Ứng dụng đồng vị hạt nhân vào đánh giá xói mòn đất, đề tài kết hợp sử dụng kỹ thuật Cs-137 và Be-7 để đánh giá tốc độ xói mòn bề mặt và rửa trôi dinh dưỡng cho các loại hình sử dụng đất trên 7 đối tượng cây trồng. Kết quả cho thấy, đối với cây điều, loại hình sử dụng Điều xen dứacó lượng đất mất trong năm nghiên cứu thấp nhất, đất bị xói mòn, rửa trôi là 32,38 tấn/ha. Đối với cây chè, loại hình sử dụng Thâm canh chè trồng theo băng đồng mứcmất lượng đất bề mặt trong năm nghiên cứu ít nhất, tiếp đến là loại hình sử dụng Chè xen sầu riêng. Đối với cây cà phê, loại hình sử dụng Cà phê thâm canh, theo đường đồng mức, làm bồnmất lượng đất bề mặt năm nghiên cứu ít nhất là 22,22 tấn/ha. Đối với dâu tằm, loại hình sử dụng Dâu tằm thâm canh, trồng theo băngmất lượng đất bề mặt năm nghiên cứu ít nhất là 20,75tấn/ha. Đối với ngô, loại hình sử dụng Ngô xen đậu đen, luân canh lúa cạnmất lượng đất bề mặt năm nghiên cứu ít nhất là 20,89 tấn/ha. Đối với rau, loại hình sử dụng Rau ăn lá xen rau ăn hoa, luân canh rau ăn củvà Luân canh rau ăn lá với rau gia vịmất lượng đất bề mặt năm nghiên cứu ít nhất. Đối với hoa, loại hình sử dụng Xen canh hoa trong nhà lướimất lượng đất bề mặt năm nghiên cứu ít nhất là 5,17 tấn/ha. Đồng thời, đề tài đã xác định được hàm tương quan giữa lượng đất mất với lượng cacbon mất bình quân trong 1 năm là y = 5,1873x – 0,0851. Trên cơ sở các kết quả thu được, sau khi phân tích những tồn tại và nguyên nhân chính gây xói mòn, rửa trôi đất và đề xuất, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật để khắc phục, hạn chế, đề tài đã xây dựng thành công 9 mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Mô hình thâm canh cà phê trồng theo đường đồng mức, làm bồn ở Di Linh giảm 25,33% lượng đất mất so loại hình sử dụng đất phổ biến, đồng thời cho năng suất cao (đạt 4,37 tấn/ha/vụ). Mô hình thâm canh chè trồng theo băng đồng mức ở Bảo Lộc mất đất ít hơn 5,08 tấn/ha/năm, mất cacbon ít hơn 0,11 tấn/ha/năm so với loại hình sử dụng đất phổ biến. Tỷ suất lợi nhuận trong mô hình đạt cao ngoài mô hình. Mô hình thâm canh chè trồng xen sầu riêng ở Bảo Lâm mất đất ít hơn 7,20 tấn/ha/năm, đặc biệt, lượng cacbon mất ít hơn 1,75 lần, do trồng xen sầu riêng, năng suất sầu riêng đạt 2,70 tấn/ha/năm nên hiệu quả kinh tế mô hình trồng xen đạt cao hơn. Mô hình thâm canh điều trồng xen dứa ở Đạ Huoai có lượng đất mất chỉ là 21,78 tấn/ha/năm, trong khi không trồng xen mất tới 35,52 tấn/ha/năm. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen dứa đạt lãi mặc dù thấp (3.535.000 đồng) nhưng vẫn cao hơn loại hình sử dụng đất trồng không xen (chỉ đạt 2.135.000 đồng). Mô hình thâm canh dâu tằm trồng theo băng đồng mức ở Lâm Hà có lượng đất mất thấp hơn 1,43 tấn/ha/năm so với loại hình canh tác phổ biến, mô hình trồng theo băng với diện tích 0,5 ha cho lãi đạt 10.240.000 đồng. Mô hình thâm canh ngô xen đậu đen luân canh lúa cạn, che phủ rơm rạ từ vụ lúa ở Đam Rông chỉ mất khoảng 79,75% lượng đất so với độc canh, đồng thời lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cũng thấp hơn, mô hình trồng xen đậu đen, luân canh lúa, che phủ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương thức canh tác độc canh. Đây là mô hình vừa bảo vệ đất, tăng năng suất cây trồng. Mô hình luân canh rau ăn lá với rau gia vị, bậc thang ở Đức Trọng cho lượng đất mất chỉ bằng 75,60%, cac bon trong đất chỉ mất bằng 77,72% so với loại hình độc canh 1 loại rau ăn lá, không bậc thang. Năng suất các vụ của mô hình luân canh rau ăn lá với rau gia vị, bậc thang đều cao hơn so với loại hình độc canh 1 loại rau ăn lá, không bậc thang, do đó hiệu quả kinh tế của mô hình này đạt tới 90.105.000 đồng, tỷ suất đạt 1,755 lần. Mô hình trồng rau ăn lá xen rau ăn hoa, luân canh rau ăn củ ở Đơn Dương mất đất rất thấp (19,32 tấn/ha/năm), còn độc canh 1 loại rau ăn lá mất tới 23,85 tấn/ha/năm, lãi mô hình đạt khá cao (70.965.000 đồng), tỷ suất lợi nhuận đạt 1,305 lần. Mô hình trồng hoa xen canh trong nhà lưới ở Đà Lạt mất đất ít, chỉ mất 37,97% so với ngoài trời, cacbon mất bằng 30,41%, đạm mất bằng 86,12%, lân mất bằng 92,95% và kali mất bằng 91,80% so với xen canh ngoài trời. Xen canh trong nhà lưới cho hiệu quả kinh tế rất cao, lãi thuần đạt tới 120.960.000 đồng, tỷ suất lợi nhuận lên tới 4,165 lần. Sau 2 năm thực hiện, ngày 17/1/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội đồng nghiệm thu chính thức đề tài và đánh giá kết quả đề tài đạt loại Khá. Nguồn: CTVTT. Trần Tiến Dũng - Bộ môn Khoa học Đất và Môi trường. |