In trang: 


Kết quả Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Đăng ngày:5/3/2018 11:10:35 PM bởi admin

Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Hồ Huy Cường. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Vũ Văn Khuê, Lê Văn Luy, Phan Ái Chung, Trần Tuấn Vũ, Nguyễn Văn Lê.

1. Tên nhiệm vụ: Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát).

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ:Hồ Huy Cường.

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:Vũ Văn Khuê, Lê Văn Luy, Phan Ái Chung, Trần Tuấn Vũ, Nguyễn Văn Lê.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Xác định được các giải pháp kỹ thuật canh tác tỏi theo phương thức không bổ sung đất, không thay cát nhưng vẫn giữ được năng suất, chất lượng tỏi ở Lý Sơn. 

5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

5.1. Đánh giá hiện trạng kỹ thuật canh tác tỏi ở Lý Sơn

- Nội dung điều tra: Hiện trạng bổ sung đất và thay cát trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (nguồn đất và cát; thời điểm bổ sung và thay; kỹ thuật và chi phí cho việc bổ sung đất, thay cát) và kỹ thuật canh tác (mật độ trồng, phân bón, chủng loại và lượng vật liêu phủ,...).

- Thời gian điều tra: Năm 2015

- Địa điểm điều tra: Tại các đơn vị chuyên môn, nông hộ trồng tỏi ở 2 xã (An Vĩnh và Anh Hải)

- Qui mô điều tra: 100 phiếu (Anh Vĩnh 50, An Hải 50 phiếu).

5.2. Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát và các vấn đề dinh dưỡng đa lượng N, P, K trong đất trồng tỏi ở Lý Sơn

- Hoạt động 1: Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát trong cơ cấu Tỏi + Hành + Hành

+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 50m2.

+ Các giải pháp canh tác được bố trí ở 4 công thức, trong 3 thời vụ là tỏi Đông xuân, hành Xuân hè và hành Hè thu.

+ Thời gian thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 07/2017

+ Các thời vụ trong cơ cấu và các công thức thực nghiệm được bố trí theo bảng sau:

Công thức

Vụ tỏi

(Đông - xuân)

Vụ hành 1

(Xuân - hè)

Vụ hành 2

(Hè - thu)

CT1 (Đ/c)

Canh tác tỏi có bổ sung đất, thay cát theo phương thức của dân

Giữ nguyên lớp cát san hô từ vụ tỏi để trồng

Giữ nguyên lớp cát san hô từ vụ tỏi để trồng

CT2

Không bổ sung đất, giữ lại lớp cát cũ (cào lại trước khi cày), cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + Phân vô cơ + Phân vi sinh FITO HUMIC + Phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%

Giữ nguyên lớp cát san hô từ vụ tỏi để trồng

Giữ nguyên lớp cát san hô từ vụ hành 1 để trồng

CT3

Không bổ sung đất, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + Che phủ thân xác thực vật (đã xử lý) + Phân vô cơ  + Phân vi sinh FITO HUMIC + Phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%.

Cày xới lớp đất mặt để trồng

Cày xới lớp đất mặt để trồng

CT4

Không bổ sung đất, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + Vùi thân xác thực vật (đã xử lý) + Phân vô cơ  + Phân vi sinh FITO HUMIC + Phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%

Cày xới lớp đất mặt để trồng

Cày xới lớp đất mặt để trồng

- Hoạt động 2: Thực nghiệm các giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát trong cơ cấu Tỏi + Lạc xen ngô

+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 50m2.

+ Các giải pháp canh tác được bố trí ở 4 công thức, trong 2 thời vụ là tỏi Đông xuân và lạc xen ngô vụ Xuân hè.

+ Thời gian thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 05/2017

+ Các thời vụ trong cơ cấu và các công thức thực nghiệm được bố trí theo bảng sau:

Công thức

Vụ tỏi

(Đông - xuân)

Vụ lạc xen ngô

(Xuân - hè)

CT1 (Đ/c)

Canh tác tỏi có bổ sung đất, thay cát theo phương thức của dân

Giữ nguyên lớp cát san hô từ vụ tỏi để trồng

CT2

Không bổ sung đất, giữ lại lớp cát cũ (cào lại trước khi cày), cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + Phân vô cơ + Phân vi sinh FITO HUMIC + Phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%

Giữ nguyên lớp cát san hô từ vụ tỏi để trồng

CT3

Không bổ sung đất, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + Che phủ thân xác thực vật (đã xử lý) + Phân vô cơ  + Phân vi sinh FITO HUMIC + Phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%.

Cày xới lớp đất mặt để trồng

CT4

Không bổ sung đất, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + Vùi thân xác thực vật (đã xử lý) + Phân vô cơ  + Phân vi sinh FITO HUMIC + Phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%

Cày xới lớp đất mặt để trồng

- Hoạt động 3: Nghiên cứu xác định nguyên tố dinh dưỡng N, P, K thiếu hụt trong đất trồng tỏi Lý Sơn.

+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở là 50m2.

+ Thời gian thực hiện: Vụ Đông xuân 2016 - 2017

+ Các công thức thí nghiệm:

Công thức  1: N + P + K (Đầy đủ);

Công thức  2:        P + K (Thiếu N);

Công thức  3: N +       K (Thiếu P);

Công thức  4: N + P        (Thiếu K);

+  Loại phân sử dụng và tỷ lệ

Loại phân

Tỷ lệ dạng nguyên chất

Tỷ lệ và dạng sử dụng

N

278 kg N

605 Kg Urea

P

84kg P2O5

467 kg NaH2PO4

K

285kg K2O

528 kg K2SO4

(Bón theo quy trình canh tác tỏi truyền thống của Lý Sơn: 500 kg Ure + 200 kg Supe lân + 400 kg kali sulphat + 300 kg NPK (16:16:8:13S)

- Hoạt động 4: Phân tích đánh giá chất lượng tỏi

+ Số lượng mẫu phân tích: 12 mẫu ( 4 mẫu trong thí nghiệm ở cơ cấu Tỏi - Hành - Hành; 04 mẫu trong thí nghiệm ở cơ cấu Tỏi - Lạc xen ngô; 01 mẫu trong thí nghiệm ô thiếu hụt NPK, 02 mẫu trong Mô hình và 01 mẫu ngoài Mô hình)

+ Thời điểm phân tích: Sau vụ tỏi Đông xuân 2016 - 2017

+ Các chỉ tiêu phân tích:

TT

Chỉ tiêu phân tích

Phương pháp thử

1

Hàm lượng Iốt (%)

DĐVN IV (Dược điển Việt Nam IV)

2

Hàm lượng Prôtein (%)

Phương pháp KjelDahl

3

Hàm lượng tinh dầu (%)

DĐVN IV (Dược điển Việt Nam IV)

4

Hàm lượng Alixin (%)

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

- Hoạt động 5: Phân tích đánh giá chất lượng đất, cát

+ Phân tích chất lượng đất, cát trước và sau thí nghiệm: Thời điểm phân tích: Trước và sau thực nghiệm ở năm thứ hai

+ Giám định VSV gây bệnh trong mẫu đất: Một số chỉ tiêu VSV gây bệnh ở đất trồng tỏi Lý Sơn:

- Nấm bệnh (2 chỉ tiêu (2 loài) x 6 mẫu

- Vi khuẩn: 1 chỉ tiêu x 6 mẫu

- Tuyến trùng tổng số: 1 chỉ tiêu x 6 mẫu

- Hoạt động 6: Xây dựng các chuyên đề.

5.3. Xây dựng mô hình canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát.

Mô hình triển khai ở 2 xã An Vĩnh và An Hải trong vụ tỏi Đông xuân 2016 - 2017 với MH1 (MH đối chứng) và MH2 (MH thực nghiệm). 

* MH1 (MH đối chứng): Áp dụng các biện pháp canh tác theo phương thức của người dân (Canh tác tỏi có bổ sung đất, thay cát).

* MH2 (MH thực nghiệm): Áp dụng các biện pháp canh tác cải tiến (Canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát), quy mô diện tích 5.000m2 (2.500m2/điểm x 2 điểm):

6. Thời gian thực hiện:27 tháng, từ 06/2015 đến 9/2017

7. Phương thức khoán chi:Khoán từng phần;

8. Tổng số kinh phí thực hiện:1.062,500 triệu đồng. Trong đó:

- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước: 945,000 triệu đồng

- Từ nguồn vốn đối ứng của dân:              117,500 triệu đồng;

9. Sản phẩm nhiệm vụ:

- 01 Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng kỹ thuật canh tác tỏi ở Lý Sơn;

- Xác định được giải pháp canh tác tỏi không bổ sung đất đỏ bazan, không thay cát san hô theo công thức 3 “Không bổ sung đất, loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước + che phủ thân xác thực vật (đã xử lý) + phân vô cơ  + phân vi sinh FITO HUMIC + phun phân bón lá Rong biển SEAWEED – 95%”.

- Xác định được thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng N, P, K là: Để đạt được năng suất mục tiêu 6,8 tấn/ha ở vụ Đông xuân, cây tỏi Lý Sơn cần bón bổ sung vào đất là: 98,6 kg N, 17,0 kg P2O5 và 74,8 kg K2O.

- Xây dựng được 02 điểm mô hình trình diễn, mỗi điểm 2.500 m2;

- Xây dựng được 02 chuyên đề: (i) Hướng dẫn cơ cấu cây trồng phù hợp sau vụ canh tác tỏi không bổ sung đất, không thay cát; (ii) Hướng dẫn kỹ thuật bón phân N, P, K hợp lý cho cây tỏi ở Lý Sơn;

- Tổ chức được 01 hội nghị tham quan mô hình tại Lý Sơn;

- Tổ chức được 01 hội thảo khoa học tại TP.Quảng Ngãi;

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật canh tác tỏi Lý Sơn theo phương thúc không bổ sung đất, không thay cát;

- Bảng kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm, kết quả giám định vi sinh vật trong đất và kết quả phân tích chất lượng tỏi;

- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học;

- 01 Bài báo về kết quả nghiên cứu của đề tài.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: