CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2021
1. Tên nhiệm vụ: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dừa xiêm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Hoàng Vinh
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Nguyễn Tấn Hưng, Trần Đình Nam, Lê Thị Trang, Bùi Ngọc Thao, Nguyễn Phương Nghị, Lê Thị Hằng, Nguyễn Thị Diễm Thuý, Nguyễn Viết Minh
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác dừa xiêm phù hợp với điều kiện sinh thái ở vùng Duyên Hải Nam Trung bộ đồng thời thu thập, đánh giá tập đoàn giống phục vụ công tác chọn tạo giống dừa xiêm cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 30 dòng/giống dừa xiêm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
- Xây dựng được 01 quy trình kỹ thuật canh tác dừa xiêm phù hợp cho vùng duyên hải Nam Trung bộ với hiệu quả kinh tế tăng 15% so với sản xuất đại trà, được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
- Xây dựng được 03 mô hình thực nghiệm, quy mô 02 ha/mô hình cho năng suất và hiệu quả kinh tế tăng hơn 15% so với sản xuất đại trà.
5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:
* Nội dung 1: Thu thập và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng/giống dừa xiêm ở vùng Duyên Hải Nam Trung bộ
Hoạt động 1: Thu thập các dòng/giống dừa xiêm tại một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và vùng sinh thái khác
Ø Số lượng: 30 dòng/giống dừa xiêm
Ø Thời gian tiến hành: Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022.
Ø Địa điểm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; Viện nghiên cứu dầu và Cây có dầu
Ø Phương pháp thu thập: Điều tra bổ sung một số dòng/giống dừa xiêm có triển vọng để thu thập tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Thu thập một số giống dừa xiêm tại Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10684-5:2018 Cây công nghiệp lâu năm – Tiêu chuẩn cây giống, hạt giống Phần 5: Cây dừa.
Hoạt động 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của các dòng/giống dừa xiêm đã thu thập được ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Ø Quy mô: 11,25 ha (30 dòng/giống x 750m2 x 5 năm)
Ø Thời gian tiến hành: Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2025
Ø Địa điểm: Bình Định
Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn không nhắc lại, mật độ trồng 200 cây/ha (7m x 7 m)
Ø Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Tỷ lệ cây sống, chu vi gốc, số lá xanh/cây,số lá mọc thêm/tháng, chiều dài lá, số lá chét một bên, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, và tình hình sâu, bệnh hại như: bọ dừa, kiến vương, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ và bệnh thối nõn dừa.
+ Thời kỳ kinh doanh (thời kỳ cho quả): chu vi gốc, số lá xanh/cây, số lá mọc thêm/tháng, chiều dài lá, số lá chét một bên, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, thời gian từ trồng đến ra hoa, số buồng hoa/cây, số hoa cái/phát hoa, tỷ lệ đậu quả/phát hoa, số lượng buồng quả/cây, số lượng quả/buồng, số lượng quả/cây, lượng nước dừa/quả, độ Brix của nước dừa và tình hình sâu, bệnh hại như: bọ dừa, kiến vương, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ và bệnh thối nõn dừa.
* Nội dung 2: Thu thập và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng/giống dừa xiêm ở vùng Duyên Hải Nam Trung bộ
Hoạt động 1: Nghiên cứu các biện pháp xử lý để dừa xiêm cho thu hoạch tập trung vào tháng 6-9 ở vùng Duyên hải Nam trung bộ.
Ø Quy mô: 4,05 ha (5 Công thức x 300 m2/lần lặp x 3 lần lặp/CT x 3 tỉnh x 3 năm)
Ø Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 – 12/2023
Ø Địa điểm: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa
Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được thực hiện trên vườn dừa đã vào thời kỳ khai thác ổn định (7 năm tuổi trở lên), bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 công thức xử lý khác nhau, 3 lần nhắc lại, dung lượng ô cơ sở 300 m2 (6 cây/ô).
+ CT 1: Đối chứng không xử lý (Để cây ra hoa đậu quả và thu hoạch bình thường)
+ CT 2: Huỷ bỏ mo hoa trong giai đoạn từ tháng 7-10 để cây tập trung đậu trái trong giai đoạn từ tháng 11-3, điều chỉnh thời gian bón phân, tưới nước tập trung vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 9 năm sau.
+ CT3: Huỷ bỏ mo hoa trong giai đoạn từ tháng 7-10 để cây tập trung đậu trái trong giai đoạn từ tháng 11-3, điều chỉnh thời gian bón phân, tưới nước tập trung vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 9 năm sau, bón bổ sung thêm 1kg Canxi Bo/cây.
+ CT4: Huỷ bỏ mo hoa trong giai đoạn từ tháng 7-10 để cây tập trung đậu trái trong giai đoạn từ tháng 11-3, điều chỉnh thời gian bón phân, tưới nước tập trung vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 9 năm sau, bón bổ sung thêm 1kg Canxi Bo/cây kết hợp tủ gốc giữ ẩm.
+ CT 5: Điều chỉnh thời gian bón phân, tưới nước tập trung vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 9 năm sau, bón bổ sung thêm 1kg Canxi Bo/cây kết hợp tủ gốc giữ ẩm.
Ø Các chỉ tiêu theo dõi: chu vi gốc, số lá xanh/cây, số lá mọc thêm/tháng, chiều dài lá, số lá chét một bên, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, số buồng hoa/cây, số hoa cái/phát hoa, tỷ lệ đậu trái, số lượng buồng quả/cây, số lượng quả/buồng, số lượng quả/cây, lượng nước dừa/quả, độ Brix của nước dừa, phân tích chất lượng nước dừa (pH, đường tổng số, đường khử, hàm lượng protein, hàm lượng lipit, Vitamin B1, C) và tình hình sâu, bệnh hại như: bọ dừa, kiến vương, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ và bệnh thối nõn dừa, đánh giá hiệu quả kinh tế của từng biện pháp tác động.
Hoạt động 2: Xác định các biện pháp phòng trừ bọ dừa có hiệu quả ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Ø Quy mô: 2,7 ha (5 CT x 3 lần lặp/CT x 300 m2/lần lặp x 3 tỉnh x 2 năm)
Ø Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 – 12/2022
Ø Địa điểm: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa
Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được thực hiện trên vườn dừa đã vào thời kỳ khai thác ổn định (7 năm tuổi trở lên), bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 công thức xử lý khác nhau, 3 lần nhắc lại, dung lượng ô cơ sở 300 m2 (6 cây/ô).
+ CT 1: Đối chứng không xử lý.
+ CT 2: Sử dụng phấn diệt kiến và côn trùng treo lên ngọn cây dừa (sản phẩm có sẵn trên thị trường) (hoạt chất Deltamethrin 0,5%)
+ CT3: Sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật trộn với bột thạch cao treo lên ngọn cây dừa (hoạt chất Abamectin)
+ CT4: Sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật trộn với cát treo lên ngọn cây dừa (hoạt chất Abamectin)
+ CT5: Sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật trộn với cát rải lên ngọn cây dừa (hoạt chất Abamectin)
Ø Các chỉ tiêu theo dõi: Chu vi gốc, số lá xanh/cây, số lá mọc thêm/tháng, chiều dài lá, số lá chét một bên, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, số buồng hoa/cây, số hoa cái/phát hoa, tỷ lệ đậu trái, số lượng buồng quả/cây, số lượng quả/buồng, số lượng quả/cây, lượng nước dừa/quả, độ brix của nước dừavà tình hình sâu, bệnh hại như: bọ dừa, kiến vương, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ và bệnh thối nõn dừa. Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các biện pháp đối với bọ dừa (Đánh giá tỷ lệ gây hại và chỉ số hại của bọ dừa 15 ngày/lần), đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
Hoạt động 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của Clo đến năng suất và chất lượng nước dừa xiêm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Ø Quy mô: 2,7 ha (5 CT x 3 lần lặp/CT x 300 m2/lần lặp x 3 tỉnh x 2 năm)
Ø Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 – 12/2022
Ø Địa điểm: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa
Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được thực hiện trên vườn dừa đã vào thời kỳ khai thác ổn định (7 năm tuổi trở lên), bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 công thức liều lượng và dạng Clo khác nhau, 3 lần nhắc lại, dung lượng ô cơ sở 300 m2 (6 cây/ô).
+ CT 1: Đối chứng (Liều lượng khuyến cáo 2,0kg KCl/cây)
+ CT2: Tăng 20% lượng lượng Clo so với đối chứng, sử dụng dạng KCl.
+ CT 3: Tăng 20% lượng lượng Clo so với đối chứng, sử dụng dạng NaCl.
+ CT4: Tăng 40% lượng lượng Clo so với đối chứng, sử dụng dạng KCl.
+ CT 5: Tăng 40% lượng lượng Clo so với đối chứng, sử dụng dạng NaCl.
Ø Các chỉ tiêu theo dõi: chu vi gốc, số lá xanh/cây, số lá mọc thêm/tháng, chiều dài lá, số lá chét một bên, chiều dài lá chét, chiều rộng lá chét, số buồng hoa/cây, số hoa cái/phát hoa, tỷ lệ đậu trái, số lượng buồng quả/cây, số lượng quả/buồng, số lượng quả/cây, lượng nước dừa/quả, và tình hình sâu, bệnh hại như: bọ dừa, kiến vương, bệnh đốm lá, bệnh thối rễ và bệnh thối nõn dừa. Phân tích độ Brix của nước dừa, chất lượng của nước dừa (pH, đường tổng số, đường khử, hàm lượng protein, hàm lượng lipit, Vitamin B1, C). Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
Hoạt động 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế một phần NPK bằng phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng nước dừa xiêm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Ø Quy mô: 2,7 ha (5 CT x 3 lần lặp/CT x 300 m2/lần lặp x 3 tỉnh x 2 năm)
Ø Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 – 12/2022
Ø Địa điểm: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa
Ø Phương pháp bố trí TN: Thí nghiệm được thực hiện trên vườn dừa đã vào thời kỳ khai thác ổn định (7 năm tuổi trở lên), bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 công thức về một số nguyên tố vi lượng khác nhau, 3 lần nhắc lại, dung lượng ô cơ sở 300 m2 (6 cây/ô).
+ CT 1: Đối chứng
+ CT2: Thay thế 10% K2O bằng phân chuồng (phân bò), lượng N và P2O5 có trong phân chuồng bao nhiêu thì giảm lượng phân vô cơ bấy nhiêu.
+ CT 3: Thay thế 20% K2O bằng phân chuồng (phân bò), lượng N và P2O5 có trong phân chuồng bao nhiêu thì giảm lượng phân vô cơ bấy nhiêu.
+ CT4: Thay thế 10% K2O bằng phân hữu cơ vi sinh, lượng N và P2O5 có trong phân Hữu cơ vi sinh bao nhiêu thì giảm lượng phân vô cơ bấy nhiêu.
+ CT 5: Thay thế 20% K2O bằng phân hữu cơ vi sinh, lượng N và P2O5 có trong phân Hữu cơ vi sinh bao nhiêu thì giảm lượng phân vô cơ bấy nhiêu
Ø Các chỉ tiêu theo dõi: Tổng số lượng lá/cây, số lá tăng thêm/cây/năm, Số buồng hoa/cây, số buồng quả/cây, số quả/buồng, số quả/cây, khối lượng quả, lượng nước dừa, Phân tích mẫu nước dừa (pH, đường tổng số, đường khử, hàm lượng protein, hàm lượng lipit, Vitamin B1, C) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
* Nội dung 3: Xây dựng mô hình thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật canh tác dừa xiêm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Ø Quy mô: 12,0 ha (2,0 ha/tỉnh/năm x 3 tỉnh x 2 năm)
Ø Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 – 12/2025
Ø Địa điểm: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa
Ø Phương pháp thực hiện:
- Mô hình thực nghiệm được thực hiện trên các vườn dừa xiêm xanh sẵn có trong hộ dân có tuổi từ 7 năm trở lên, mật độ trồng 200 cây/ha, sinh trưởng, phát triển ở mức trung bình để xây dựng mô hình. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả nhất được nghiên cứu trong các nội dung của đề tài như: Điều chỉnh thời gian thu hoạch dừa tập trung trong giai đoạn tháng 6-9 hàng năm, sử dụng biện pháp phòng trừ bọ dừa có hiệu quả nhất, thay thế một phần NPK bằng phân hữu cơ, liều lượng và dạng Clo tốt nhất, gồm các điểm mô hình tích hợp từng biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả cụ thể như sau:
+ Theo kỹ thuật canh tác truyền thống của nông dân.
+ Ứng dụng biện pháp xử lý để dừa xiêm cho thu hoạch tập trung vào tháng 6-9
+ Ứng dụng biện pháp xử lý để dừa xiêm cho thu hoạch tập trung vào tháng 6-9 + Bổ sung liều lượng, dạng Clo thích hợp
+ Ứng dụng biện pháp xử lý để dừa xiêm cho thu hoạch tập trung vào tháng 6-9 + Bổ sung liều lượng, dạng Clo thích hợp + Thay thế một phần NPK bằng phân hữu cơ
+ Ứng dụng biện pháp xử lý để dừa xiêm cho thu hoạch tập trung vào tháng 6-9 + Bổ sung liều lượng, dạng Clo thích hợp + Thay thế một phần NPK bằng phân hữu cơ + Biện pháp phòng trừ bọ dừa có hiệu quả.
- Mỗi điểm mô hình được bố trí ngẫu nhiên không lặp lại, diện tích mỗi điểm trình diễn tối thiểu 1.500m2 tương đương 30 cây.
Ø Các chỉ tiêu theo dõi: Tổng số lá/cây, số lá tăng thêm/năm, chiều dài lá, Số buồng hoa, số quả/buồng, tổng số quả/cây/năm, khối lượng quả, lượng nước dừa, Brix nước dừa, sâu, bệnh hại, đánh giá hiệu quả kinh tế.
6. Thời gian thực hiện:60 tháng, từ 01/2021 đến 12/2025
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện:3.300.000.000 đồng
- Kinh phí từ NSNN: 3.300.000.000 đồng
+ Kinh phí khoán: 2.147.915.000 đồng
+ Kinh phí không khoán: 1.152.085.000 đồng