1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, đến năm 2030.
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hồ Huy Cường
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: TS. Vũ Văn Khuê, ThS. Phạm Vũ Bảo, CN. Hoàng Thanh Tú, ThS. Nguyễn Đình Thông, ThS. Nguyễn Thị Như Thoa, ThS. Phan Trần Việt, TS. Nguyễn Tấn Hưng, ThS. Nguyễn Hòa Hân, ThS. Trần Minh Hải
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
* Mục tiêu chung:
Xây dựng phương án phát triển sản xuất nông nghiệp ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với diện tích khoảng 4.000 ha tại các xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Phước Trung, Xuân Hải, Bắc Phong, Lợi Hải, theo hướng:
- Phát huy lợi thế và cơ hội của tỉnh Ninh Thuận, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đáp ứng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP, GLOBAL GAP) của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất canh tác, giảm thiểu suy thoái môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư;
- Liên kết sản xuất theo nhu cầu thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu, gắn kết với du lịch công nghệ và du lịch sinh thái nông nghiệp.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được hiện trạng sản xuất nông nghiệp (bao gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với diện tích khoảng 4.000 ha tại các xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Phước Trung, Xuân Hải, Bắc Phong, Lợi Hải.
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp và đề xuất được các nhiệm vụ, mô hình và giải pháp để phát triển sản xuất nông nhiệp bền vững gắn với áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chuỗi giá trị liên kết, hướng đến xuất khẩu, gắn với du lịch công nghệ và du lịch nông nghiệp ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với diện tích khoảng 4.000 ha tại các xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Phước Trung, Xuân Hải, Bắc Phong, Lợi Hải.
- Xây dựng được phương án phát triển sản xuất nông nhiệp bền vững ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với diện tích khoảng 4.000 ha tại các xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Phước Trung, Xuân Hải, Bắc Phong, Lợi Hải.
- Xây dựng được đề án phát triển sản xuất nông nhiệp bền vững ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với diện tích khoảng 4.000 ha tại các xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Phước Trung, Xuân Hải, Bắc Phong, Lợi Hải.
- Hoàn thiện được bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/5.000 ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với diện tích khoảng 4.000 ha tại các xã Mỹ Sơn, Nhơn Sơn, Phước Trung, Xuân Hải, Bắc Phong, Lợi Hải.
5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:
Nội dung 1. Điều tra hiện trạng sản xuất của các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu. Công việc 1.1. Thu thập thông tin về các cơ cấu cây trồng và vật nuôi hiện có ở vùng nghiên cứu. - Công việc 1.1. được kế thừa toàn bộ từ kết quả nghiên cứu của Đề tài “Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp sản xuất nông, lâm nghiệp để khai thác hiệu quả diện tích đất đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng và đất sản xuất nông nghiệp tại các khu vực tưới hưởng lợi từ các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”, trong đó đã xác định ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ hiện có 20 cơ cấu cây trồng là Lúa ĐX-Lúa HT, Lúa ĐX-Lúa HT-Lúa mùa, Dưa-Đậu xanh HT-Ngô mùa, Ngô ĐX-Đậu xanh HT-Ngô mùa, Thuốc lá ĐX- Đậu xanh HT-Ngô mùa, Lúa ĐX-Đậu xanh, Lúa ĐX-Ngô mùa, Ngô ĐX-Dưa, Ngô ĐX-Ngô mùa, Ngô ĐX-Đậu xanh HT, Hành/kiệu 2 vụ/năm, Thuốc lá ĐX-Đậu xanh HT, chuyên canh Nha đam, chuyên canh Măng tây, chuyên canh Nho, chuyên canh Táo, chuyên canh Mãng cầu, chuyên canh Mía, chuyên canh Cỏ chăn nuôi và vật nuôi gồm bò, cừu, dê. Công việc 1.2. Thu thập thông tin thứ cấp về chủ trương, định hướng, quy hoạch và kế hoạch sản xuất nông nghiệp cấp huyện và tỉnh liên quan đến vùng nghiên cứu. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 02 thành viên. Công việc 1.3. Điều tra hiện trạng sản xuất của các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu. - Số lượng: 690 phiếu [(30 phiếu/cơ cấu x 20 cơ cấu cây trồng) + (30 phiếu/đối tượng vật nuôi x 3 đối tượng)]. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính, 02 thành viên, 5 nhân viên hỗ trợ. Công việc 1.4. Nhập và xử lý dữ liệu điều tra. - Số lượng: 690 phiếu. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 02 thành viên. Công việc 1.5. Xây dựng báo cáo hiện trạng sản xuất của các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu. - Số lượng: 01 báo cáo. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 02 thành viên. |
