1. Tên nhiệm vụ: Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, lụt ở tỉnh Bình Định.
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ:Hồ Huy Cường.
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:Vũ Văn Khuê, Lý Nữ Cẩm Duyên, Trần Vũ Thị Bích Kiều, Nguyễn Thị Tố Trân, Lê Thị Xuân, Lê Quang Tình, Nguyễn Thế Dũng
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
4.1. Mục tiêu chung:
Nâng cao kỹ năng phòng trừ dịch hại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tái lập sản xuất nông nghiệp nhằm khắc phục thiệt hại của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được các mô hình tại một số địa phương bị thiệt hại nặng sau lũ, lụt (Mô hình khôi phục sản xuất rau ăn lá (10,0 ha) và ăn quả (đậu cove 5,0 ha, dưa leo 5,0 ha) sau lũ lụt, Mô hình khôi phục sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày (cây hoa huệ) 5,0 ha sau lũ lụt, Mô hình khôi phục chăn nuôi gà an toàn sinh học quy mô 8.000 con ở hộ gia đình sau lũ lụt và Mô hình khôi phục chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học quy mô 60 con ở hộ gia đình sau lũ lụt).
- Tập huấn được 3.250 lượt nông dân về các giải pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng sau mưa lũ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng (cây trồng cạn, rau màu); phòng chống dịch bệnh vật nuôi và kỹ thuật khôi phục nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ.
- Đào tạo cho 120 khuyến nông viên cơ sở về kỹ năng, chuyển giao kỹ thuật khắc phục sản xuất trồng trọt và chăn nuôi sau mưa lụt; 200 kiểm lâm địa bàn trong công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản sau lũ lụt và 140 người nắm được nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng và nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng.
5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
5.1. Xây dựng mô hình trình diễn
5.1.1. Xây dựng các mô hình trồng trọt tại một số địa phương bị thiệt hại sau lũ, lụt
- Mô hình khôi phục sản xuất rau ăn lá và ăn quả sau lũ lụt.
+ Quy mô: 10,0 ha rau cải xanh, 5,0 ha dưa chuột và 5,0 ha đậu cove; số hộ tham gia 200 hộ
+ Thời gian thực hiện: 4 tháng (từ tháng 2/2017 - 5/2017)
+ Địa điểm: Huyện Tây Sơn và Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Mô hình khôi phục sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày (cây hoa huệ) sau lũ lụt
+ Quy mô: 5,0 ha; số hộ tham gia: 50 hộ
+ Thời gian thực hiện: 11 tháng (từ tháng 2/2017 - 12/2017)
+ Địa điểm: Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
5.1.2. Xây dựng các mô hình chăn nuôi tại một số địa phương bị thiệt hại sau lũ, lụt
- Mô hình khôi phục chăn nuôi gà an toàn sinh học quy mô hộ gia đình sau lũ lụt.
+ Quy mô: 2 điểm; 4.000 con/điểm; Số hộ tham gia: 20 hộ
+ Thời gian thực hiện: 11 tháng (từ tháng 2/2017 - 12/2017)
+ Địa điểm: Huyện Tuy Phước và thị xã An Nhơn - Tỉnh Bình Định;
- Mô hình khôi phục chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học quy mô hộ gia đình sau lũ lụt.
+ Quy mô: 2 điểm; 35 con/điểm; Số hộ tham gia: 12 hộ
+ Thời gian thực hiện: 11 tháng (từ tháng 2/2017 - 12/2017)
+ Địa điểm: Huyện Tuy Phước và thị xã An Nhơn - Tỉnh Bình Định
5.2. Đào tạo, tập huấn/huấn luyện:
5.2.1. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân
- Tập huấn hướng dẫn các giải pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng sau mưa lũ.
- Tập huấn chuyển đổi cơ cấu cây trồng (cây trồng cạn, rau màu).
- Tập huấn phòng chống dịch bệnh vật nuôi.
- Tập huấn kỹ thuật khôi phục nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ.
5.2.2. Tập huấn kỹ năng, chuyển giao kỹ thuật khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau mưa lụt cho khuyến nông viên cơ sở
- Tập huấn kỹ năng, chuyển giao kỹ thuật khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất trồng trọt sau mưa lụt cho khuyến nông viên cơ sở.
- Tập huấn kỹ năng, chuyển giao kỹ thuật khắc phục hậu quả, khôi phục chăn nuôi sau mưa lụt cho khuyến nông viên cơ sở.
5.2.3. Tập huấn kiểm lâm địa bàn, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
- Tập huấn Kiểm lâm địa bàn trong công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý
- Tập huấn nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng và nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng.
5.3. Thông tin tuyên truyền:
Tổ chức Hội nghị tổng kết dự án để cán bộ, nông dân ở các địa phương trao đổi với các nhà khoa học, các nhà quản lý nhằm đánh giá kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và nhân nhanh mô hình ra sản xuất
6. Thời gian thực hiện:12 tháng, từ 01/2017 đến 12/2017
7. Tổng số kinh phí thực hiện:2.176,718 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước: 1.500,000 triệu đồng
- Từ nguồn vốn đối ứng của dân: 676,718 triệu đồng;
8. Sản phẩm nhiệm vụ:
TT | Kết quả/sản phẩm | Số lượng | Chất lượng |
---|
1 | Mô hình khôi phục sản xuất cây hoa huệ sau lũ lụt | 5,0 ha | - Người dân khôi phục được sản xuất sau lũ lụt - Năng suất: đạt 302.645 cành/ha/năm - Tỷ lệ cành loại 1 đạt 86%, lợi nhuận đạt cao hơn so với sản xuất đại trà 79,1 triệu đống/ha (tăng 16,1%). |
2 | Mô hình khôi phục sản xuất cải xanh sau lũ lụt | 10,0 ha | - Người dân khôi phục được sản xuất sau lũ lụt - Năng suất: đạt 21,2 tấn/ha - Lợi nhuận đạt cao hơn so với sản xuất đại trà 19,0 triệu đống/ha (tăng 15,5%). |
3 | Mô hình khôi phục sản xuất đậu cove sau lũ lụt | 5,0 ha | - Người dân khôi phục được sản xuất sau lũ lụt - Năng suất: đạt 25,8 tấn/ha - Lợi nhuận đạt cao hơn so với sản xuất đại trà 18,5 triệu đống/ha (tăng 13,0%). |
4 | Mô hình khôi phục sản xuất dưa chuột sau lũ lụt | 5,0 ha | - Người dân khôi phục được sản xuất sau lũ lụt - Năng suất: đạt 36,3 tấn/ha - Lợi nhuận đạt cao hơn so với sản xuất đại trà 11,0 triệu đống/ha (tăng 8,9%). |
5 | - Mô hình khôi phục chăn nuôi gà an toàn sinh học quy mô hộ gia đình sau lũ lụt | 2 điểm; 4.000 con/điểm | - Người dân khôi phục được sản xuất chăn nuôi sau lũ lụt - Giảm tỷ lệ chết từ 3 -5%; - Năng suất tăng 4,8% tại xã Nhơn Thành, TX. An Nhơn và 21,0% tại xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước; - Lợi nhuận tại xã Nhơn Thành đạt 15.250đ/con, nhưng tại xã Phước sơn lỗ 3.250đ/con; |
6 | - Mô hình khôi phục chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học quy mô hộ gia đình sau lũ lụt | 2 điểm; 35 con/điểm | - Người dân khôi phục được sản xuất chăn nuôi sau lũ lụt - Năng suất lợn tăng 8,5% tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước nhưng lại không tăng ở điểm xã Nhơn Mỹ, TX. An Nhơn. - Do giá thị trường lợn hơi thấp (<30.000 đ/kg) nên cả 2 điểm bị lỗ từ từ 320.000 - 360.000đ/con. |
7 | Tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài mô hình | 3.500 | 3.500 lượt người tham dự, nắm rõ được các kỹ năng và biện pháp khôi phục sản xuất sau lũ, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng và vật nuôi; và chuyển đổi cơ cấu cây trồng |
8 | Tập huấn kỹ năng, chuyển giao kỹ thuật khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau mưa lụt cho khuyến nông viên cơ sở | 200 | 200 lượt khuyến nông viên cơ sở tham dự, nắm rõ được các kỹ năng và biện pháp khắc phục hậu quả khôi phục sản xuất sau lũ lụt |
9 | Tập huấn kiểm lâm địa bàn, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng | 360 | Kiểm lâm địa bàn nắm được công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản sau lũ lụt; Nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng và nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng |
10 | Hội nghị tổng kết | 100 | 100 lượt người tham dự, đánh giá được hiêu quả của MH |
11 | Báo cáo tổng kết dự án | 1 | Báo cáo kết quả xây dựng các mô hình, công tác tổ chức đào tạo tập huấn, bài học kinh nghiệm. Có hình ảnh và phụ biểu minh hoạ kèm theo |
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN DỰ ÁN