Đây là dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước thuộc Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp với tổng nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 1,5 tỷ đồng, dự án được triển khai trong 2 năm, từ 2012 - 2013 tại Bình Định và Quảng Nam. Đây là vùng đất có độ phì tự nhiên rất thấp, tình trạng xói mòn, suy thoái ở đất dốc xảy ra mạnh, tình trạng cát bay, cát nhảy ở các vùng đất cát ven biển đang diễn ra đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tình trạng khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng và xu hướng hoang mạc hóa đang có nguy cơ phát triển. Để khắc phục tình trạng khó khăn về điều kiện tự nhiên, trong quá trình sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày như dưa hấu, ớt, cà chua, lạc, người dân trong vùng chủ yếu sử dụng vật liệu vô cơ che phủ đất, đây là loại vật liệu khó phân hủy, tác động xấu tới môi trường, đồng thời tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất. |
| |
Chế phẩm DHSH-01 | Đoàn kiểm tra mô hình sử dụng chất che phủ hữu cơ cho đất trồng lạc tại xã Cát Hiệp - Phù Cát - Bình Định |
Đến nay, dự án đã sản xuất thành công 30 tấn chế phẩm DHSH-01 phục vụ cho xử lý 15.000 tấn phế phụ phẩm nông nghiệp làm chất che phủ hữu cơ sinh học. Đoàn đã đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất tại Công ty Cổ phần Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định, đây là tổ chức tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của dự án. Cùng ngày, Đoàn cũng đã kiểm tra mô hình 3 ha sử dụng chất che phủ hữu cơ cho đất trồng lạc tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Hiện tại, cây lạc sinh trưởng, phát triển rất tốt và có khả năng cho năng suất cao trên 25 tạ/ha tại vùng đất cát. Qua buổi kiểm tra, ông Trần Tuấn Quỳnh - Trưởng đoàn đã đánh giá cao nội dung và chất lượng dự án, tuy nhiên, cần đẩy nhanh hơn nữa về tiến độ dự án. Dự kiến dự án sẽ tổ chức các hội nghị đầu bờ vào tháng 12/2013 nhằm giới thiệu kết quả sử dụng cơ chất hữu cơ làm chất che phủ đất tới bà con nông dân trong vùng. |
Nguồn: CTVTT. Trần Tiến Dũng - BM. Khoa học Đất và Môi trường