In trang: 


Nghiên cứu tạo vật liệu tiềm năng để chọn tạo giống bí ngô lai F1 chống chịu với bệnh khảm vàng viru

Đăng ngày:5/16/2022 9:46:53 PM bởi admin

Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Trường Giang Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Lý Nữ Cẩm Duyên, Hồ Trúc Nhã, Vũ Văn Khuê, Lê Đức Dũng, Nguyễn Quang Hải

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu tạo vật liệu tiềm năng để chọn tạo giống bí ngô lai F1 chống chịu với bệnh khảm vàng virus

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Trường Giang

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Lý Nữ Cẩm Duyên, Hồ Trúc Nhã, Vũ Văn Khuê, Lê Đức Dũng, Nguyễn Quang Hải

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng thể:

Tạo được nguồn vật liệu tiềm năng có các tính trạng tốt để phục vụ chương trình chọn tạo giống bí ngô năng suất, chất lượng và chống chịu với bệnh khảm vàng virus.

Mục tiêu cụ thể:

- Thu thập và đánh giá được đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu bệnh khảm vàng virus của các giống bí ngô nhập nội và bản địa để phục vụ công tác tạo vật liệu khởi đầu.

- Chọn lọc được 2-3 dòng bí ngô có khả năng kết hợp chung cao và duy trì được các tính trạng tốt về năng suất (≥ 20 tấn/ha), cho thu hoạch sớm (70-80 ngày sau trồng), chất lượng (khối lượng quả ≥ 0,8 kg, thịt quả dẻo, ngọt), có khả năng chống chịu khá với bệnh khảm vàng virus với mức độ nhiễm bệnh < điểm 5.

5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:

v Nội dung 1. Tạo vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn lọc giống bí ngô chống chịu bệnh khảm virus

* Hoạt động 1.1. Thu thập bổ sung nguồn vật liệu, xác định thành phần virus gây hại trên cây bí ngô và đánh giá khả năng chống chịu bệnh virus khảm vàng của tập đoàn giống bí ngô.

- Xác định thành phần virus chính gây hại trên cây bí ngô tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

Ÿ Số lượng: 10 mẫu.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2022 - 12/2022

- Thu thập bổ sung nguồn vật liệu: Tiến hành thu thập hạt giống có định hướng (thu thập các mẫu giống được công bố có khả năng chống chịu với các bệnh virus) từ nguồn hạt giống đang thương mại trên thị trường, 10-15 mẫu giống kháng bệnh của Trung tâm tài nguyên Thực vật.

Ÿ Số lượng: 10-15 mẫu giống

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 02/2022

- Đánh giá khả năng kháng bệnh virus khảm vàng của tập đoàn giống bí ngô bằng lây nhiễm nhân tạo:

Ÿ Số lượng: 30 mẫu giống

Ÿ Quy mô: 900 m2 (30 mẫu giống x 30 m2/mẫu giống)

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2022 - 4/2022

* Hoạt động 1.2. Lai tạo các tổ hợp lai

Ÿ Số lượng: 7 dòng (2 dòng mẹ và 5 dòng bố)

Ÿ Quy mô: 700 m2 (7 dòng x 100 m2/dòng).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2022 - 07/2022.

* Hoạt động 1.3. Tạo quần thể phân ly S1

Áp dụng phương pháp tạo tự thụ phấn bắt buộc (dùng hoa đực thụ cho hoa cái trên cùng một cây) để tạo ra các 10 quần thể phân ly S1 từ 10 tổ hợp lai được tạo ra ở hoạt động 1.2.

Ÿ Số lượng: 10 tổ hợp lai F1

Ÿ Quy mô: 900 m2 (10 tổ hợp lai x 90 m2/tổ hợp lai).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 08/2022 - 10/2022.

v Nội dung 2. Phát triển dòng tự phối và đánh giá khả năng kết hợp chung sớm của các dòng bí ngô tự phối

* Hoạt động 2.1. Chọn lọc và phát triển các dòng tự phối có khả năng chống chịu bệnh khảm vàng virus

Ÿ Số lượng: 20 dòng

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định.

Ÿ Quy mô: 2.400 m2 (20 dòng x 60m2/dòng x 2vụ/năm)

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2023 - 7/2023.

* Hoạt động 2.2. Đánh giá khả năng kết hợp chung sớm

- Công việc 1: Lai tạo tổ hợp từ các dòng tự phối:

Ÿ Sử dụng phép lai đỉnh để tiến hành lai 20 dòng tự phối đời S2 với cây thử là dòng bí ngô chất lượng thế hệ S5.

Ÿ Số lượng: 20 dòng/giống

Ÿ Quy mô: 1.300 m2 (20 dòng/giống x 65 m2/dòng).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2023 - 7/2023.

- Công việc 2: Đánh giá khả năng kết hợp chung sớm:

Ÿ Số lượng: 20 tổ hợp lai sẽ được trồng để đánh giá khả năng kết hợp chung sớm.

Ÿ Quy mô: 1.800 m2 (20 tổ hợp x 90 m2/tổ hợp).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2023 - 10/2023.

6. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2021 – 12/2022

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 400.000,000 đồng

- Kinh phí từ NSNN:400.000,000 đồng

+ Kinh phí khoán:400.000,000 đồng

+ Kinh phí không khoán:0 đồng

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: