In trang: 


Kết quả NCTC giống sắn và kỹ thuật thâm canh, rải vụ nhằm phục vụ PT cây sắn bền vững ở tỉnh Đăk Nôn

Đăng ngày:5/3/2018 8:31:26 AM bởi admin

Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thanh Phương. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Lê Minh Tuấn, Trương Công Cường, Nguyễn Đức Chí Công, Lê Hồng Ân, Đỗ Thành Nhân, Trần Tiến Dũng. Mục tiêu chung: - Xác định được từ 1-2 giống sắn trung và ngắn ngày có năng suất cao, hàm lượng tinh bột khá, thích nghi với các điều kiện sinh thái. - Xây dựng quy trình thâm canh, rải vụ, phát triển

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn và kỹ thuật thâm canh, rải vụ nhằm phục vụ phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Đăk Nông.

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thanh Phương.

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học:  Lê Minh Tuấn, Trương Công Cường,  Nguyễn Đức Chí Công, Lê Hồng Ân, Đỗ Thành Nhân, Trần Tiến Dũng.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

- Xác định được từ 1-2 giống sắn trung và ngắn ngày có năng suất cao, hàm lượng tinh bột khá, thích nghi với các điều kiện sinh thái.

- Xây dựng quy trình thâm canh, rải vụ, phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Đắk Nông

Mục tiêu cụ thể

Xác định được ít nhất 1-2 giống sắn trung và ngắn ngày có năng suất cao (25 – 35 tấn/ha) và hàm lượng tinh bột khá (> 26%), thích nghi với các điều kiện sinh thái, kháng được bệnh chổi rồng để phục vụ cho công tác rải vụ thu hoạch sắn;

Xây dựng qui trình thâm canh, rải vụ sắn cho tỉnh Đắk Nông và chuyển giao công nghệ cho nông dân trong vùng;

Góp phần hạn chế thoái hóa đất, hoang mạc hóa, tiến tới canh tác bền vững cho vùng canh tác sắn trên đất dốc;

Góp phần tăng thu nhập kinh tế trên một đơn vị diện tích đất đai, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống của người dân vùng núi rừng;

Cung cấp nguồn nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, dần dần hình thành vùng sản xuất sắn lớn, tập trung..., tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc của tỉnh Đắk Nông. 

5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

Nội dung 1: Điều tra thực trạng sản xuất sắn tại tỉnh Đắk Nông

1. Điều tra thực trạng sản xuất sắn, các tác động ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường

- Quy mô điều tra: 3 huyện x 3 xã/ huyện x 30 phiếu/ xã = 270 phiếu.

- Địa điểm điều tra: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong.

- Năm thực hiện: 2013.

2. Báo cáo bổ sung hiện trạng canh tác sắn, tiềm năng và hạn chế của các mô hình canh tác sắn đang có trên địa bàn tỉnh

Nội dung 2: Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn trung và ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt trên một số vùng sinh thái của tỉnh ĐắK Nông

- Qui mô: 5.760 m2 (10 giống x 32 m2/ô x 3 lặp x 2 năm x 3 điểm).

- Địa điểm: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong; độ dốc 10 - 200

- Năm thực hiện: 04/2014 và 04/2015.

- Vật liệu nghiên cứu: các giống sắn triển vọng và công nhận thu thập tại các Viện, Trường trong nước.

Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh và rải vụ sắn

1. Nghiên cứu về thời vụ

- Qui mô: 4.608 m2 (8 CT x 32 m2/ô x 3 lặp x 2 năm x 3 điểm).

- Địa điểm: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong; độ dốc 10 - 200

- Năm thực hiện: 2014 và 2015.

- Vật liệu: Giống sắn KM98-7 (giống đang sản xuất đại trà tại Đắk Nông).

- Phân tích hàm lượng tinh bột sắn tại tháng thứ 9; 10 sau khi trồng.

- Công thức thí nghiệm: 8

+ CT1: Trà 1 (01/4);                + CT2: Trà 2 (15/4);

+ CT3: Trà 3 (30/4);   + CT4: Trà 4 (15/5);

+ CT5: Trà 5 (30/5);                + CT6: Trà 6 (15/6);

+ CT7: Trà 7 (30/6);                + CT8: Trà 8 (15/7);

Mỗi trà cách nhau 15 ngày.

2. Nghiên cứu về phân bón

- Qui mô: 3.456 m2 (6 CT x 32 m2/ô x 3 lặp x 2 năm x 3 điểm).

- Địa điểm: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong; độ dốc 10 - 200

- Năm thực hiện: 2014 và 2015.

- Vật liệu: Giống sắn KM98-7 (giống đang sản xuất đại trà tại Đắk Nông).             - Phân tích hàm lượng tinh bột sắn tại tháng thứ 8, 9, 10 sau khi trồng.

- Công thức thí nghiệm: 6 công thức

+ CT1: Đối chứng (không bón)

+ CT2: (60 kg N + 40 kg P2O5 + 40 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh)/ ha.

+ CT3: (60 kg N + 40 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh)/ ha.

+ CT4: (60 kg N + 40 kg P2O5 + 80 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh)/ ha.

+ CT5: (60 kg N + 40 kg P2O5 + 100 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh)/ ha.

+ CT6: (60 kg N + 40 kg P2O5 + 120 kg K2O + 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh)/ ha.

3. Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng sắn

- Qui mô: 2.880 m2 (5 CT x  32 m2/ô x 3 lặp x 2 năm x 3 điểm).

- Địa điểm: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong; độ dốc 10 - 200

- Năm thực hiện: 04/2014 và 04/2015.

- Vật liệu: Giống sắn KM98-7 (giống đang sản xuất đại trà tại Đắk Nông).

- Phân tích hàm lượng tinh bột sắn tại tháng thứ 9; 10 sau khi trồng.

- Công thức thí nghiệm: 5 công thức:

+ CT1:   8.333 cây/ ha ( 1m x 1,2m - 1 hom).

+ CT2: 10.000 cây/ha (1m x 1m - 1 hom).

+ CT3: 12.500 cây/ha (1m x 0,80m - 1 hom).

+ CT4: 14.000 cây/ha (1m x 0,7m - 1 hom).

+ CT5: 15.625 cây/ha (0,8m x 0,8m - 1 hom).

4. Nghiên cứu về trồng xen: Thí nghiệm lạc xen sắn

- Qui mô: 2.880 m2 (5 CT x  32 m2/ô x 3 lặp x 2 năm x 3 điểm).

- Địa điểm: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong; độ dốc 10 - 150

- Năm thực hiện: 04/2014 và 04/2015.

- Vật liệu: Giống sắn KM98-7 (giống đang sản xuất đại trà tại Đắk Nông).

- Phân tích hàm lượng tinh bột sắn tại tháng thứ 9; 10 sau khi trồng.

- Công thức thí nghiệm: 5 công thức:

+ CT1: Không xen (đối chứng);                     + CT2: Xen 2 hàng lạc.

+ CT3: Xen 3 hàng lạc;                                  + CT4: Xen 4 hàng lạc.

+ CT5: Xen 5 hàng lạc.

5. Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường (độ phì đất) tại mô hình về biện pháp canh tác

- Địa điểm nghiên cứu: tại các mô hình về biện pháp canh tác ở huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong.

- Qui mô: 36 mẫu đất phân tích.

+ Trước khi xây dựng mô hình: 18 mẫu = (1 mẫu/mô hình + 1 mẫu đối chứng/ mô hình) x 3 mô hình x 3 điểm;

+ Thời gian lấy mẫu: tháng 04/2016.

+ Sau khi thực hiện mô hình đối chứng và mô hình: 18 mẫu = (1 mẫu/mô hình + 1 mẫu đối chứng/ mô hình) x 3 mô hình x 3 điểm;

+ Thời gian lấy mẫu: tháng 02/2017.

- Nội dung: Phân tích một số chỉ tiêu lý hoá tính đất trước và sau khi xây dựng mô hình; mỗi mẫu phân tích 9 chỉ tiêu: pHKCl, Mùn %, N%, Độ chua trao đổi, P2O5 %; P2O5 dễ tiêu; K2O%, K2O dễ tiêu.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm về giống và kỹ thuật thâm canh, rải vụ có kết quả tốt từ nghiên cứu

1. Xây dựng mô hình giống và kỹ thuật thâm canh, rải vụ sắn

- Địa điểm: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong; độ dốc 10 - 150.

- Thời gian thực hiện: Tháng 04/2016

- Qui mô: 3 ha (1 ha/điểm/vụ x 1 vụ/năm x 1 năm x 3 điểm); Tại mỗi điểm trồng 0,5 ha giống SM937-26 và 0,5 ha giống KM419.

- Vật liệu: giống và biện pháp kỹ thuật có hiệu quả và bền vững sau khi nghiên cứu năm 2014 và 2015.

- Phân tích hàm lượng tinh bột sắn tại tháng thứ 8 - 9 sau khi trồng.

2. Hội nghị đầu bờ (có cả tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình)

- Địa điểm điều tra: Huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong.

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 03 đến 05 tháng 12/2017

- Số lượng: 150 đại biểu (50 đại biểu/ hội nghị x 1 hội nghị/ huyện x 3 huyện)

3. Hội thảo khoa học

- Địa điểm: Thị xã Gia Nghĩa - Đắk Nông

- Thời gian thực hiện: Tháng 4/2017

- Số lượng: 40 đại biểu (40 đại biểu/ hội thảo)

6. Thời gian thực hiện: 42 tháng, từ 10/2013 đến 4/2017

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

8. Tổng số kinh phí thực hiện: 730.079.000 đồng;  Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 687.779.000đồng;

9. Sản phẩm nhiệm vụ:

- 02 giống Sắn (được Sở NN &PTNT đưa vào sản xuất). NS: 25-35 tấn/ha; tỷ lệ tinh bột: 26-28%; TGST: 8 đến dưới 10 tháng; kháng được bệnh chổi rồng;

- 01 Báo cáo về hiện trạng sản xuất sắn tại tỉnh Đắk Nông; 

- 03 mô hình trình diễn (diện tích 3 ha – 1 ha/ mô hình);

- 01 quy trình kỹ thuật canh tác sắn thâm canh, rải vụ tại tỉnh Đắk Nông;

- 01 Bảng số liệu (Số liệu về hiện trạng SX sắn tại tỉnh Đăk Nông; Số liệu về độ phì đất; Số liệu đặc tính nông sinh học, năng suất sắn,...);

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân (tờ bướm);

- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học;

- 03 Bài báo về kết quả nghiên cứu của đề tài.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

  1. Thí nghiệm về tuyển chọn giống sắn

2. Thí nghiệm biện pháp canh tác sắn

3. Mô hình trình diễn thâm canh sắn

4. Kiểm tra tiến độ, tập huấn và hội nghị đầu bờ

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: