In trang: 


Xây dựng Đề án PTSXNN bền vững ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính Tân Mỹ

Đăng ngày:11/25/2024 9:46:12 AM bởi admin

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hồ Huy Cường 3. Các thành viên thực hiện chính: TS. Vũ Văn Khuê, ThS. Phạm Vũ Bảo, CN. Hoàng Thanh Tú, ThS. Hoàng Vinh, ThS. Nguyễn Thị Như Thoa, ThS. Phan Trần Việt, TS. Nguyễn Tấn Hưng, ThS. Nguyễn Hòa Hân, ThS. Trần Minh Hải, ThS. Trương Thị Thuận, TS. Nguyễn Trường gIang, TS. Đỗ Thành Nhân, ThS. Nguyễn Thị Thương, CN. Nguyễn Văn Hiệu, KS. Từ Minh Thư

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG Ở KHU VỰC TƯỚI CỦA HỆ THỐNG KÊNH CHÍNH

THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI TÂN MỸ, ĐẾN NĂM 2030

 

1. Tên nhiệm vụ: Xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở khu vực tưới của hệ thống kênh chính thuộc hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, đến năm 2030.

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hồ Huy Cường

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: TS. Vũ Văn Khuê, ThS. Phạm Vũ Bảo, CN. Hoàng Thanh Tú, ThS. Hoàng Vinh, ThS. Nguyễn Thị Như Thoa, ThS. Phan Trần Việt, TS. Nguyễn Tấn Hưng, ThS. Nguyễn Hòa Hân, ThS. Trần Minh Hải, ThS. Trương Thị Thuận, TS. Nguyễn Trường gIang, TS. Đỗ Thành Nhân, ThS. Nguyễn Thị Thương, KS. Nguyễn Văn Hiệu, CN. Từ Minh Thư.

4. Kết quả đề tài: 

- Xây dựng được 01 báo cáo tổng thuật các nhu cầu thị trường và chuỗi cung ứng trong và ngoài nước của các đối tượng cây trồng và vật nuôi liên quan đến đề tài.

- Xây dựng được 01 báo cáo phân tích hiện trạng cơ cấu cấu trồng và vật nuôi hiện tại ở vùng nghiên cứu, báo cáo phân tích hiện trạng phải được làm rõ những điểm mạnh/điểm yếu, tính phù hợp, cơ hội và thách thức theo các yêu cầu/điều kiện để sản xuất nông nghiệp: Ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp/công nghệ và thị trường và mức sống của nông hộ ở vùng nghiên cứu.

- Xây dựng được 01 báo cáo đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu, báo cáo đề xuất phải chỉ ra được cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về phương thức tổ chức sản xuất, các mô hình áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để phát triển sản xuất các cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở vùng nghiên cứu theo hướng ứng dụng CNC, thực hành nông nghiệp tốt (GAP), chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong/ngoài nước, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và công nghệ.

- Xây dựng được bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu. Bản đồ phân vùng thể hiện được các thông tin về cơ cấu cây trồng/vật nuôi và mùa vụ được đề xuất, khoanh vùng và diện tích/quy mô đề xuất, diện tích và chủ hộ sản xuất của cơ cấu cây trồng và vật nuôi đề xuất (nếu có trong thời điểm hiện tại), giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về phương thức tổ chức sản xuất như định hình chuỗi giá trị ngành hàng cũng như doanh nghiệp cốt lỗi, gắn với du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch công nghệ cho từng cơ cấu cây trồng. Bản đồ phân vùng sản xuất nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu được xây dựng theo hướng động thể hiện qua việc hàng năm đơn vị sử dụng (cụ thể ở đây sẽ là Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận) sẽ cập nhập bổ sung thông tin về diện tích và chủ hộ sản xuất của cơ cấu cây trồng và vật nuôi đề xuất và các thông tin về giải pháp khoa học công nghệ, doanh nghiệp cốt lỗi, thị trường tiêu thụ (khi có thay đổi).

5. Thời gian thực hiện: 10 tháng, từ tháng 12/2023 đến 09/2024

6. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

7. Tổng số kinh phí thực hiện: 869.421.000 đồng

- Kinh phí từ NSNN:                  869.421.000 đồng

+ Kinh phí khoán:                      769.891.000 đồng

+ Kinh phí không khoán:           99.380.000 đồng

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: