Giải pháp bớt tiêu tốn hàng trăm tỷ mỗi năm chống hạn cho lúa
Đăng ngày:4/13/2020 8:44:39 AM bởi adminPV NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ giải pháp để sản xuất nông nghiệp có thể “chung sống” với hạn hán.
PV NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ giải pháp để sản xuất nông nghiệp có thể “chung sống” với hạn hán.
Trong những năm qua biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến SXNN trong khu vực Nam Trung bộ, thưa ông?
Nói đến biến đổi khí hậu phải nhìn ở 2 khía cạnh, tiêu cực và tích cực. Tiêu cực là do ảnh hưởng biến đổi khí hậu đã khiến nước biển dâng, diện tích đất nông nghiệp ven biển vùng Nam Trung bộ bị nhiễm mặn. Mặn cũng xâm nhập vào cửa sông dẫn tới nước tưới trong mùa khô bị nhiễm mặn khiến cây trồng sinh trưởng kém.
Nền nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng xấu đến việc thụ phấn, thụ tinh của cây trồng, nhất là giai đoạn ra hoa. Thường khi nền nhiệt độ tăng cao thì côn trùng gây hại có cơ hội phát triển, nhất là bọ xít và rầy.
Nắng nóng cao độ đã khiến lượng bốc thoát hơi nước tăng lên, khiến lượng nước các hồ chứa, lưu vực giảm mạnh.
Bên cạnh đó, lượng bốc thoát hơi nước của cây trồng cũng rất cao khiến nhu cầu tưới tăng theo, dẫn đến nguồn nước tưới thiếu hụt. Vào những thời điểm này, từ con người đến cây trồng và gia súc đều khát nước.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng tạo ra nhiều mặt tích cực cho cây trồng. Mùa nắng nóng kéo dài đã hạn chế cho cây trồng bị bệnh hại do nấm và virus gây ra, bởi không khí không có độ ẩm nên chúng đã mất đi cơ hội phát triển. Nắng càng to thì độ bức xạ càng lớn, dẫn tới năng suất các loại cây trồng tăng lên và mùa vụ được rút ngắn lại. Trong điều kiện này, ở những vùng có điều kiện đủ nước tưới bà con có thể tăng mùa vụ cây trồng.
Trước tình hình trên thì vùng Nam Trung bộ có giải pháp nào để chung sống với hạn hán, thưa ông?
Trong thách thức bao giờ cũng có cơ hội. Cơ hội ở đây là tận dụng cường độ ánh sáng, sâu bệnh hại ít và mùa vụ cây trồng có thể rút ngắn để chuyển đổi những loại cây trồng sử dụng nhiều nước, đặc biệt là lúa sang trồng các loại cây trồng cạn.
Chúng ta phải hiểu cây trồng cạn không chỉ là đậu phộng, ngô, hành, mè… mà còn có cây ăn quả. Cây ăn quả ở vùng Nam Trung bộ có nhiều lợi thế, mùa mưa ở Nam Trung bộ trái với mùa mưa ở các vùng trồng cây ăn quả trọng điểm ở miền Đông Nam bộ và miền Bắc.
Cụ thể, thời điểm thu hoạch cây ăn quả ở Nam Trung bộ trái vụ tự nhiên với các vùng trồng cây ăn quả trên cả nước. Do đó, khi nông dân thu quả thì các vùng trồng cây ăn quả khác đã cạn mùa hoặc chưa tới, tránh được sự cạnh tranh trong khâu tiêu thụ.
Trong khi đó, nhu cầu về nước tưới của cây ăn quả chỉ bằng 1/3 – 1/4 so với cây lúa, bộ rễ của chúng ăn sâu dưới lòng đất còn sử dụng được nguồn nước sâu. Thị trường xuất khẩu của cây ăn quả có dư địa rất lớn. Ví như mỗi năm xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt 41 – 42 tỷ USD, trong đó sản phẩm đồ gỗ và thủy sản chiếm phần lớn rồi đến các mặt hàng rau quả các loại, lúa chỉ chiếm 3 – 4 tỷ USD.
Thêm vào đó, lúa trong vùng Nam Trung bộ không phải là phân khúc lúa chất lượng cao để xuất khẩu, nên không thể cạnh tranh với lúa ở các tỉnh miền Nam, phân khúc của lúa vùng Nam Trung bộ chỉ là để phục vụ chế biến. Do đó, Nam Trung bộ có nhiều lý do để xây dựng vùng cây ăn quả tập trung.
Những năm trước đây, những vùng cây ăn quả ở miền Nam phát triển manh mún với quy mô hộ nhỏ lẻ, không theo quy hoạch, không theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp tốt. Bây giờ Nam Trung bộ mới xây dựng vùng trồng mới thì mình có cơ hội để sửa sai, đi theo hướng VietGAP ngay từ đầu thì cơ hội xuất khẩu sản phẩm rộng mở.
Ông đánh giá thế nào về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng Nam Trung bộ trong những năm qua?
Nguồn tin: