GIỐNG LÚA THUẦN BĐR57

admin03/10/2022 04:23 PM

GIỐNG LÚA THUẦN BĐR57

I. GIỚI THIỆU CHUNG

- Giống lúa thuần BĐR57 có năng suất trung bình từ 70 - 75 tạ/ha (thâm canh tốt có thể đạt >80 tạ/ha). Dạng hạt thon dài, độ đóng hạt dày, gạo trắng trong, hàm lượng amylose 16%, cơm mềm dẻo.

- Thời gian sinh trưởng: Vụ Đông Xuân từ 105-110 ngày, vụ Hè Thu từ 90-95 ngày, cứng cây, khả năng đẻ nhánh trung bình.

- Giống có khả năng kháng vừa bệnh đạo ôn (điểm 5) và rầy nâu (điểm 5), khả năng chịu lạnh, chịu nóng tốt.

- Giống lúa BĐR57 có khả năng thích nghi rộng, phù hợp với cơ cấu 2 - 3 vụ.

I. Main traits of inbred rice variety BĐR57

- The main features of this rice variety include high yield (7.0 - 7.5 t/ha), elongate grain, whiteness grains, low amylose content (16.0%), cooked rice is soft and delicious, shorter growth duration (110 days in Witer-spring and 95 days in Summer-Autunm), stiff stem and moderately resistant to rice blast (score 5) and brown planthopper (score 5), heat and cold tolerance.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Thời vụ: Theo khuyến cáo của địa phương với nhóm giống lúa ngắn ngày. Có thể tham khảo thời vụ như sau:

- Vụ Đông Xuân gieo sạ từ ngày 30/11 - 25 /01 năm sau.

- Vụ Hè Thu có thể gieo sạ từ ngày 10/4 - 20/6.

2. Lượng giống gieo sạ

- Sạ cụm: 40 – 60 kg/ha

- Sạ hàng: từ 60  –  80 kg/ha

- Sạ lan: từ 100  –  120 kg/ha

3. Xử lý và ngâm ủ

3.1. Ngâm giống

Thời gian ngâm giống tùy thuộc vào từng loại giống và tùy từng vụ, vụ Đông Xuân từ 36  –  48 giờ, vụ Hè Thu từ 24  –  36 giờ. Khi hạt no nước thì vớt ra rửa sạch chua, để ráo nước trước khi đem ủ.

3.2. Ủ giống

Cần phải ủ kín đảm bảo đủ ấm cho hạt nảy mầm nhanh và đều. vụ Đông Xuân thời gian ủ từ 36  –  40 giờ, vụ Hè Thu ủ từ 24 - 36 giờ, trong vòng 24h đầu không nên mở giống ra, sau 24h ủ kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm và độ ẩm của giống, sau đó nhúng qua nước để khô và đưa đi ủ tiếp, thời gian ủ tùy thuộc vào độ dài và tỷ lệ nảy mầm của giống. Khi kiểm tra hạt thấy mầm dài khoảng 1/3 đến 1/2 hạt giống là đủ tiêu chuẩn đem gieo sạ.

4. Làm đất

- Cày dầm/hoặc cày ngâm (cày lần 1): Cày giầm trước khi gieo trồng 30-45 ngày. Cày sâu 15-20 cm. Trước gieo trồng 7-10 ngày tiến hành tháo nước vào ruộng để tạo đất ẩm. Trước gieo trồng 2-3, tiến hành vệ sinh và tháo nước vào ruộng với độ cao từ 1-2 cm, cày đất 2 lượt và cày sâu từ 15-20 cm (cày lần 2). Cày xong tiến hành bừa lỉa lần 1 và bừa lán mặt lần 2.

- Cày ải (cày lần 1): Cày ải trước khi gieo trồng 15-20 ngày, cày sâu 15-20 cm. Trước gieo trồng 5-7 ngày tiến hành tháo nước vào ruộng để tạo đất ẩm. Trước gieo trồng 2-3 ngày, tiến hành vệ sinh và tháo nước vào ruộng với độ cao từ 1-2 cm, cày đất 2 lượt và cày sâu từ 15-20 cm (cày lần 2). Cày xong tiến hành bừa lỉa lần 1 và bừa lán mặt lần 2.

5. Kỹ thuật bón phân: Lượng phân bón tính cho 01 ha (10.000 m2)

- Phân hữu cơ: 5 tấn phân chuồng/ha hoặc 1,5 - 2,0 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha.

- Vôi bột: 400 - 500 kg/ha.

- Phân bón đa lượng:

+ Đối với chân đất có độ phì khá (phù sa được bồi chua, đất phù sa ngoài suối  và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ): 80-90 kg N/ha, 50-60 kg P2O5 và 60-70 kg K2O.

+ Đối với chân đất có độ phì kém (phù sa không được bồi đắp hằng năm, phù sa có tầng loang lỗ, xám trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa): 100-110 kg N/ha, 60-70 kg P2O5 và 70-80 kg K2O.

* Phương thức bón phân:

- Bón lót phân hữu cơ và vôi khi cày lần 2.

- Bón lót 20% N + 80% P2O5 + 20% K2O trước khi bừa lán mặt ruộng.

- Bón thúc:

+ Lần 1 (giai đoạn cây con): Sau sạ 8-12 ngày với lượng 20% N + 20% P2O5;

+ Lần 2 (giai đoạn đẻ nhánh): Sau sạ 18-22 ngày với lượng 30% N + 40% K2O;

+ Lần 3 (giai đoạn làm đòng): Sau sạ 40-50 ngày với lượng 30% N + 40% K2O.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Cần phải theo dõi đồng ruộng thường xuyên, xác định mức độ gây hại các đối tượng sâu bệnh hại phổ biến và quyết định các biện pháp phòng trừ. Khi đến ngưỡng cần sử dụng biện pháp hóa học, phải theo nguyên tắc “4 đúng” (Đúng loại thuốc – Đúng liều lượng – Đúng lúc – Đúng cách). Vụ Đông Xuân nên phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn trước trổ 7 ngày và sau khi trổ đều.

7. Thu hoạch

Khi số hạt/bông chín vàng trên 90% toàn ruộng thì tiến hành thu hoạch. Vì đến độ chín này sẽ đảm bảo được năng suất và chất lượng hạt giống.

FILE TỜ RƠI, POSTER  ĐÍNH KÈM BÊN DƯỚI

Tin cùng chuyên mục