GIỐNG LẠC LDH.09

admin16/01/2016 10:51 AM

GIỐNG LẠC LDH09

a. Nguồn gốc

Tác giả: Hoàng Minh Tâm, Hồ Huy Cường, Mạc Khánh Trang, Trương Thị Thuận, Bùi Ngọc Thao, Lê Thị Thanh Thủy, Đường Minh Mạnh, Đỗ Thị Xuân Thùy (Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ); Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ).

Giống lạc LDH.09 được Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Trung tâm NC&PT Đậu đỗ, Viện cây lương thực và cây thực phẩm lai tạo và chọn lọc từ dòng số 9-37 của tổ hợp lai đơn ICG20 x 9205-H1. Giống LDH.09 đang được làm thủ tục công nhận giống tạm thời.

2. Những đặc điểm chính và phạm vi thích nghi

Giống LDH.09 thuộc kiểu hình bán đứng, hoa phân bố tập trung, lá chét khi trưởng thành có màu xanh đậm, eo quả trung bình, khối lượng 100 hạt từ 66,4 - 68,5 gam, khối lượng 100 quả từ 160,2 - 168,7 gam, tỷ lệ hạt/quả từ 64,3 - 68,5%, chịu đất nhiễm mặn ở mức trung bình, nhiễm nhẹ với bệnh đốm đen, đốm nâu và gỉ sắt (điểm 3), nhiễm nhẹ với bệnh héo xanh và bệnh thối đen cổ rễ (điểm 1). Thời gian sinh trưởng của giống lạc LDH.09 thuộc nhóm trung ngày, biến động từ 90 - 100 ngày tùy theo mùa vụ canh tác. Năng suất dao động từ 35,0- 40,0 tạ /ha (tùy vào mùa vụ và điều kiện thâm canh).

Mật độ trồng thích hợp đối với giống lạc LDH.09 trên đất cát biển nhiễm mặn là 40 cây/m2 tương ứng với khoảng cách trồng là 25cm x 10cm x 1 cây/hốc;

Liều lượng phân kali (KCl hoặc K2SO4 ) hợp lý bón cho giống lạc LDH.09 đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên nền phân bón 5 tấn phân chuồng + 30 kg N + 90kg P2O5 + 500kg vôi bột, trên đất cát mặn ven biển là 60 kg K2O.

Giống lạc LDH.09 thích hợp gieo trồng vùng Duyên hải NTB và Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục