1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu lựa chọn đối tượng và cơ cấu cây trồng hàng năm thích hợp với điều kiện hạn hán và vùng có nguy cơ thiếu nước ở các tiểu vùng sinh thái tỉnh Kon Tum.
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Hồ Huy Cường
3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Phạm Vũ Bảo, Nguyễn Phúc Hưng, Nguyễn Quốc Hải, Đỗ Thị Ngọc, Trương Công Cường, Nguyễn Thị Dung, Trần Quốc Đạt…
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung:
Góp phần ổn định sản xuất ở các tiểu vùng sinh thái hạn hán đặc trưng và nguy cơ thiếu nước tưới ở tỉnh Kon Tum.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng trên các vùng hạn hán của tỉnh kon Tum.
Xác định được 2 - 3 đối tượng cây trồng hàng năm có khả năng chịu hạn và thích hợp với điều kiện đất đai của tỉnh Kon Tum.
Xác định được 3 - 4 cơ cấu cây trồng hàng năm phù hợp với điều kiện hạn hán và vùng có nguy cơ thiếu nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Đề xuất phương án bổ sung đối tượng cây trồng, cơ cấu trồng và cơ cấu mùa vụ thích ứng với điều kiện hạn hán ở các tiểu vùng sinh thái hạn hán đặc trưng.
5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng về đối tượng và cơ cấu cây trồng hàng năm ở các tiểu vùng sinh thái hạn hán và nguy cơ thiếu nước thuộc tỉnh Kon Tum
Nội dung 2: Đánh giá khả năng thích nghi của cây thức ăn chăn nuôi lâu năm trên đất đồi gò ở các vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước ở tỉnh Kon Tum
Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá khả năng phù hợp của các cơ cấu cây trồng với điều kiện hạn hán và vùng có nguy cơ thiếu nước ở tỉnh Kon Tum
- Hoạt động 1: Thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồi gò ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 2: Thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất bằng đang bỏ hoang ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 3: Thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất bằng đang canh tác lúa ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn các đối tượng và cơ cấu cây trồng hàng năm có hiệu quả và thích ứng với vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước ở tỉnh Kon Tum
- Hoạt động 1: Xây dựng mô hình chuyển đổi giống sắn ngắn ngày trên đất đồi gò ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 2: Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ Ngô (Hè Thu) - Ngô (Thu Đông) sang Đậu đỗ ăn hạt (Hè Thu) - Ngô (Thu Đông) hoặc Ngô (Hè Thu) - Đậu đỗ ăn hạt (Thu Đông) trên đất đồi gò trên đất đồi gò ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 3: Xây dựng mô hình chuyển đổi giống sắn ngắn ngày trên đất bằng ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 4: Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ Lúa (Xuân Hè) - Lúa (Hè Thu) sang Đậu đỗ ăn hạt hoặc vừng (Xuân Hè) - Lúa (Hè Thu) trên đất bằng ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 5: Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ Bỏ hoang đất (Xuân Hè) - Lúa (Hè Thu) sang Đậu đỗ ăn hạt (Xuân Hè) - Lúa (Hè Thu) trên đất bằng ở vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước:
- Hoạt động 6: Tổ chức hội nghị, Hội thảo
* Hội nghị tham quan đầu bờ và đánh giá kết quả thực hiện các mô hình:
* Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuên gia, đúc kết bài học kinh nghiệm
6. Thời gian thực hiện: 36 tháng, từ 10/2016 đến 10/2019
7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;
8.Tổng số kinh phí thực hiện: 1.403.973.000 đồng; Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 1.135.315.000đồng
9. Sản phẩm nhiệm vụ:
Các đối tượng cây trồng chịu hạn đạt được năng suất 60 - 70% so với điều kiện thâm canh đủ nước tưới. Hơn nữa các phạm vi đề tài được thực hiện trên đất hạn hán và nguy cơ thiếu nước, vì vậy mục tiêu của các thực nghiệm là chọn đối tượng cây trồng trên đất hạn hán nên năng suất đạt tương đương hoặc thấp hơn so với các sản phẩm tương tự trong và ngoài nước là có cơ sở.
Báo cáo phân tích hiện trạng và đề xuất lựa chọn các cơ cấu cây trồng hàng năm phù hợp với điều kiện hạn hán và vùng có nguy cơ thiếu nước.
Cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước trên đất đồi và đất bằng ở tỉnh Kon Tum.
Mô hình chuyển đổi giống cây trồng và cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng hạn hán và nguy cơ thiếu nước trên đất đồi và đất bằng ở tỉnh Kon Tum, thích ứng với điều kiện hạn hán và nguy cơ thiếu nước và hiệu quả kinh tế đạt tương đương hoặc cao hơn 10% so với các cơ cấu cây trồng hàng năm hiện có trong sản xuất.
Báo cáo tổng kết đề tài.