Kết quả đề tài: đề tài NC&CG CĐCCCT trên đất mía kém hiệu quả tại Bình Định
Đăng ngày:6/12/2024 8:26:41 AM bởi admin1. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Vũ Bảo 2. Thành viên thực hiện: ThS. Phan Trần Việt, ThS. Trương Thị Thuận, ThS. Đỗ Thị Xuân Thuỳ, ThS. Mạc Khánh Trang, ThS. Lê Quang Tình, ThS. Hồ Đình Phương, KS. Đường Minh Mạnh, KS. Nguyễn Cường.
Kết quả đề tài: Nghiên cứu và chuyển giao một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuổi tại Bình Định
- Đánh giá hiện trạng (điểm mạnh, điểm yếu) sản xuất cây trồng trên chân đất trồng mía kém hiệu quả ở tỉnh Bình Định.
- Xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía kém hiệu quả, ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
- Xây dựng và chuyển giao mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn liên kết chuổi tại Bình Định và đề xuất một số giải pháp cho địa phương.
- Hiệu quả của các mô hình chuyển giao đạt cao hơn ít nhất 20% so với cây trồng hiện tại đã chuyển đổi trên đất mía.4. Kết quả của đề tài:
Kết quả của Đề tài đã xác định được và kháo cáo 4 cơ cấu cây trồng hợp lý (Lạc (ĐX) - đậu xanh (HT) - ngô (TĐ) và Lạc (ĐX) - hành (HT) - hành (TĐ) trên chân đất mía chủ động nước; cơ cấu Lạc (ĐX) - vừng (HT) - lạc (TĐ) hoặc Lạc (ĐX) - vừng (HT) - kiệu (TĐ) trên chân đất mía chủ động nước một phần) trên từng chân đất trồng mía kém hiệu quả gắn với liên kết chuổi trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đây là một trong những cơ sở để người dân trong vùng nghiên cứu lựa chọn một trong 4 cơ cấu cây trồng trên để mở rộng sản xuất gắn với phát triển theo liên kết chuổi giá trị đem lại hiệu quả cao hơn 30% so với sản xuất truyền thống.
Hơn nữa, Kết quả đã đạt được của Đề tài là cơ sở khoa học để Ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương có diện tích mía khảm khảo và xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất mía.
1.11. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế-xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v… mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có):
Diện tích đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất mía là trên 1.000 ha, hiệu quả của các cơ cấu cây trồng cao hơn cơ cấu cây trồng trước đây trên 13 triệu đồng ha/năm. Như vậy, hiệu quả tăng thêm hàng năm cho người dân chuyển đổi cây trồng khoảng 13,0 tỷ đồng / năm.
- Ngoài việc đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, thì trong quá trình sản xuất đã phải huy động hàng chục ngàn lao động/năm. Qua đó, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cũng như giải quyết công nhàn rỗi ở khu vực nông thôn.
- Song song với quá trình nhân rộng thì nhận thức của người nông dân trong vùng đối với các tiến bộ kỹ thuật cũng được nâng cao. Đặc biệt là nhận thức về thay đổi cây trồng hợp lý bền vững thông qua thực hiện các cơ cấu cây trồng được xác định, khuyến cáo từ kết quả của đề tài.
- Các cơ cấu được xác định và khuyến cáo theo cách tiếp cận lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai, luân canh, đa dạng hóa cây trồng để thay thế hệ thống canh tác cũ, nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh học, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường.
Nguồn tin: