NC tạo VLKĐ phục vụ tạo giống đậu tương chất lượng cao cho vùng DHNTB và TN

admin20/03/2023 03:47 PM

CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2023

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu phục vụ tạo giống đậu tương chất lượng cao cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Đỗ Thị Xuân Thùy

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Trương Thị Thuận, Phan Trần Việt, Đường Minh Mạnh, Nguyễn Lâm Tường Vy.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng thể:

Tạo được nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ tạo giống đậu tương chất lượng cao (giàu protein,  carotenoid, omega 3, omega 6) cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được 10 - 15 dòng/giống đậu tương chất lượng cao (giàu protein, carotenoid và omega) để làm bố, mẹ phục vụ công tác tạo vật liệu khởi đầu.

- Chọn được 03 - 04 dòng ưu tú đậu tương có TGST ngắn, năng suất ≥ 2,5 tấn/ha,  hàm lượng protein  ≥ 40% hoặc giàu dưỡng chất carotenoid, omega 3, omega 6.

5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:

* Nội dung 1: Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu

- Công việc 1.1. Phân tích chất lượng (hàm lượng carotenoid, omega 3, omega 6) của các dòng/giống đậu tương (kế thừa kết quả phân tích hàm lượng protein từ nguồn vật liệu của nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng)(để làm bố, mẹ lai hữu tính)

+ Số lượng: 15 mẫu giống

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2023 - 06/2023

+ Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC-Hight performance liquid chromatography) để phân tích hàm lượng acid béo omega, carotenoid.

- Công việc 1.2. Lai hữu tính tạo vật liệu khởi đầu

+ Quy mô: 30 tổ hợp/3 năm x 50 m2/tổ hợp =1.500 m2 (Năm 2023: 15 tổ hợp; Năm 2024: 8 tổ hợp; Năm 2025: 7 tổ hợp)

+ Địa điểm thực hiện: Bình Định

+ Thời gian: Từ tháng 06/2023 - 12/2025

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp lai đơn và lai tích lũy (Backcross) giữa các giống cải tiến với nhau, giữa giống cải tiến có năng suất cao với giống chất lượng cao (giàu protein, carotenoid, omega).

* Phương pháp khử đực và thụ phấn:

+ Sau khi gieo được 30-35 ngày cây bắt đầu ra hoa, tiến hành lai ở hoa vị trí trên thân chính và từ giữa thân trở lên.

+ Khoảng thời gian khử đực và thụ phấn tốt nhất là từ 6h-10h. Tiến hành khử đực và thụ phấn ngay sau khi khử, sau đó dùng bông chống thấm che hoa vừa được thụ phấn.

+ Khử bỏ những hoa xung quanh hoa đã lai.

+ Từ 5-6 ngày sau khi lai, khi chắc chắn đã đậu trái, tiến hành gỡ bỏ miếng bông và đeo thẻ đánh dấu quả lai.

* Nội dung 2: Chọn lọc và đánh giá các dòng đậu tương ưu tú

- Công việc 2.1. Chọn lọc các dòng đậu tương có chất lượng cao (giàu protein, carotenoid, omega) từ vật liệu kế thừa và tổ hợp lai mới

+ Quy mô: 1.600 dòng/3 năm x 5 m2/dòng = 8.000 m2 (Năm 2023: 500 dòng/năm; Năm 2024: 800 dòng/năm; Năm 2025: 300 dòng/năm).

+ Địa điểm thực hiện: Bình Định

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2023 - 12/2025.

+ Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp phả hệ (Pedigree) để chọn lọc dòng phân ly đậu tương từ các biến dị của các tổ hợp lai hữu tính theo hướng đặc điểm nông sinh học tốt, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại tốt, giàu dinh dưỡng (protein, carotenoid, omega).

Ÿ Các chỉ tiêu theo dõi (dựa trên QCVN 01-58:2011/BNNPTNT đối với cây đậu tương và có bổ sung): thời gian từ gieo đến mọc (ngày), từ gieo đến ra hoa (ngày), từ gieo đến chín 85% (ngày), dạng cây, chiều cao cây, số cành cấp I, màu hoa, màu sắc vỏ quả chín, màu sắc rốn hạt, màu sắc hạt, số quả 1 hạt, số quả 2 hạt, số quả 3 hạt, tổng số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 1.000 hạt (gam), năng suất hạt (tấn/ha), sâu bệnh hại chính (sâu cuốn lá, sâu đục quả, giòi đục thân, bệnh đốm nâu, bệnh gỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai).

Ÿ Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel

- Công việc 2.2. So sánh sơ khởi các dòng đậu tương ưu tú

+ Quy mô: 2.400 m2 (20 dòng/vụ x 2 vụ/năm x 1 năm x 3 lặp x 10 m2/lặp x 2 điểm = 2.400 m2)

+  Địa điểm: Bình Định và Đắk Nông

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2025 - 12/2025

+ Phương pháp thực hiện: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 10 m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2

Ÿ Kỹ thuật canh tác:

+ Làm đất và lên luống để gieo trồng: Mặt luống rộng 1,4 m, cao từ 15 - 20 cm và khoảng cách giữa các luống 30 cm, gieo 4 hàng/luống, mật độ: 33cm x 10 cm x 1 hạt/hốc (30 cây/m2)

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 1,5 tấn phân HCVS + 30N + 60 P2O5 + 60 K2O + 400 kg vôi bột

+ Cách bón phân: Bón lót: Toàn bộ phân HCVS, phân lân, vôi + 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali; Bón thúc lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày): 1/2 lượng đạm  + 1/2 lượng kali còn lại.

+ Chăm sóc:

Xới vun lần 1: Xới nhẹ vào gốc, tỉa định cây kết hợp với bón thúc khi cây có từ 2 - 3 lá thật (12 - 15 ngày sau gieo).

Xới vun lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 4 - 5 lá thật (22 - 25 ngày sau gieo), xới sâu 5 - 6 cm sát gốc và nhặt cỏ dại, không vun đất vào gốc.

+ Tưới nước: Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70 - 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Sâu, bệnh hại được trừ khi mật độ xuất hiện gây hại đến ngưỡng kinh tế.

+ Thu hoạch: Khi số quả trên cây đã chín khoảng 85% trong vụ xuân, vụ hè (khi vỏ quả có màu nâu hoặc đen). Thu hoạch để riêng từng ô, tránh để quả bị rơi rụng. Đập lấy hạt ngay khi quả được phơi khô.

Ÿ Các chỉ tiêu theo dõi (dựa trên QCVN 01-58:2011/BNNPTNT đối với cây đậu tương và có bổ sung): thời gian từ gieo đến mọc (ngày), từ gieo đến ra hoa (ngày), từ gieo đến chín 85% (ngày), dạng cây, chiều cao cây, số cành cấp I, màu hoa, màu sắc vỏ quả chín, màu sắc rốn hạt, màu sắc hạt, số quả 1 hạt, số quả 2 hạt, số quả 3 hạt, tổng số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 1.000 hạt (gam), năng suất hạt (tạ/ha), sâu bệnh hại chính (sâu cuốn lá, sâu đục quả, giòi đục thân, bệnh đốm nâu, bệnh gỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai).

- Công việc 2.3. Đánh giá chất lượng (hàm lượng protein, carotenoid, omega 3, omega 6) của các dòng đậu tương triển vọng

+ Số lượng: 15 mẫu dòng

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2025 - 12/2025

+ Phân tích hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldahl, hàm lượng acid béo omega, carotenoid bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC-Hight performance liquid chromatography).

*Phương pháp Kjeldahl để phân tích hàm lượng protein. Chi tiết tiến hành như sau:

- Cân 0,5 g mẫu vào cốc thuỷ tinh 250 ml

- Thêm 50 ml nước cất nóng và đun đến sôi.

- Đổ nhanh cùng một lúc 25 ml CuSO4 (cân 60 g CuSO4 hoà tan trong một lít nước cất) và 25 ml NaOH (cân 12,5 g hoà tan trong 1 lít nước cất)

- Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhiều lần

- Để yên 2-3 giờ

- Lọc rửa tủa bằng nước nóng nhiều lần trên giấy lọc không tro đến khi dinh dưỡng lọc không còn phản ứng với SO4- và BaCl2.

- Chuyển toàn bộ tủa sang bình tam giác 100ml, thêm 20 ml dung dịch H2SO4 công phá đến khi dung dịch trong, thêm 5 giọt HClO4 đặc và tiếp tục đun đến trắng mẫu.

- Chuyển sang bình định mức 100 ml và lên thể tích 100ml bằng nước cất.

Xác định protein thông qua N tổng số:

- Lấy 20 ml dung dịch mẫu vào bình chưng cất, thêm 20 ml dung dịch NaOH 40%; Bình hứng chứa 100 ml H3BO3 4%. Chưng cất trong 10 phút.

- Chuẩn độ: Xác định lượng NH3 bằng cách chuẩn độ ngược với dung dịch H2SO4 0,02N

* Tính kết quả

Trong đó:

A: số ml axit chuẩn độ mẫu

B: Số ml axit chuẩn độ mẫu trắng

N: Nồng độ đương lượng của axit tiêu chuẩn

S: Khối lượng mẫu ứng với mẫu cất NH3 (g)

% Protein = %N x 6,25

6. Thời gian thực hiện: 36 tháng, Từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2025

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 500.000.000  đồng

- Kinh phí từ NSNN:                  500.000.000  đồng

+ Kinh phí khoán:                      428.000.000  đồng

+ Kinh phí không khoán:              72.000.000 đồng

Tin cùng chuyên mục