1. Tên nhiệm vụ: CPO-27/SACCR/2024: Tập huấn lớp học đồng ruộng cho nông dân (FFS) về thực hành Kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (CRA) tỉnh Bình Thuận.
Thuộc dự án: Hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ - Bộ NN&PTNT” (SACCR-MARD) do GCF tài trợ thông qua UNDP
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
3. Các thành viên thực hiện chính: ThS. Phạm Văn Nhân, ThS. Nguyễn Hòa Hân, ThS. Trần Thị Mai, ThS. Tạ Thị Huy Phú, KS. Võ Thị Băng Huyền, KS. Đặng Thành Luân, KS. Nguyễn Hào Hiệp, KS. Trần Ngọc Hùng, KS. Trần Bùi Tuệ Thư.
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực của các hộ hưởng lợi thuộc 2 huyện thuộc tỉnh Bình Thuận về thực hành kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (CRA) thông qua các lớp học đồng ruộng (FFS).
Mục tiêu cụ thể:
- Khoảng 1.298 nông dân tương đương 55 nhóm FFS được tập huấn, hướng dẫn và hoàn thành (tốt nghiệp) các nội dung về nông nghiệp chống chịu với BĐKH.
- Ít nhất 60% nông dân áp dụng các kiến thức được học qua đó giúp phần vào việc tăng 20% năng suất cây trồng, tăng khả năng chống chịu tốt hơn với BĐKH.
5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:
Nhiệm vụ 1: Lập báo cáo khởi động, xây dựng khung chương trình học FFS, tài liệu tập huấn và kế hoạch tập huấn.
Đơn vị tư vấn sẽ tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan (văn kiện dự án, báo cáo kết quả dự án năm 2022-2023, Sổ tay Lớp học đồng ruộng về Nông nghiệp chống chịu với BĐKH; Kế hoạch triển khai dự án; Báo cáo kết quả đào tạo tiểu giảng viên (TOT) và các tài liệu kỹ thuật khác); họp trao đổi với các đơn vị tư vấn CPO 02, CPO 08, CPO và Ban quản lý dự án các tỉnh, để thực hiện:
- Lập báo cáo khởi động (bao gồm: phương pháp triển khai, kế hoạch triển khai; đội ngũ nhân lực/con người triển khai, và kết quả dự kiến)
- Xây dựng khung chương trình học cho nông dân FFS về nông nghiệp chống chịu BĐKH (bao gồm: loại cây trồng, số buổi học, nội dung/chuyên đề tập huấn, thời gian). Tham khảo Phụ lục 1: Khung chương trình tập huấn.
- Cây trồng CRA, phương thức trồng trọt đã được xác định cho nông dân tham gia các nhóm FFS bao gồm: Canh tác cây Thanh Long, canh tác cây Điều xen bắp/mì; Canh tác Hồ tiêu; Canh tác Bưởi da xanh xen với cỏ, bắp.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn FFS giai đoạn 2024-2026, lưu ý kế hoạch tập huấn phù hợp với kế hoạch mùa vụ của cây trồng, phù hợp với văn hóa bản địa của đối tượng học viên (không trùng với ngày lễ hội truyền thống địa phương). Tham khảo Phụ lục 2: Mẫu Kế hoạch tập huấn FFS Xây dựng tài liệu tập huấn cho thúc đẩy viên và nông dân. Dựa trên Sổ tay Lớp học đồng ruộng về nông nghiệp chống chịu với BĐKH (gọi tắt Sổ tay CRA) do dự án ban hành, đơn vị tư vấn thực hiện việc biên tập các tài liệu tập huấn về nông nghiệp chống chịu với BĐKH với 6 nội dung/chuyên đề có liên quan như sau (Chuyên đề 1: Ủ phân hữu cơ; Chuyên đề 2: Quản lý dinh dưỡng tổng hợp; Chuyên đề 3: Sử dụng phân bón hợp lý; Chuyên đề 4: Luân canh cây trồng hợp lý; Chuyên đề 5: Xen canh cây trồng hợp lý; Chuyên đề 6: Quản lý dịch bệnh hại tổng hợp; Chuyên đề 7: Quản lý cỏ dại tổng hợp). Trong đó:
+) Tài liệu cho nông dân cần đơn giản, ngắn gọn (1-2 trang/chuyên đề), dễ hiểu, sử dụng các hình ảnh mang tính địa phương, chuyển sang ngôn ngữ phổ biến của nhóm DTTS ở địa phương nếu cần thiết.
+) Tài liệu cho thúc đẩy viên cần ngắn gọn, cô động (3-4 trang/chuyên đề), đề cương từng chuyên đề gồm các phần như: Giới thiệu sự cần thiết, Mục tiêu chuyên đề, Thời lượng buổi tập huấn, Vật liệu cần chuẩn bị, Các bước triển khai, Các nội dung chính của chuyên đề, Câu hỏi thảo luận. Tham khảo Sổ tay Lớp học đồng ruộng về nông nghiệp chống chịu với BĐKH.
Kết quả/sản phẩm dự kiến đạt được:
- Báo cáo khởi động
- Khung chương trình học FFS về nông nghiệp chống chịu với BĐKH
- Kế hoạch tập huấn FFS
- Tài liệu tập huấn lớp học đồng ruộng (FFS) về nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (dành cho thúc đẩy viên)
- Tài liệu tập huấn lớp học đồng ruộng (FFS) về nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (dành cho nông dân)
Nhiệm vụ 2: Tập huấn, chuyển giao kiến thức thực hành kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với BĐKH (CRA) thông qua các lớp học đồng ruộng FFS
- Đơn vị tư vấn tiếp nhận danh sách các nhóm FFS từ Ban QLDA tỉnh hoặc/và CPO/CPMU để tổ chức tập huấn cho nông dân.
- Tổ chức 4 đợt (buổi) tập huấn cho khoảng 1.298 nông dân tại 55 nhóm FFS (mỗi nhóm FFS sẽ được tập huấn 4 buổi), trong đó: năm 2024 có 2 đợt; năm 2025 có 1 đợt, và 1 đợt năm 2026 sử dụng kinh phí dự phòng+kết dư (trên cơ sở đồng thuận UNDP trước khi triển khai). Đảm bảo khung chương trình học FFS tại Phụ lục 1. Số buổi học của các nhóm có thể khác nhau phụ thuộc vào loại cây trồng CRA.
- Trong giai đoạn 2025-2026 tập huấn bổ sung khoảng 3 lớp FFS cho 50 HHL mới được bổ sung chưa tham gia đợt tập huấn năm 2023.
- Nội dung/chuyên đề, thời điểm tổ chức của mỗi buổi học FFS phù hợp với thời gian sinh trưởng cây trồng của nhóm FFS.
- Tại mỗi tỉnh đội ngũ cán bộ thúc đẩy/hướng dẫn (nhóm 4-6 cán bộ) sẽ cùng tham gia tập huấn thí điểm ở 1-2 nhóm FFS đầu tiên để đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức buổi tập huấn FFS.
Mỗi buổi tập huấn được thực hiện trong thời gian 01 ngày (1/2 ngày cán bộ thúc đẩy+ cán bộ hỗ trợ trực tiếp hướng dẫn, ½ ngày học viên tự thực hành. Mỗi buổi tập huấn trực tiếp cần đảm bảo 4 hoạt động chính: Phân tích hệ sinh thái đồng ruộng/vườn cây (AESA) (60-90 phút); Thúc đẩy hoạt động nhóm (15-30 phút); Chủ đề chính của buổi học (90-120 phút); Tổng kết, phản hồi buổi học (10 phút). Tham khảo phụ lục 9, Sổ tay CRA.
- Sử dụng phương pháp tập huấn FFS lấy học viên làm trung tâm theo hình thức cầm tay chỉ việc, thúc đẩy chứ không giảng dạy/ tập huấn theo phương pháp truyền thống. Cán bộ thúc đẩy giữ thái độ tôn trọng học viên, tận tình hướng dẫn học viên tham gia thực hành, lắng nghe học viên phản hồi và chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp các thắc mắc, trả lời các câu hỏi của học viên.
- Bố trí trưởng nhóm FFS (hoặc cán bộ địa phương) để hỗ trợ phiên dịch ngôn ngữ bản địa (nếu cần).
- Số lượng nông dân tham gia của buổi tập huấn đảm bảo trong danh sách nhóm FFS đã được duyệt. Mỗi buổi FFS phải đảm bảo sự tham gia của tối thiểu 75% số nông dân trong danh sách nhóm FFS (buổi tập huấn sẽ bị hủy nếu không đủ 75% số thành viên của nhóm FFS tham gia).
- Tuyệt đối không dồn lớp, ghép lớp khi tổ chức buổi học FFS
- Địa điểm tổ chức các buổi tập huấn: Ưu tiên sử dụng các điểm học tập CRA do dự án hỗ trợ; vườn cây có mô hình cây trồng phù hợp với chuyên đề của buổi tập huấn FFS.
- Lập danh sách báo cáo chủ đầu tư ban hành văn bản công nhận đối với nông dân đã kết thúc, hoàn thành/tốt nghiệp chương trình lớp học đồng ruộng về nông nghiệp chống chịu với BĐKH.
- Lập Báo cáo kết quả tập huấn theo từng đợt. Nội dung gồm các nội dung chính như sau: Danh sách nông dân tham gia từng lớp (số lượng, nam/nữ, DTTS, nghèo, cận nghèo, phụ nữ trụ cột); chủ đề/chuyên đề thảo luận, hoạt động thực hành; Phương pháp tập huấn, tình trạng/giai đoạn cây trồng; thuận lợi và khó khăn cộng đồng đang gặp phải; Kế hoạch của buổi tập huấn tiếp theo, kế hoạch áp dụng kiến thức của nông dân sau tập huấn; Hình ảnh buổi tập huấn, ý kiến phản hồi của nông dân và các kiến nghị, đề xuất.
- Lập Báo cáo tổng kết công tác tập huấn theo từng năm. Nội dung bao gồm: Tóm tắt các báo cáo lớp (đợt) tập huấn; tổng hợp danh sách nông dân tham gia theo nhóm FFS, theo xã (số lượng, nam/nữ, DTTS, nghèo, cận nghèo, phụ nữ trụ cột); các phát hiện chính/kết quả chính của các nhóm FFS; Kế hoạch dự kiến thay đổi về thực hành sản xuất của nông dân trên vườn (trang trại) của nông hộ (nếu có); Các đề xuất cho các hoạt động tiếp theo.
- Ở góc độ giới, báo cáo tổng kết cần có các phân tích, đánh giá các tác động tích cực của hoạt động FFS tới phụ nữ, đặc biệt là sự tham gia của họ so sánh với nam giới; các kiến thức của phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ DTTS đã thay đổi như thế nào so với giai đoạn trước tập huấn? Các cơ hội tiếp cận kiến thức đã tác động tới sự trao quyền của phụ nữ (quyền quyết định trong các hoạt động tập huấn, trong các hoạt động đầu tư các loại hình cây trồng trong nông nghiệp và quyền quyết định trong hộ gia đình)
Kết quả/sản phẩm dự kiến đạt được:
- Báo cáo kết quả tập huấn theo từng đợt.
- Báo cáo tổng kết công tác tập huấn theo từng năm.
- Danh sách nông dân các lớp FFS đã hoàn thành chương trình học về nông nghiệp chống chịu với BĐKH.
(Tham khảo mẫu Phụ lục 3: Báo cáo kết quả tập huấn; danh sách nông dân hoàn thành chương trình học về nông nghiệp chống chịu với BĐKH thông qua các lớp học đồng ruộng)
Nhiệm vụ 3: Các nhiệm vụ khác
- Lập và lưu giữ hồ sơ thông tin, dữ liệu của các nhóm FFS (bao gồm thông tin về nông dân, đến tập huấn, kiến thức được tập huấn, đến điểm học tập, đến cây trồng, số liệu về năng suất cây trồng…).
- Lập báo cáo hoàn thành hợp đồng, với kết quả và khuyến nghị cho các đơn vị có liên quan nhằm duy trì bền vững các nhóm FFS.
- Phối hợp với các bên có liên quan để thực hiện theo dõi, hướng dẫn nông dân việc áp dụng các kiến thức đã tập huấn của nông dân các nhóm FFS..
- Tham gia các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm khi có yêu cầu.
- Thúc đẩy viên địa phương có trách nhiệm tham gia các khóa tập huấn tiểu giáo viên (TOT) lớp học đồng ruộng về nông nghiệp chống chịu với BĐKH; UNDP và BQLDA tổ chức – khi được mời tham gia.
Kết quả/sản phẩm dự kiến đạt được.
- Hồ sơ thông tin các nhóm FFS
- Báo cáo tổng kết hoàn thành hợp đồng.
- Báo cáo tham dự tất cả các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.
6. Thời gian thực hiện: 12/09/2024 – 30/05/2026
7. Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.
8.Tổng số kinh phí thực hiện: 1.538.107.000 VNĐ (Một tỷ, năm trăm ba mươi tám triệu, một trăm lẻ bảy nghìn đồng./.).