In trang: 


TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA ĐẤT CANH TÁC LÚA HÀNG HÓA KHU VỰC MIỀN TRUNG

Đăng ngày:3/10/2020 10:17:41 AM bởi admin

Kết quả đánh giá tính chất vật lý và hóa học của đất canh tác lúa hàng hóa khu vực miền Trung được thực hiện trên địa bàn 12 huyện canh tác lúahàng hóa thuộc 4 tỉnh khu vực miền trung(Bình Định, Quảng Nam, Nghệ An và Thanh Hóa).Kết quả phân tích 108 mẫu đất đang canh tác lúa hàng hóađược thực hiện trong năm 2017 đã đánh giá được:thành phần cơ giới thuộc loại đất từ thịt nặng đến sét, chỉ số pHKCl

TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CỦA ĐẤT CANH TÁC LÚA HÀNG HÓA

KHU VỰC MIỀN TRUNG

Đỗ Thành Nhân1, Lại Đình Hòe1, Nguyễn Thị Thương1, Huỳnh Thanh Trà My1, Lê Đức Dũng1, Lê Hồng Ân1, Nguyễn Đức Chí Công1, Trần Thu Nga1.

1 Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

Email: donhan.vntb@gmail.com, ĐT: 086 777 5 444

TÓM TẮT

Kết quả đánh giá tính chất vật lý và hóa học của đất canh tác lúa hàng hóa khu vực miền Trung được thực hiện trên địa bàn 12 huyện canh tác lúahàng hóa thuộc 4 tỉnh khu vực miền trung(Bình Định, Quảng Nam, Nghệ An và Thanh Hóa).Kết quả phân tích 108 mẫu đất đang canh tác lúa hàng hóađược thực hiện trong năm 2017 đã đánh giá được:thành phần cơ giới thuộc loại đất từ thịt nặng đến sét, chỉ số pHKCl thấp hơn chỉ số pH tối thích của cây lúa, hàm lượng mùn ở mức giàu, N tổng số biến động từ trung bình đến giàu, P2O5 tổng số ở mức nghèo đến giàu, K2O tổng số ở mức nghèo, P2O5 dễ tiêu từ trung bình đến giàu, K2O dễ tiêu từ nghèo đến trung bình, CEC từ mức rất thấp đến trung bình, Ca và Mg trao đổi từ mức nghèo đến trung bình.

Từ khóa:Đất trồng lúa hàng hóa, tính chất vật lý, tính chất hóa học.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thống kê năm 2017, khu vực miền Trung (từ tỉnh Thanh Hóa đến Bình Thuận) có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2,20 triệu ha, diện tích lúa cả năm là 1,25 triệu ha nên lúa là cây trồng có diện tích lớn hơn rất nhiều cây trồng khác hiện có ở miền Trung. Có dân số là 19,92 triệu người và sản lượng thóc đạt 7,0 triệu tấn/năm, miền Trung là khu vực có diện tích đất lúa/người (0,06 ha/người) và sản lượng thóc/người (0,35 tấn/người/năm) đứng thứ 2 sau khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, lúa là cây lương thực quan trọng tại miền Trung, bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực lúa còn là cây trồng có tính hàng hóa cao và mang lại thu nhập chính cho người dânở các địa phương có diện tích lúa tập trung.

Trong những năm qua, cũng như các khu vực khác trong cả nước, tại miền Trung việc áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa vào sản xuất ngày càng được mở rộng và phát triển đặc biệt là việc áp dụng các giống mới, sử dụng phân vô cơ và áp dụng cơ giới hóa hạng nặng. Khi áp dụng các biện pháp thâm canh vào thực thế sản xuất, bên cạnh việc cho năng suất lúa ngày càng tăng (từ 46,7 tạ/ha năm 2005 tăng lên 50,7 tạ/ha năm 2010 và đến năm 2016 là 56,6 tạ/ha) thì tính chất đất cũng bị thay đổi đáng kể đặc biệt là các địa phương sản xuất lúa mang tính chất hàng hóa.

Do đó, để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lúa tại miền Trung có hiệu quả vàbền vững bước đầu thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính chất vật lý và hóa học của đất canh tác lúa hàng hóa khu vực miền Trung là cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Bảng 1. Địa điểm lẫy mẫu đất phân tích

TT

Tỉnh

Huyện

Kinh độ

Vĩ độ

1

Bình Định

An Nhơn

Phước Sơn

109003’32”

1305107”

2

109003’25”

1305046”

3

109003’20”

1305034”

4

Phước Hưng

109008’28”

1305531”

5

109008’35”

1305551”

6

109008’49”

1305547”

7

Phước Lộc

109010’01”

1305515”

8

109010’28”

1305555”

9

109010’35”

1305552”

10

Tuy Phước

P. Bình Định

109011’51”

13051’43’’

11

109012’10”

13051’40’’

12

109012’29”

13051’42’’

13

Nhơn Thọ

109012’03”

13051’48’’

14

109007’04”

1305333”

15

109007’42”

1305341”

16

Nhơn Hanh

109007’39”

1305313”

17

109009’28”

1305016”

18

109009’20”

1305038”

19

Hoài Nhơn

Hoài Châu Bắc

109009’05”

1305041”

20

109002’24”

1403540”

21

109001’12”

1403554”

22

Hoài Mỹ

109001’06”

1403529”

23

109005’12”

1402724”

24

109005’36”

1402747”

25

Hoài Phú

109027’34”

1400551”

26

109000’43”

1403319”

27

109000’34”

1403331”

28

Quang Nam

Điện Bàn

Điện Phước

109000’45”

1403225”

29

108012’11”

15053’42’’

30

108011’47”

15053’12’’

31

Điện Trung

108011’37”

15053’36’’

32

108012’34”

15050’41’’

33

108021’47”

15051’20’’

34

Điện Thọ

108012’19”

15050’44’’

35

108010’48”

15055’17’’

36

108010’51”

15055’11’’

37

Thăng Bình

Bình Định Nam

108010’50”

15054’58’’

38

108018’56”

15039’20’’

39

108019’12”

15038’40’’

40

Bình Đào

108019’14”

15038’59’’

41

108024’36”

15045’44’’

42

108024’51”

15045’22’’

43

Bình Tú

108025’18”

15044’41’’

44

108023’06”

15041’15’’

45

108022’36”

15041’43’’

46

Duy Xuyên

Duy Hòa

108023’18”

15041’53’’

47

108008’37”

15049’17’’

48

108008’37”

15049’30’’

49

Duy Phước

108008’31”

15049’24’’

50

108017’06”

15051’17’’

51

108017’41”

15050’46’’

52

Duy Thành

108018’06”

15050’17’’

53

108018’57”

15049’22’’

54

108019’10”

15049’50’’

55

Nghệ An

Diễn Châu

Diễn Liên

105033’33”

19001’42’’

56

105033’01”

19001’59’’

57

105033’03”

19001’36’’

58

Diễn Xuân

105033’46”

19000’25’’

59

105033’36”

19000’53’’

60

105033’38”

19001’20’’

61

Diễn Hồng

105034’32”

19002’29’’

62

105034’47”

19002’48’’

63

105034’43”

19003’07’’

64

Đô Lương

Thượng Sơn

105024’12”

18051’46’’

65

105024’35”

18051’42’’

66

105024’11”

18052’08’’

67

Quang Sơn

105023’46”

18052’02’’

68

105023’47”

18051’45’’

69

105024’13”

18052’02’’

70

Thái Sơn

105022’42”

18052’09’’

71

105022’53”

18051’36’’

72

105023’07”

18051’55’’

73

Yên Thành

Xuân Thành

105028’34”

18058’58’’

74

105028’28”

18058’35’’

75

105027’59”

18058’40’’

76

Bắc Thành

105026’48”

18058’34’’

77

105026’22”

18058’34’’

78

105027’24”

18058’25’’

79

Hợp Thành

105030’42”

19000’50’’

80

105030’37”

18059’59’’

81

105030’10”

19000’57’’

82

Thanh Hóa

Yên Định

Định Tường

105039’09”

19057’47’’

83

105039’22”

19057’58’’

84

105039’14”

19057’38’’

85

Định Tiến

105042’30”

19059’17’’

86

105042’35”

19058’52’’

87

105042’55”

19058’59’’

88

Định Hoa

105041’40”

19057’47’’

89

105041’41”

19057’25’’

90

105041’42”

19057’10’’

91

Thọ Xuân

Xuân Quang

105030’37”

19054’42’’

92

105031’27”

19054’04’’

93

105031’13”

19053’55’’

94

Hạnh Phúc

105032’14”

19055’58’’

95

105031’56”

19056’02’’

96

105032’39”

19055’48’’

97

Xuân Hòa

105029’60”

19056’59’’

98

105029’39”

19057’02’’

99

105029’49”

19056’05’’

100

Nông Cống

Tường Văn

105043’47”

19034’58’’

101

105043’39”

19035’46’’

102

105043’10”

19035’11’’

103

Vạn Thắng

105036’52”

19037’36’’

104

105036’13”

19037’34’’

105

105035’47”

19035’32’’

106

Ninh Nghĩa

105040’58”

19038’22’’

107

105042’00”

19037’58’’

108

105041’16”

19038’13’’

2.2. Phương pháp phân tích mẫu đất

Các phương pháp phân tích được áp dụng theo các tiêu chuẩn phân tích mẫu đất đang được áp dụng tại Việt Nam, cụ thể như sau: pHKCl theo TCVN 5979 : 2007, OM (%)theo TCVN 4050 : 1985, N tổng số: Theo TCVN 6498 : 1999, P2O5 tổng số theoTCVN 8940:2011, P2O5 dễ tiêutheo TCVN 5256 : 2009, K2Otổng số theo TCVN 8660 : 2011, K2Odễ tiêu theo TCVN 8662 : 2011, CEC theo TCVN 8568 : 2010, Ca và Mg trao đổi theo TCVN 4406 - 87, Thành phần cơ giới đất theo TCVN 8567 : 2010.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tính chất vật lý của đất trồng lúa

Thành phần cơ giới là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và phân loại đất, nhiều tính chất vật lý và hóa học của đất có liên quan chặt chẽ với thành phần cơ giới đất. Kết quả phân tích thành phần cơ giới của 108 mẫu đất trồng lúa hàng hóa khu vực miền Trung được tổng hợp và trình bày trong bảng 2.

Bảng 2. Thành phần cơ giới của đất trồng lúa

Địa điểm

Tỷ lệ cát (%)

Tỷ lệ sét (%)

Tỷ lệ limon (%)

Phân loại đất

Bình Định

Tuy Phước

35,98 ± 2,20

22,33 ± 1,49

41,69 ± 1,49

Thịt nặng

An Nhơn

35,14 ± 3,33

20,05 ± 1,30

44,81 ± 2,72

Thịt nặng

Hoài Nhơn

33,89 ± 6,36

22,57 ± 3,78

43,55 ± 2,99

Thịt nặng

Quảng Nam

Duy Xuyên

24,19 ± 2,70

23,44 ± 0,99

52,37 ± 2,09

Thịt nặng pha limon

Thăng Bình

58,51 ± 4,35

11,56 ± 1,09

29,94 ± 3,67

Thịt pha cát

Điện Bàn

13,75 ± 1,63

24,92 ± 0,74

61,33 ± 1,34

Thịt nặng pha liomon

Nghệ An

Diễn Châu

29,28 ± 4,41

31,24 ± 2,35

49,49 ± 2,72

Sét pha limon

Yên Thành

10,27 ± 2,14

26,15 ± 2,90

63,58 ± 2,00

Thịt nặng pha limon

Đô Lương

5,20 ± 0,47

35,96 ± 1,82

58,85 ± 1,47

Sét pha limon

Thanh Hóa

Thọ Xuân

11,20 ± 1,10

22,53 ± 1,27

66,27 ± 0,80

Thịt nặng pha limon

Nông Cống

8,32 ± 1,40

37,68 ± 2,15

54,00 ± 2,11

Sét pha limon

Yên Định

6,02 ± 1,08

44,29 ± 2,65

49,70 ± 1,76

Sét pha limon

Kết quả phân tích tại bảng 2cho thấy:thành phần cơ giới đất canh tác lúa hàng hóa tại Bình Định thuộc đất thịt nặng, Quảng Nam thuộc loại đất thịt pha cát (Thăng Bình) và thịt nặng pha limon (Duy Xuyên và Điện Bàn), Nghệ An thuộc loại đất thịt nặng pha limon (Yên Thành) và Sét pha limon (Diễn Châu và Đô Lương), Thanh Hóa thuộc loại đất thịt nặng pha limon (Thọ Xuân) và Sét pha limon (Nông Cống và Yên Định).

3.2. Tính chất hóa học của đất trồng lúa

Bảng 3. Độ chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số trong đất trồng lúa

Địa điểm

pHKCl

OM (%)

N (%)

Bình Định

Tuy Phước

4,31 ± 0,07

2,96 ± 0,09

0,11 ± 0,01

An Nhơn

4,54 ± 0,14

3,04 ± 0,11

0,16 ± 0,02

Hoài Nhơn

4,28 ± 0,05

3,27 ± 0,05

0,22 ± 0,02

Quảng Nam

Duy Xuyên

4,33 ± 0,08

2,27 ± 0,20

0,31 ± 0,15

Thăng Bình

4,97 ± 0,07

2,35 ± 0,21

0,15 ± 0,01

Điện Bàn

4,52 ± 0,10

2,62 ± 0,19

0,18 ± 0,01

Nghệ An

Diễn Châu

5,19 ± 0,07

2,66 ± 0,23

0,19 ± 0,01

Yên Thành

4,81 ± 0,07

2,78 ± 0,16

0,22 ± 0,01

Đô Lương

4,62 ± 0,07

2,97 ± 0,08

0,26 ± 0,02

Thanh Hóa

Thọ Xuân

4,52 ± 0,09

2,91 ± 0,16

0,20 ± 0,01

Nông Cống

4,34 ± 0,10

3,05 ± 0,14

0,23 ± 0,01

Yên Định

4,66 ± 0,07

3,37 ± 0,14

0,21 ± 0,01

Ghi chú: Đánh giá kết quả phân tích theo phân cấp của Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp

Kết quả phân tích tại bảng 3 chỉ ra, độ chua của đất trồng lúa hàng hóa tại khu vực miền Trungphổ biến ở mức chua, ngoại trừ đất tại khu vực huyện Diễn Châu - Nghệ An ở mức ít chua. Có khoảng pHKCl biến động từ 4,28 - 5,19 đều thấp hơn chỉ số pH tối thích cho cây lúa (pHKCl từ 5,5 - 6,5). Do đó, để đưa chỉ số pH đất canh tác lên mức tối thích cho cây lúa cần bổ sung vôi bột hoặc thạch cao vào quy trình canh tác lúa tại các địa phương.

Hàm lượng mùn trong đất có ảnh hưởng lớn đến các tính khác của đất như dung tích hấp thu, tính đệm pH của đất, khả năng giữ ẩm, dung trọng đất và cấu tượng đất …. Có khoảng biến động hàm lượng OM tổng số từ 2,27 - 3,37% và được phân cấp ở mức giàu mùn nên các mẫu đất ở khu vực nghiên cứu rấtthích hợp cho nhiều đối cây trồng khác nhau đặc biệt là cây lúa nước.

Trong đất, đạm tổng số phần lớn nằm trong thành phần của các chất hữu cơ chứa trong đất, hàm lượng N tổng số là một chỉ tiêu đánh giá độ phì tiềm tàng trong đất. Có hàm lượng N tổng số biến động từ 0,11 - 0,31%, ngoại trừ các mẫu đất thuộc huyện Tuy Phước - Bình Định và Thăng Bình - Quảng Nam có hàm lượng N tổng số ở mức trung bình, còn lại các địa điểm khác đều có hàm lượng N tổng số trong đất trồng lúa hàng hóa ở mức giàu.

Sau N, P và K là hai nguyên tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây lúa và đặc biệt là khu vực canh tác lúa hàng hóa, kết quả phân tích hàm lượng P2O5 và K2O tổng số và dễ tiêu của các mẫu đất khu vực canh tác lúa hàng hóa được trình bày trong bảng 4.

Bảng 4. Hàm lượng lân và kali trong đất trồng lúa

Địa điểm

P2O5(%)

P2O5(mg/100g)

K2O(%)

K2O (mg/100g)

Bình Định

Tuy Phước

0,07 ± 0,01

17,62 ± 2,92

0,52 ± 0,02

4,45 ± 0,78

An Nhơn

0,07 ± 0,01

12,67 ± 1,16

0,54 ± 0,04

6,67 ± 1,13

Hoài Nhơn

0,07 ± 0,01

12,99 ± 1,39

0,69 ± 0,19

3,64 ± 0,70

Quảng Nam

Duy Xuyên

0,07 ± 0,02

25,35 ± 4,98

0,57 ± 0,06

5,45 ± 1,19

Thăng Bình

0,03 ± 0,01

13,51 ± 3,17

0,09 ± 0,02

2,85 ± 0,40

Điện Bàn

0,07 ± 0,01

28,67 ± 3,15

0,66 ± 0,09

5,36 ± 1,14

Nghệ An

Diễn Châu

0,12 ± 0,01

37,73 ± 5,84

0,80 ± 0,06

7,44 ± 1,25

Yên Thành

0,12 ± 0,01

36,51 ± 6,83

0,61 ± 0,10

3,88 ± 0,82

Đô Lương

0,10 ± 0,01

32,98 ± 2,99

0,91 ± 0,12

6,81 ± 1,52

Thanh Hóa

Thọ Xuân

0,08 ± 0,01

57,98 ± 6,96

0,42 ± 0,04

7,07 ± 1,42

Nông Cống

0,07 ± 0,01

34,85 ± 4,74

0,48 ± 0,10

13,95 ± 1,56

Yên Định

0,07 ± 0,01

36,66 ± 2,62

0,98 ± 0,10

14,63 ± 2,05

Kết quả phân tích hàm lượng P2O5 tổng số trong đất ở trên cho thấy, ngoại trừ các mẫu đất tại huyện Thăng Bình có hàm lượng P2O5 tổng số ở mức nghèo, huyện Diễn Châu và Yên Thành có hàm lượng P2O5 tổng số ở mức giàu, còn các mẫu đất khác ở các khu vực nghiên cứu khác đều có hàm lượng P2O5 trong đất ở mức trung bình. Tuy nhiên, kết quả phân tích hàm lượng P2O5 dễ tiêu lại cho thấy, có3 huyện An Nhơn, Hoài Nhơn vàThăng Bình, có hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất ở mức trung bình,các mẫu đất trồng lúa hàng hóa ở 9/12 huyện nghiên cứu kháccó hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức giàu.

Kết quả phân tích hàm lượng K2O tổng số ở bảng 4 cho thấy: có khoảng biến động hàm lượng K2O tổng số trong đất từ 0,09 - 0,98% nên tất cả các mẫu đất trồng lúa hàng hóa ở khu vực miền trung đều có hàm lượngK2O tổng số ở mức nghèo, kết quảnày cũng tương tự kết quả đánh giá K2O trong đất vùng Duyên hải Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua tài liệu Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Do đó, hàm lượng K2O dễ tiêu trong mẫu đất trồng lúa ở các khu vực nghiên cứu cơ bản ở mức nghèo, ngoại trừ các mẫu đất tại huyện Nông Cống và Yên Định có hàm lượng K2O dễ tiêu ở mức trung bình.

Dung tích hấp thu và hàm lượng các cation trao đổi của đất phụ thuộc vào tỷ lệ sét trong đất, hàm lượng mùn, pH đất, kết quả phân tích dung tích hấp thu trong đất của các mẫu đất trồng lúa hàng hóa tại miền Trung được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5. Các cation trao đổi và dung tích hấp thu của đất trồng lúa

Địa điểm

Ca2+ (me/100g)

Mg2+ (me/100g)

CEC  (me/100g)

Bình Định

Tuy Phước

5,16 ± 0,53

2,72 ± 0,29

4,72 ± 1,19

An Nhơn

3,22 ± 0,54

2,82 ± 0,42

4,15 ± 1,06

Hoài Nhơn

2,22 ± 0,22

1,62 ± 0,12

5,95 ± 0,89

Quảng Nam

Duy Xuyên

1,76 ± 0,21

2,55 ± 0,50

6,24 ± 0,55

Thăng Bình

2,42 ± 0,35

1,61 ± 0,46

3,16 ± 0,26

Điện Bàn

2,49 ± 0,23

1,99 ± 0,32

9,25 ± 0,44

Nghệ An

Diễn Châu

2,38 ± 0,32

1,73 ± 0,15

9,70 ± 0,50

Yên Thành

3,14 ± 0,32

0,86 ± 0,15

8,93 ± 0,44

Đô Lương

3,12 ± 0,20

1,35 ± 0,20

9,55 ± 0,99

Thanh Hóa

Thọ Xuân

2,01 ± 0,33

2,76 ± 0,43

7,43 ± 0,66

Nông Cống

1,97 ± 0,16

1,85 ± 0,31

8,43 ± 0,91

Yên Định

1,92 ± 0,12

1,08 ± 0,13

11,80 ± 0,54

Kết quả phân tích dung tích hấp thu trong bảng 5 cho thấy, trong khoảng biến động hàm lượng các cation trao đổi từ 3,16 - 11,80 me/100g đất, dung tích hấp của đất tại các điểm nghiên cứu đều ở mức từ rất thấp (CEC < 5 me/100g đất) đến thấp (CEC = 5 - 10 me/100g đất), ngoại trừ các mẫu đất ở huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa có dung tích hấp thu mức trung bình. Kết quả đánh giá hàm lượng CEC trong đất vùng Duyên hải Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ của Bộ nông nghiệp và Phát triểnnông thôn thông qua tài liệu Tài nguyên đất cấp vùng - Thực trạng và tiềm năng sử dụng cũng kết luận hầu hết các loại đất đều thấp (CEC < 10 me/100g đất) ngoại trừ đất đen trên bazan dung tích hấp thu cation đạt mức trung bình đến cao.

Để đánh giá thực trạng độ chua của đất thì chỉ căn cứ vào chỉ số pH là chưa đủ, biên độ chua và hàm lượng Ca giữa các loại đất khác nhau biến thiên trong phạm vi rất rộng. Kết quả phân tích hàm lượng Ca trao đổi tại bảng 5 cho thấy, có 3/12 huyện (Nông Cống, Yên Định, Duy Xuyên) nghiên cứu có hàm lượng Ca trao đổi ở mức rất nghèo (Catrao đổi < 2 me/100g đất), 8/12 huyện có hàm lượng Ca trao đổi ở mức nghèo (Ca trao đổi = 2,0 - 4,0 me/100g đất) và chỉ có mẫu đất tại huyện Tuy Phước - Bình Định có hàm lượng Ca trao đổi ở mức trung bình (Ca trao đổi = 4,0 - 8,0 me/100g đất).Đối với hàm lượng Mg trao đổi, ngoài trừ các mẫu đất tại huyện Yên Thành - Nghệ An có hàm lượng Mg trao đổi ở mức nghèo (Mg trao đổi < 1,0 me/100g đất), các mẫu đất ở 11/12 huyện tiến hành phân tích có hàm lượng Mg trao đổi ở mức trung bình (Mg trao đổi = 1,0 - 3,0 me/100g đất).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

1- Thành phần cơ giới của các mẫu đất trồng lúa hàng hóa khu vực miền Trung chủ yếu thuộc loại đất từ thịt nặng đến sét.

2- Chỉ số pHKClở đất trồng lúa hàng hóa khu vực miền Trung đều thấp hơn thấp hơn chỉ số pH tối thích của cây lúa.

3- Hàm lượng mùn trong đất trồng lúa hàng hóa khu vực miền Trung đều ở mức giàu và rất tốt cho canh tác cây lúa nước.

4- Đất trồng lúa hàng hóa khu vực miền Trung có hàm lượng N tổng số biến động từ trung bình đến giàu, P2O5 tổng số ở mức từ nghèo đến giàu, K2O tổng số ở mức nghèo, P2O5 dễ tiêu ở mức từ trung bình đến giàu, K2O dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình, CEC từ mức rất thấp đến trung bình, Ca trao đổi từ mức nghèo đến trung bình và Mg trao đổi ở mức từ nghèo đến trung bình.

4.2. Đề nghị

Để canh tác lúa hoàng hóa tại khu vực miền Trung đạt năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao, các địa phương cần tham khảo các kết quả phân tích mẫu đất cụ thể để xây dựng quy trình canh tác lúa phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,2009.Tập 7 - Phương pháp phân tích đất, Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009.Tập 4 - Tài nguyên đất cấp vùng - Thực trạng và tiềm năng phát triển, Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

3- Bùi Đình Dinh, Hồ Quang Đức, Bùi Huy Hiền và Trần Thúc Sơn, 2003. Đất lúa Việt Nam- Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4- Bùi Hải An, Trần Minh Tiến và Nguyễn Văn Bộ. Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế độ phì nhiêu của đất trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

5- Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017. Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2018.

6- Phan Quốc Hưng, 2017. Đánh giá một số tính chất lý, hóa học đất phù sa của hệ thống đồng bằng Sông Hồng ở các loại sử dụng đất. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1 - tháng 8/2017.

7- Lê Văn Tiềm và Trần Kông Tấu, 1983.Phân tích đất và cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8- Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, 1998.Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

PHYSICAL AND CHEMICAL PROPERTIES OF RICE CULTIVATEDN SOIL IN THE CENTRAL OF VIETNAM

Do Thanh Nhan1, Lai Dinh Hoe1, Nguyen Thi Thuong1, Huynh Thanh Tra My1, Le Duc Dung1, Le Hong An1, Nguyen Duc Chi Cong1, Tran Thu Nga1.

1 Agricultural Science Institute for Southern Coastal Central of Vietnam

Abstract:

Results of assessment of physical and chemical properties of rice cultivated soil in the central region are carried out in 12 districts of 4 provinces in the central region (Binh Dinh, Quang Nam, Nghe An and Thanh Hoa). The analysis results of 108 soil samples under cultivation of rice in 2017 were showed that the mechanical composition of soil is from heavy silt to clay, the pHKCl is lower than the pH optimal for rice, rich humus content, total nitrogen fluctuates from medium to rich, total phosphorus at poor to rich, total potassium content achieves poor level, available phosphorus is from medium to rich, available potassium is from poor to medium. Cation exchange capacity (CEC)is from very low to medium; Ca and Mg exchange are from poor to average.

Key words: Rice cultivated soil, physical property, chemical property.


Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: