In trang: 


GIỐNG ĐIỀU ĐDH102-293

Đăng ngày:1/16/2016 9:13:27 AM bởi admin

TS. Hồ Huy Cường; PGS.,TS. Tạ Minh Sơn; TS. Phan Thanh Hải, TS. Tạ Minh Trường; ThS Hoàng Vinh, KS. Lê Thị Tâm Hiền; ThS. Nguyễn Thái Thịnh; KS. Trần Văn Quốc (Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB )

GIỐNG ĐIỀU ĐDH102-293

TS. Hồ Huy Cường; PGS.,TS. Tạ Minh Sơn; TS. Phan Thanh Hải, TS. Tạ Minh Trường;

ThS Hoàng Vinh, KS. Lê Thị Tâm Hiền; ThS. Nguyễn Thái Thịnh; KS. Trần Văn Quốc

(Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB )

I. Nguồn gốc xuất xứ

Giống điều ĐDH102-293 được Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tuyển chọn ở các vườn điều thời kỳ kinh doanh trong sản xuất thuộc tỉnh Bình Thuận từ năm 2001-2003 và khảo nghiệm ở hai tỉnh Bình Định và Ninh Thuận.

Giống điều ĐDH102-293 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống cây trồng mới đểsản xuất thử theo Quyết định số 726/QĐ – TT – CCN ngày 12 tháng 12 năm 2011.

II. Đặc điểm nông học

Tán lá dày, hình dù, lá non màu xanh nhạt, lá trưởng thành có màu xanh đậm, phiến lá hình trứng ngược. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, thấp cây, dày tán.

Sau 18 tháng trồng cây bắt đầu ra hoa, thời gian ra hoa cuối tháng 01  đến tháng 3 hàng năm. Tỷ lệ hoa lưỡng tính 29-32,5%, quả đậu thành từng chùm 4-5 quả, tỷ lệ cành hữu hiệu 90%. Năng suất hạt từ 3,0-3,5 tấn/ha ở thời kỳ kinh doanh, số lượng hạt/kg từ 139-151hạt, tỷ lệ nhân trên 29%. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống ĐDH102-293 là  thấp.

III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

1.Thời vụ trồng.

Thời vụ: thời vụ trồng điều tốt nhất là đầu mùa mưa, từ tháng 9-10 hàng năm.

2.Đất trồng và làm đất.

Cây điều trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất thịt, đất có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc v.v... nhưng thích hợp nhất là các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao, độ pH từ 6,3-7,3.

Ở những vùng đất bằng hay có độ dốc thấp điều trồng theo hướng Bắc Nam, vùng đồi dốc hàng điều theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất. Ở những vùng gió mạnh vườn điều nên có hàng cây chắn gió.

Chuẩn bị đất trồng: Ở những nơi có điều kiện nên cày đất trước khi đào hố. Đào hố trước khi trồng 20-30 ngày. Kích thước 60 x 60 x 60 cm trở lên. Khi đào hố gạt lớp đất mặt sang một bên, sau đó bón lót 10-20 kg phân chuồng hoai + 0,5-1,0 kg Super lân, gạt lớp đất mặt xuống trộn đều với đất và lấp hố.

3.Mật độ và khoảng cách trồng.

3.1. Mật độ, khoảng cách

Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất mà có thể trồng điều với mật độ từ 200-400 cây/ha, mật độ trồng thích hợp với vùng đất tốt là 200 cây/ha, khoảng cách 7 x 7m. Khi cây chạm tán thì cắt tỉa cành. Đối với những vùng đất xấu như đất cát, đất trống đồi núi trọc trồng mật độ 400 cây/ha với khoảng cách 5 x 5 m.

3.2. Trồng cây.

Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu và rễ cọc bị cuộn xoắn và rạch vỏ túi bầu. Đào một lỗ nhỏ ở giữa hố, đặt bầu cây xuống sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất nền từ 5-6 cm để tránh cây bị xói trốc gốc khi mưa lớn. Sau đó gỡ bầu nilon, ém chặt đất xung quanh bầu cây. Trồng dặm ngay sau khi cây bị chết. Nên rải thêm 10-20 g Furadan/hố trồng để hạn chế mối phá hại cây con.

4.Bón phân.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn điều ghép thường kéo dài khoảng 2 năm kể từ khi trồng. Ở giai đoạn này cần bón phân cho điều 4-5 đợt/năm. Liều lượng phân bón khuyến cáo được trình bày ở bảng 1. Trong những tháng đầu cây mới trồng cần bón lượng phân rất ít (10g/cây/đợt), cách xa gốc từ 20-25 cm để tránh hiện tượng cây bị chết do xót rễ.

Bảng 1: Liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tuổi cây

(năm)

Phân chuồng

(kg/cây/năm)

Số đợt bón Phân hoá học( đợt/năm)

Lượng Phân bón

(g/cây/ đợt)

Urê

Super lân

Kali

1

10 - 20

4-5

50

50

15

2

10 - 20

3

200

200

50

Thời kỳ khai thác của vườn điều ghép được tính từ năm thứ 3 trở đi, lượng phân bón  chia 2 đợt/năm, liều lượng khuyến cáo trình bày ở bảng 2. Khi vườn điều chưa ghép tán, bón theo hình vành khăn quanh mép tán. Đào rãnh sâu 10-15 cm, rải đều phân và lấp lại. Ở những vùng đất dốc, đầu mùa mưa bón vào phần đất cao của tán. Khi vườn cây khép tán đào rãnh giữa 2 hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Bón thêm phân chuồng khoảng 10-20 kg/cây/năm. Ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng như đất cát, đồi gò có thể tăng lượng phân lên gấp đôi. Nên sử dụng phân bón lá và các chế phẩm điều hòa sinh trưởng để tăng cường quá trình ra hoa đậu quả.

Bảng 2. Liều lượng phân bón khuyến cáo cho Điều thời kỳ khai thác.

Tuổi cây

(năm)

Đợt bón

Dạng nguyên chất

(g/cây/năm)

Dạng thương phẩm

(g/cây/năm)

Thời gian

3

1

N

P2O5

K2O

Urê

Lân

Kali

Tháng 8-9

300

100

100

650

650

160

2

200

100

130

400

650

220

Tháng 1-2

4-7

Mỗi năm tăng thêm 20-30 % lượng phân bón năm thứ 3 hay tuỳ theo mức tăng năng suất

8 trở đi

Điều chỉnh liều liều lượng tuỳ theo tình trạng sinh trưởng và năng suất vườn c

Ngoài ra ở thời kỳ ra hoa cần phun bổ sung một số nguyên tố vi lượng, điều hoà sinh trưởng để tăng khả năng đậu qủa: Flower 95, Dekamon, KNO3Grow more ...các loại thuốc trên được phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun ướt đều toàn bộ lá, khi phun phân bón lá có thể kết hợp phun

5.Chăm sóc

5.1.Làm cỏ và trồng xen.

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần làm sạch cỏ xung quanh gốc cách mép tán 0,5-1m, thường làm 4-5 đợt/năm. Vào cuối mùa mưa phát và dọn sạch cỏ dại. Khi vườn điều khép tán làm cỏ 3 đợt/năm, 2 đợt đầu kết hợp với các lần bón phân, đợt thứ 3 dọn vườn chuẩn bị cho vụ thu hoạch.

Trồng xen cây ngắn ngày khi vườn điều chưa khép tán để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và gia tăng thu nhập. Để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây điều, cây trồng xen nên trồng thành băng cách mép tán điều 1 m. Các cây trồng xen theo thứ tự ưu tiên là lạc, đậu xanh, đậu đen, bông vải và một số cây ngắn ngày có tán thấp khác.

5.2.Tạo tán và tỉa cành.

Tạo tán được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai, nên để cây điều chỉ có một thân chính, để lại các cành cấp 1 cách mặt đất 50 cm và phân bố đều các hướng để tạo tán hình mâm xôi.

Thường xuyên tỉa bỏ những cành trong tán, cành bị sâu bệnh và cành vượt. Trong thời kỳ khai thác tỉa cành 2 lần/năm, lần đầu ngay sau vụ thu hoặch kết thúc, kết hợp với dọn vườn làm cỏ để chuẩn bị bón phân đợt 1, thường vào tháng 6-7 hàng năm. Lần tỉa 2 vào tháng 12-1. Cắt bỏ hoa của vụ đầu để cây tập trung dinh dưỡng cho việc sinh trưởng thân lá.

6.Phòng trừ sâu, bệnh.

6.1.Bọ xít muỗi đỏ(Helopeltis antonii Sign.)

- Tác hại: sâu non và sâu trưởng thành đều gây hại trên lá, chồi non, hoa, quả. Chúng chích vào các mô non để hút nhựa cây, làm chồi non, hoa, quả non bị héo rụng.

- Phòng trừ: chủ yếu là phun thuốc trừ sâu kết hợp với việc tỉa cành thông thoáng, dọn dẹp vệ sinh vườn, làm cho bọ xít muỗi không còn nơi cư trú.

- Phun một số loại thuốc trừ sâu trong nhóm thuốc cúc tổng hợp như Sherpa, Decis20cc/bình 8 lít hoặc một số thuốc khác có tính nội hấp mạnh như Bitox, Oncol, Marshellliều lượng 15cc/bình 8 lít.

6.2. Bọ phấn đầu dài(Alcidessp)

- Tác hại: sâu đục vào mô chồi non để đẻ trứng, trên một nõn có thể có từ 3-8 vết châm, nhưng chỉ có 1-2 quả trứng được đẻ ở lỗ thứ 2 từ trên xuống. Sâu non sau khi nở đục lên ngọn và đục xuống xuống phần lõi chồi non để ẩn náu. Chồi bị hại lá non bị héo và dần dần rụng hoặc phát triển không bình thường.

- Phòng trừ: dùng kéo cắt bỏ và chôn tất cả các chồi bị hại. Sử dụng thuốc hóa họcBi 58, Regent, Sherpa ... phun vào các đợt cây ra đợt lộc non, hay phun vào thời điểm có mật độ sâu trưởng thành cao (tháng 1, 5, 9).

6.3.  Bệnh thán thư(Colletotrichum gloeosporioides (penz) Sacc.)

Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporioidesgây ra trên cành non, lá non hoa và quả non. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen sau đó lan rộng dần và có thể liên kết với nhau trên lá, quả hoặc trên các nhánh của chùm hoa, làm cho các bộ phận này bị khô đen và rụng. Bệnh hại nặng ở các vườn điều rậm rạp.

- Phòng trừ: chú trọng vệ sinh vườn, cắt bỏ các cành, lá, hoa...bị bệnh đốt để giảm nguồn bệnh. Phun thuốc phòng trừ bằng các loại thuốc CoC 85, Champion. Ridomil, Aliette, Antracol, Bavistin...Phun vào các đợt ra lá non, đặc biệt là giai đoạn chồi non mới nhú

6.4. Bệnh khô cành(Corticium almonicolor)

- Tác hại: bệnh do nấm Corticium salmonicolorgây hại nặng ở các vườn điều trồng quá dày, đầu tư chăm sóc kém. Triệu chứng điển hình là lá biến mầu, chết khô dần từ ngọn lan xuống cành chính, khi khô vỏ cây nứt và bong ra, có thể phủ một lớp nấm bệnh màu hơi trắng hay hồng, nếu bị hại nặng, toàn bộ cây chết khô. Bệmh cũng gây hại trên hoa, quả.

- Phòng trừ: cắt bỏ và đốt cành bị bệnh. Dùng thuốc gốc đồng như Validacinphun vào đầu, giữa mùa mưa,hoặc sử dụng một số loại thuốc khác Ridomil, Champion , Fungura, Score... phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

7. Thu họach và bảo quả.

7.1. Thu hoạch

Vào mùa thu hoạch dọn sạch cỏ, lá khô dưới tán cây để dễ phát hiện quả điều rụng. Thu quả rụng, tách hạt khỏi quả, rửa sạch để hạt có màu sáng, phơi khô 2-3 nắng trước khi bán cho các cơ sở/đại lý thu mua và cơ sở/nhà máy chế biến.

7.2 Bảo quản

Nếu cần tồn trữ lâu hạt phải được phơi khô đạt độ ẩm 8-10%. Hạt được đựng trong bao PP hoặc bao bố sạch sẽ. Bao đựng hạt điều được đưa vào chất trên kệ hoặc pa-lét trong kho khô ráo và thông thoáng. Kho bảo quản điều không được chứa hóa chất, phân bón, cách ly với gia súc, chuột bọ và sâu bệnh. Thường xuyên kiểm tra kho để phát hiện và xử lý các biểu hiện không bình thường./.

IV. ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ SỬ DỤNG

Gồm các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Phạm Văn Biên,  KC. 06.04.NN “ Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”, 2005.

2. Tiêu chuẩn nghành 10TCN 967 (2006) “Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây điều ghép” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quyết định số 4097 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29/12/2006.

3. Tiêu chuẩn nghành 10TCN 965 (2006) “Điều - Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quyết định số 4097 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29/12/2006.

4. J. G. Ohler. Cashew. Koninklijk Instuut Voor de Tropen Amsterdam, 1979.

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: