In trang: 


Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa các tỉnh Duyên hải miền Trung

Đăng ngày:5/3/2018 9:47:38 PM bởi admin

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lại Đình Hòe Những người thực hiện chính: ThS. Hồ Sĩ Công, PGS.TS. Mai Văn Trịnh, ThS. Đinh Quốc Huy, TS. Nguyễn Xuân Lai, TS. Nguyễn Văn Liêm, TS. Hồ Huy Cường, ThS. Lê Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Quang Hảo, TS. Lê Văn Vĩnh, ThS. Trịnh Đức Toàn, ThS. Vũ Xuân Nguyên.

. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa các tỉnh Duyên hải miền Trung.

2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lại Đình Hòe

Những người thực hiện chính: ThS. Hồ Sĩ Công, PGS.TS. Mai Văn Trịnh, ThS. Đinh Quốc Huy, TS. Nguyễn Xuân Lai, TS. Nguyễn Văn Liêm, TS. Hồ Huy Cường, ThS. Lê Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Quang Hảo, TS. Lê Văn Vĩnh, ThS. Trịnh Đức Toàn, ThS. Vũ Xuân Nguyên.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm làm giảm chi phí sản xuất, gia tăng giá trị, giảm phát thải khí  nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa tại các tỉnh vùng  Duyên hải miền Trung.

- Mục tiêu cụ thể:

 - Gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và đảm bảo chất lượng gạo cao, an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu, được công nhận Tiến bộ kỹ thuật, đạt các tiêu chí:

(i). Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa tại vùng/tiểu vùng (về chi phí sản xuất, các gói kỹ thuật đang áp dụng, các tồn tại, hạn chế khi áp dụng diện rộng…) và đề xuất gói kỹ thuật mới trên cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp nhất đang có;

(ii). Giảm chi phí đầu vào, sản xuất bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, năng suất và chất lượng cao, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.

(iii). Nâng cao tỷ lệ  sử dụng giống có phẩm cấp trên 75% năm 2020, đảm bảo lượng giống gieo trồng dưới 100 kg/ha

(iv). Nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm  thiểu thất thoát phân bón từ 15-25% (đặc biệt giảm phân đạm ure 20-30%).

(v). Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng  để giảm lượng thuốc BVTV tối thiểu 20%.

(vi). Áp dụng tưới nước tiết kiệm nông - lộ - phơi để giảm lượng nước tưới 30- 40%.

(vii). Cơ giới hóa sản xuất chế biến... nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 10%.

 - Xây dựng 8 mô hình/2 vụ/năm (quy mô 20 ha/mô hình) ứng dụng qui trình kỹ thuật canh tác  tiên tiến tại 4 tỉnh đại diện vùng trồng lúa ở duyên hải miền Trung,  tăng hiệu quả kinh tế ít nhất 15%.

4. Các nội dung phải thực hiện:

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất lúa ở vùng Duyên hải miền Trung

Hoạt động 1: Điều tra thu thập thông tin thứ cấp về thực  trạng sản xuất lúa ở lúa ở vùng Duyên hải miền Trung

         - Phạm vi điều tra: Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.

         - Đối tượng điều tra: Sở NN và PTNT, Chi cục BVTV, Công ty Thủy nông, Trung tâm giống và Trung tâm Khuyến nông.

           - Nội dung điều tra: Thu thập thông tin thứ cấp về diện tích đất canh tác lúa, cơ cấu giống lúa chủ lực trong từng mùa vụ; Lượng giống sử dụng/ha và phẩm cấp giống; Hệ thống sản xuất và cung ứng giống  lúa trên địa bàn (Nhà nước; Doanh nghiệp; nông hộ...);

 các đối tượng sâu, bệnh hại chính trên lúa và mức độ áp dụng IPM, những khó khăn khi áp dụng IPM trong sản xuất ; Hệ thống tưới tiêu và diện tích được chủ động tưới tiêu; phương thức tưới nước cho lúa; khó khăn khi áp dụng tưới nước tiết kiệm; mức độ ứng dụng các hệ thống kỹ thuật ICM; “3 giảm;  3 tăng” “1 phải, 5 giảm” và SRI... ở địa phương;  Mức độ áp dụng cơ giới hóa trong  sản xuất lúa (làm đất; thu hoạch; sấy...); Mức độ liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; những rào cản nông dân ứng dụng các TBKT  trong sản xuất

             - Số lượng điều tra thứ cấp: 60 phiếu (5 phiếu/tỉnh x 12 tỉnh).

             - Thời gian thực hiện: Năm  2016.

Hoạt động 2: Điều tra thu thập thông tin sơ cấp về thực trạng canh lúa ở vùng Duyên hải miền Trung

             - Phạm vi điều tra: 4 tỉnh đại diện cho 2 vùng sinh thái là Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định).

            - Đối tượng điều tra: Nông dân trực tiếp sản xuất lúa.

             - Nội dung điều tra: Thu thập thông tin về kỹ thuật canh tác lúa nông dân đang sử dụng: Tên giống và phẩm cấp giống sử dụng; lượng giống sử dụng/ha; phương thức canh tác (cấy; gieo thẳng);  phân bón (loại phân sử dụng; số lượng; kỹ thuật bón); đối tượng sâu, bệnh chính thường gặp và phương pháp phòng trừ; phương thức tưới nước cho  lúa  đang ứng dụng; sử dụng rơm rạ sau thu hoạch; Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa trong khâu làm đất; thu hoạch; thời điểm thu hoạch và phương thức sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; Năng suất thu hoạch; chi phí sản xuất, giá thành  sản xuất (đồng/kg thóc); lợi nhuận/ha.

           - Số lượng  phiếu điều tra thứ cấp:1.080 phiếu (30 phiếu/xã x 3 xã/huyện x 3 huyện/tỉnh x 4 tỉnh).

         - Thời gian thực hiện: Năm 2016.

Hoạt động 3: Phân tích đánh giá độ phì đất lúa ở vùng Duyên hải miền Trung

 - Thời điểm lấy mẫu và phân tích: Mẫu đất được thu ở tầng canh tác (0 - 15 cm), lấy mẫu và phân tích vào thời điểm kết thúc vụ Đông Xuân hoặc vụ Xuân.

           - Địa điểm lấy mẫu: 4 tỉnh đại diện cho 2  vùng sinh thái (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Bình Định)

           - Chỉ tiêu phân tích: Thành phần cơ giới, dung trọng, pH, OM, N tổng số; P tổng số và dễ tiêu, K tổng số và dễ tiêu, CEC, Zn; Ca; Mg

 - Số lượng: 108 mẫu (3 mẫu/xã x 3 xã/huyện x 3 huyện/tỉnh x 4 tỉnh).

            - Thời gian thực hiện: Tháng 6-8/2016.

 Hoạt động 4. Hội thảo chuyên gia xác định các tiến bộ kỹ thuật cần áp dụng cho từng tiểu vùng sinh thái.

             - Địa điểm: Tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì - Hà Nội).

             - Số lượng: 20 người/hội nghị.

             - Thời gian thực hiện: Năm 2016.

Nội dung 2: Nghiên cứu đề xuất gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa cho từng tiểu vùng sinh thái

Hoạt động 1: Nghiên cứu thử nghiệm gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến ở vùng trọng điểm lúa tại 4 tỉnh (Thanh Hóa; Nghệ An; Quảng Nam; Bình Định)

     - Địa điểm thí nghiệm: Tại mỗi tiểu vùng thí nghiệm được bố trí trên vùng đất  có điều kiện thâm canh (1 điểm/tỉnh).

- Quy mô TN tại mỗi tiểu vùng: 7,2 ha (0,6 ha/điểm/vụ x3vụ x 1điểm/tỉnh x 4 tỉnh)

 - Thời gian thực hiện 3 vụ: Năm  2017 và 2018

 - Các công thức thử nghiệm:

+ CT1(ĐC): Kỹ thuật canh tác lúa  theo tập quán nông dân đang áp dụng

         (cụ thể  sau khi có kết quả điều tra của nội dung 1)

+ CT2:  Kỹ thuật canh tác lúa Trung tâm khuyến nông của tỉnh đang khuyến cáo

        (cụ thể  sau khi có kết quả điều tra của nội dung 1)

 + CT3: Gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến của Dự án đề xuất

        (cụ thể  sau khi có kết quả điều tra của nội dung 1)

Hoạt động 2Đánh giá tác động của gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa (do dự án đề xuất) đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Địa điểm thu thập mẫu để đánh giá: Tại ruộng sản xuất thử nghiệm theo qui trình của dự án đề xuất và ruộng đối chứng canh tác theo phương thức của nông dân tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định.

 - Chỉ tiêu đánh giá: Phát thải khí CH4 và N2O từ ruộng canh tác theo qui trình của dự án đề xuất và ruộng đối chứng canh tác theo phương thức của nông dân. 

            - Thời điểm thu thập mẫu vào các giai đoạn: Giai đoạn mạ (lúa sạ) hoặc  lúa hồi xanh (lúa cấy); đẻ nhánh; làm đòng;  trỗ; chín.

             - Số lượng mẫu thu thập: 360 mẫu.

             - Số lượng mẫu phân tích: 720 mẫu.

             - Thời gian thực hiện: Năm 2017

Hoạt động 3:  Nghiên cứu phát triển biện pháp kỹ thuật mới

- Địa điểm thí nghiệm: Tại mỗi tiểu vùng thí nghiệm được bố trí trên vùng đất  có điều kiện thâm canh (1 điểm/tỉnh).

-Quy mô TN tại mỗi tiểu vùng:2,4ha (0,2ha/điểm/vụ x 3vụ x 1điểm/tỉnh x 4 tỉnh)

 - Thời gian thực hiện 3 vụ: Năm  2017 và 2018

 - Các công thức thí nghiệm: (Cụ thể sau Hội thảo chuyên gia ở  nội dung 1)

Nội dung 3: Thực nghiệm và hoàn thiện gói kỹ thuật trên mô hình diện hẹp ở các tiểu vùng sinh thái

Hoạt động 1: Sản xuất thử nghiệm gói  kỹ thuật canh tác tiên tiến (từ kết quả nội dung 2)  trên mô hình diện hẹp tại một số  tiểu vùng ở Duyên hải miền Trung

 - Địa điểm thực hiện: Vùng trọng điểm sản xuất lúa, nơi có điều kiện thâm canh cao tại 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định.

 - Quy mô: 24 ha (3 ha/vụ/điểm x 2 vụ/điểm/tỉnh x 4 tỉnh).

 - Thời gian thực hiện: Vụ Xuân (hoặc ĐX) và Hè Thu (hoặc vụ Mùa) năm 2018.

 - Qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến  sử dụng trong sản xuất thử tại mỗi tiểu vùng được rút ra từ kết quả của nội dung 2 .

Nội dung 4: Xây dựng mô hình ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa ở các tỉnh Duyên hải miền Trung.

     - Địa điểm thực hiện: Tại vùng trọng điểm lúa ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định. Tại mỗi tỉnh tiến hành xây dựng 1 mô hình trong mỗi vụ nơi có điều kiện thâm canh cao

- Quy mô: 160 ha (20 ha/mô hình/vụ x 2 vụ/năm/tỉnh x  4 tỉnh).

- Thời gian thực hiện:Đ.xuân (hoặc vụ xuân) và Hè thu (hoặc vụ mùa) năm 2019.

 - Kỹ thuật sử dụng để xây dựng mô hình: Gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến của Dự án được xây dựng từ kết quả của nội dung 2 và 3

Nội dung 5: Chuyển giao cho doanh nghiệp ứng dụng gói kỹ thuật tiên tiến trên diện rộng ở vùng Duyên hải miền Trung

- Địa điểm thực hiện: Các tỉnh thuộc vùng sinh thái nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Bắc Trung bộ.

- Quy mô: 10.000 ha/năm trở lên

 - Thời gian thực hiện: từ năm 2020 trở đi

 - Kỹ thuật sử dụng để xây dựng mô hình: Gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến cho các tỉnh Duyên hải miền Trung được xây dựng từ kết quả  của nội dung 2 và 3

Nội dung6: Đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo và kiểm tra đánh giá đề tài

Hoạt động 1: Đào tạo tiểu giáo viên (TOT) thực hiện theo gói kỹ thuật canh tác lúa  tiên tiến của dự án cho  cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp

- Địa điểm: tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định.

- Đối tượng: Cán bộ kỹ thuật và khuyến nông; nông dân sản xuất giỏi.

- Số lượng: 4 lớp/100 người (25 người/ lớp/ tỉnh x 4 tỉnh).

 - Nội dung đào tạo: Quy trình kỹ thuật canh tác lúa  tiên tiến thích hợp cho từng tiểu vùng, được xây dựng từ kết quả hoạt động của nội dung 2 và 3.

 - Thời gian thực hiện: Năm 2018

Hoạt động 2: Tập huấn cho nông dân về qui trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến ở  Duyên hải miền Trung

     - Địa điểm: tại 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An,  Quảng Nam, Bình Định.)

     - Đối tượng: Nông dân tham gia mô hình

     - Số lượng:  8 lớp với khoảng 400 lượt người  tham dự

     (Năm 2018 thực hiện 4 lớp/200 người (1 lớp/tỉnh/năm x 50 người/lớp x 4 tỉnh).

 Năm 2019 thực hiện 4 lớp/200 người (1 lớp/tỉnh/năm x 50 người/lớp x 4 tỉnh). 

     - Nội dung tập huấn: Quy trình kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến được xây dựng từ kết quả hoạt động của nội dung 2 và 3. 

     - Thời gian thực hiện: Năm 2018 và  năm 2019.

Hoạt động 3: Hội thảo đầu bờ

     - Địa điểm: tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định.

     - Đối tượng tham dự: Đại biểu của  các Sở nông nghiệp & PTNT và các đơn vị liên quan trực thuộc sở (như TT.Khuyến nông; Chi cục BVTV; Trung tâm giống cây trồng); đại biểu phòng nông nghiệp các huyện; đại biểu là nông dân trực tiếp thực hiện mô hình.

- Số lượng: 4 hội nghị/200 người (1 hội/tỉnh x 4 tỉnh x 50 người/hội nghị).

     - Nội dung: Thăm mô hình ngoài đồng ruộng và nhận xét đánh toàn diện về kết quả của mô hình. 

     - Thời gian thực hiện trong  năm 2019.

Hoạt động 5. Kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu kết quả thực hiện

 Hoạt động 5.1. Kiểm tra kết quả thực hiện ngoài thực địa

            - Địa điểm: Tại các điểm triển khai đề tài.

           - Số lượng: 6 đợt (2016 là 1 đợt; 2017 là 2 đợt; 2018 là 2 đợt; 2019 là 1 đợt).

           - Thời gian thực hiện: Từ tháng 4 - 9 các năm  từ 2017 đến 2019

Hoạt động 5.2. Nghiệm thu kết quả thực hiện

- Địa điểm: Tại Hà Nội (tại Viện KH Nông nghiệp Việt Nam).

- Số lượng: 5 đợt (1 đợt/năm x 4 năm và nghiệm thu chính thức đề tài).

- Số lượng thành viên hội đồng và các nhà khoa học: 15 người. 

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 11 - 12 hàng năm.

5. Thời gian thực hiện: 48 tháng, từ  2016 - 2020

6. Phương thức khoán chi: nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

7. Tổng số kinh phí thực hiện nhiệm vụ: 10.400.000.000 đồng 

            - Từ ngân sách sự nghiệp khoa n học: 7.400.000.000 đồng  

            - Từ nguồn khác: 3.000.000.000 đồng

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: