004.

3. TS. Hoàng Chư­ơng : Kỹ thuật trồng điều.

4. KS. Hồ Huy C­ường & CTV: Báo cáo kết quả thực hiện đề tài << Nghiên cứu một số biện pháp nhằm năng cao năng suất hạt điều ở tỉnh Khánh Hoà>>. Báo cáo nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài, năm 2001.

5. Nguyễn Thị Bích Hồng: Nghiên cứu thâm canh tăng năng suất cây điều. Viện nghiên cứu dầu thực vật - Tinh dầu - H­ương liệu - Mỹ Phẩm, năm 1999.

6. Đào Hữu Hiền, Bùi Văn Khánh : Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất l­ượng điều tại Đắc Lắc. Báo cáo khoa học thuộc đề tài cấp nhà nư­ớc KC06-04, năm 2004.

7. Phạm Chí Thành : Giáo trình ph­ơng pháp thí nghiệm đồng ruộng. Tr­ường Đại học nông nghiệp I Hà Nội,  năm 1988.

9. PGS. Tạ Minh Sơn & CTV: Hiện trạng sản xuất điều vùng Duyên hải Nam trung bộ. Báo cáo tham luận tại hội nghị điều năm 2000.

10. PGS. Tạ Minh Sơn, KS. Hồ Huy C­ường & CTV : Nghiên cứu qui trình thâm canh và quản lí dinh d­ưỡng tổng hợp nhằm tăng năng suất cây điều ở tỉnh Lâm Đồng>>. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, năm 2004.

11. PGS. Tạ Minh Sơn, KS. Hồ Huy C­ường & CTV : Nghiên cứu các giải pháp khoa học - Công nghệ nhằm phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Báo cáo khoa học thuộc đề tài cấp nhà n­ước KC06-04, năm 2004.

12. Trần Vinh, D­ương Mộng Hùng : Nghiên cứu tuyển chọn đào lộn hột có năng suất hạt cao chất l­ượng tốt cho vùng Tây nguyên. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 8 năm 2004.

* Tài liệu tham khảo n­ớc ngoài.

13. E.V.V. Brao :  Intergrated production practices of cashew in India, 1998.

14. Nguyen Minh Chau : Intergrated production practices of cashew in Vietnam, 1998.

15. Suwit Chaikiattiyos : Intergrated production practices of cashew in Thailand,

16. Usman Daras : Intergrated production practices of cashew in Indonesia, 1998.

17. Maung Maung Lay : Intergrated production practices of cashew in Myanmar, 1998.

18. A.E. Magboo : Intergrated production practices of cashew in Philippines, 1998.

19. Liu Kangde, Liang Shibang and Deng Suisheng : Intergrated production practices of cashew in Chin, 1998.

20. J . G . Ohler : Cashew.

Tin cùng chuyên mục