* Kết quả đầu ra cần đạt được: - Xây dựng được 01 báo cáo hiện trạng sản xuất của các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ. Báo cáo hiện trạng thống kê đầy đủ các thông tin: Các chủ trương, định hướng, quy hoạch/kế hoạch và các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu; Về điều kiện kinh tế xã hội của nông hộ, quy mô canh tác, các công nghệ đã ứng dụng, phương thức tổ chức sản xuất, mức độ cập nhập thông tin khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất và các khó khăn gặp phải của nông hộ. Nội dung 2. Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của hiện trạng các cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã được điều tra và đề xuất giải pháp, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu theo hướng ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp/công nghệ. Công việc 2.1. Thu thập tài liệu, thông tin về nhu cầu thị trường, chuỗi cung ứng trong, ngoài nước và tổng quan các yêu cầu/điều kiện để sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp/công nghệ của các đối tượng và cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã được điều tra ở vùng nghiên cứu. (6 ngày/6 xã) - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 02 thành viên. Công việc 2.2. Đánh giá mức độ tồn dư kim loại nặng trong đất canh tác và nước tưới ở vùng nghiên cứu. - Số lượng: 20 mẫu đất và 27 mẫu nước. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 02 thành viên. Công việc 2.3. Xây dựng báo cáo phân tích và đánh giá điểm mạnh/điểm yếu, tính phù hợp, cơ hội và thách thức của hiện trạng các cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã được điều tra theo các yêu cầu/điều kiện để sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp/công nghệ và thị trường. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 04 thành viên. Công việc 2.4. Xây dựng báo cáo phân tích và đề xuất các giải pháp và nhiệm vụ, mô hình áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để phát triển sản xuất các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu theo hướng ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong/ngoài nước, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và công nghệ. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 04 thành viên. * Kết quả đầu ra cần đạt được: - Xây dựng được 01 báo cáo tổng thuật các yêu cầu/điều kiện để sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp/công nghệ của các đối tượng cây trồng và vật nuôi liên quan. |
- Xây dựng được 01 báo cáo tổng thuật các nhu cầu thị trường và chuỗi cung ứng trong và ngoài nước của các đối tượng cây trồng và vật nuôi liên quan đến đề tài. - Xây dựng được 01 báo cáo phân tích hiện trạng cơ cấu cấu trồng và vật nuôi hiện tại ở vùng nghiên cứu, báo cáo phân tích hiện trạng phải được làm rõ những điểm mạnh/điểm yếu, tính phù hợp, cơ hội và thách thức theo các yêu cầu/điều kiện để sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp/công nghệ và thị trường và mức sống của nông hộ ở vùng nghiên cứu. - Xây dựng được 01 báo cáo đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu, báo cáo đề xuất phải chỉ ra được cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về phương thức tổ chức sản xuất, các mô hình áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để phát triển sản xuất các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu theo hướng ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong/ngoài nước, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và công nghệ. Nội dung 3. Xây dựng phương án phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu theo định hướng phát huy lợi thế và cơ hội của tỉnh Ninh Thuận, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đáp ứng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao hiệu quả trên đơn vị đất canh tác và giảm suy thoái môi trường. Công việc 3.1. Xây dựng phương án phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu theo định hướng phát huy lợi thế và cơ hội của tỉnh Ninh Thuận, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đáp ứng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao hiệu quả trên đơn vị đất canh tác và giảm suy thoái môi trường. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 04 thành viên. Công việc 3.2. Hội thảo chuyên gia cấp huyện, cấp tỉnh và chỉnh lý, bổ sung phương án sau hội thảo. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính và 04 thành viên. * Kết quả đầu ra cần đạt được: - Xây dựng được 01 Báo cáo Phương án phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu theo định hướng phát huy lợi thế và cơ hội của tỉnh Ninh Thuận, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đáp ứng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao hiệu quả trên đơn vị đất canh tác và giảm suy thoái môi trường. - Dự kiến bố cục của Phương án phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu được trình bày ở phụ lục của Thuyết minh này. Nội dung 4. Xây dựng bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/5.000 ở vùng nghiên cứu theo hướng ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong/ngoài nước, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch công nghệ cho từng cơ cấu cây trồng. Công việc 4.1. Thu thập các thông tin cơ sở dữ liệu đất đai ở dạng bản đồ đã được số hóa để làm cơ sở cho việc tích hợp xây dựng bản đồ phân vùng sản xuất ở vùng nghiên cứu. |
- Công việc 4.1. được kế thừa toàn bộ từ kết quả nghiên cứu của Đề tài “Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp sản xuất nông, lâm nghiệp để khai thác hiệu quả diện tích đất đã được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng và đất sản xuất nông nghiệp tại các khu vực tưới hưởng lợi từ các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa các loại bản đồ: Bản đồ Thổ nhưỡng; Bản đồ Nông hóa; Bản đồ chất lượng đất đai; Bản đồ thích hợp đất đai; Bản đồ đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng. Công việc 4.2. Khảo sát thực địa thu thập thông tin về diện tích và chủ hộ của từng cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở thời điểm hiện tại thuộc vùng nghiên cứu. - Quy mô diện tích khảo sát: 4.088,94 ha. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính, 04 thành viên và 6 nhân viên hỗ trợ. Công việc 4.3. Chồng xếp lớp thông tin về chỉnh lý cơ cấu cây trồng và vật nuôi, diện tích và chủ hộ sản xuất của từng cơ cấu cây trồng và vật nuôi, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về phương thức tổ chức sản xuất như định hình chuỗi giá trị ngành hàng cũng như doanh nghiệp cốt lỗi, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch công nghệ cho từng cơ cấu cây trồng. Để đưa được nhiều lớp thông tin về hàm lượng kim loại nặng trong đất; Hiện trạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện tại; Đề xuât cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Diện tích và chủ hộ sản xuất của tường cơ cấu cây trồng vật nuôi; … - Diện tích chồng xếp: 4.088,94 ha. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính Công việc 4.4. Xây dựng hướng dẫn sử dụng và cập nhập thông tin hằng năm về kết quả chỉ đạo, triển khai thực hiện phương án phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng nghiên cứu trên bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/5.000. - Nhu cầu về nhân lực: 01 thành viên chính * Kết quả đầu ra cần đạt được: - Xây dựng được bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu. Bản đồ phân vùng thể hiện được các thông tin về cơ cấu cây trồng/vật nuôi và mùa vụ được đề xuất, khoanh vùng và diện tích/quy mô đề xuất, diện tích và chủ hộ sản xuất của cơ cấu cây trồng và vật nuôi đề xuất (nếu có trong thời điểm hiện tại), giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về phương thức tổ chức sản xuất như định hình chuỗi giá trị ngành hàng cũng như doanh nghiệp cốt lỗi, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch công nghệ cho từng cơ cấu cây trồng. Bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu được xây dựng theo hướng động thể hiện qua việc hàng năm đơn vị sử dụng (cụ thể ở đây sẽ là Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận) sẽ cập nhập bổ sung thông tin về diện tích và chủ hộ sản xuất của cơ cấu cây trồng và vật nuôi đề xuất và các thông tin về giải pháp khoa học công nghệ, doanh nghiệp cốt lỗi, thị trường tiêu thụ (khi có thay đổi). |
6. Thời gian thực hiện: 10 tháng, từ tháng 12/2023 đến 09/2024
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện: 869.421.000đồng
- Kinh phí từ NSNN: 869.421.000 đồng
+ Kinh phí khoán: 769.891.000 đồng
+ Kinh phí không khoán: 99.380.000 đồng