Hội nghị tham quan đầu bờ mô hình “Quản lý dinh dưỡng, nước tưới và vận hành hệ thống tưới trong thâm canh lạc trên đất cát tại Bình Định”.
Ngày 10.4, tại huyện Phù Cát, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã tổ chức Hội nghị tham quan đầu bờ mô hình “Quản lý dinh dưỡng, nước tưới và vận hành hệ thống tưới trong thâm canh lạc trên đất cát tại Bình Định”.
Mô hình được triển khai tại 3 xã Cát Lâm, Cát Hiệp và Cát Hanh của huyện Phù Cát, sử dụng giống lạc L14 và hệ thống tưới phun mưa, chảo đo bốc thoát hơi nước minipan cùng phân Kali sun phát. Mục tiêu của mô hình này là nâng cao hiệu quả sản xuất lạc và giảm thiểu suy thoái nguồn tài nguyên nước ngầm trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Tại Hội nghị, các nông dân trực tiếp tham gia mô hình đã đánh giá cao kết quả đạt được của mô hình. Theo đó, việc sử dụng hệ thống tưới nước phun mưa theo chảo đo bốc thoát hơi nước minipan giảm 25-30% lượng nước tưới so với tưới bình thường; giảm 101 công tưới nước, tiết kiệm được 1.300 m3 nước/ha, và tiết kiệm được 260 KW điện năng tưới nước cho cả vụ. Năng suất đạt bình quân là 4,57 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng 0,51 tấn/ha. Lãi ròng 55,591 triệu đồng/ha, cao hơn đối chứng 72,8%; tỷ suất lợi nhuận đạt 124%, cao hơn đối chứng 68%.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI HỘI NGHỊ
Thạc sỹ Trương Thị Thuận báo cáo kết quả mô hình tại hội nghị
(Ảnh trên tại Cát Hanh, ảnh dưới tại Cát Hiệp)
ThS Hoàng Vinh hướng dẫn đại biểu tham quan mô hình
(Ảnh trên mô hình tại xã Cát Hanh, ảnh dưới mô hình tại xã Cát Hiệp)
Đ/c Nguyễn Tẫn - PCT UBND xã Cát Hanh phát biểu tại hội nghị
Đ/c Đào Văn Chung - PCT UBND xã Cát Hiệp phát biểu tại hội nghị