CPO-26/SACCR Tập huấn lớp học đồng ruộng cho nông dân FFS, CRA tỉnh Ninh Thuận.
Đăng ngày:12/13/2024 8:43:48 AM bởi adminCPO-26/SACCR/2024: Tập huấn lớp học đồng ruộng cho nông dân (FFS) về thực hành Kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (CRA) tỉnh Ninh Thuận. Thuộc dự án: Hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ - Bộ NN&PTNT” (SACCR-MARD) do GCF tài trợ thông qua UNDP
1. Tên nhiệm vụ: CPO-26/SACCR/2024: Tập huấn lớp học đồng ruộng cho nông dân (FFS) về thực hành Kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (CRA) tỉnh Ninh Thuận.
Thuộc dự án: Hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ - Bộ NN&PTNT” (SACCR-MARD) do GCF tài trợ thông qua UNDP
2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
3. Các thành viên thực hiện chính: Trần Minh Hải, Hoàng Vinh, Nguyễn Thị Cơ, Nguyễn Thị Dung, Phan Tấn Quốc, Thành Chế Trọng Duy, Trần Minh Quý, Trần Thị Hoài Thương, Vạn Minh Tâm, Huỳnh Phương Huy, Võ Nguyễn Phạm Trí, Hồ Thị Xuân Hiếu, Bùi Ngọc Thao, Đỗ Thị Xuân Thùy, Nguyễn Đức Thọ, Võ Xuân Hoàng, Lê Thị Trang, Đường Minh Mạnh, Trần Đình Nam, Hoàng Thúy Nga, Lê Thị Hằng, Lê Thị Cẩm Vân, Phạm Thị Hòe, Hà Văn Trọng.
4. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực của các hộ hưởng lợi thuộc 4 huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận về thực hành kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với biến đổi khí hậu (CRA) thông qua các lớp học đồng ruộng (FFS).
Mục tiêu cụ thể:
5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:
Nhiệm vụ 1: Lập báo cáo khởi động, xây dựng khung chương trình học FFS, tài liệu tập huấn và kế hoạch tập huấn.
Đơn vị tư vấn sẽ tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan (văn kiện dự án, báo cáo kết quả dự án năm 2022-2023, Sổ tay Lớp học đồng ruộng về Nông nghiệp chống chịu với BĐKH; Kế hoạch triển khai dự án; Báo cáo kết quả đào tạo tiểu giảng viên (TOT) và các tài liệu kỹ thuật khác); trao đổi với các đơn vị tư vấn CPO 02, CPO 08, CPO và Ban quản lý dự án các tỉnh, để thực hiện:
+) Tài liệu cho nông dân cần đơn giản, ngắn gọn (1-2 trang/chuyên đề), dễ hiểu, sử dụng các hình ảnh mang tính địa phương, chuyển sang ngôn ngữ phổ biến của nhóm DTTS ở địa phương nếu cần thiết.
+) Tài liệu cho thúc đẩy viên cần ngắn gọn, cô động (3-4 trang/chuyên đề), đề cương từng chuyên đề gồm các phần như: Giới thiệu sự cần thiết, Mục tiêu chuyên đề, Thời lượng buổi tập huấn, Vật liệu cần chuẩn bị, Các bước triển khai, Các nội dung chính của chuyên đề, Câu hỏi thảo luận.
Tham khảo Sổ tay Lớp học đồng ruộng về nông nghiệp chống chịu với BĐKH.
Kết quả/sản phẩm dự kiến đạt được:
Nhiệm vụ 2: Tập huấn, chuyển giao kiến thức thực hành kỹ thuật canh tác nông nghiệp chống chịu với BĐKH (CRA) thông qua các lớp học đồng ruộng FFS
Mỗi buổi tập huấn được thực hiện trong thời gian 01 ngày (1/2 ngày cán bộ thúc đẩy+ cán bộ hỗ trợ trực tiếp hướng dẫn, ½ ngày học viên tự thực hành. Mỗi buổi tập huấn trực tiếp cần đảm bảo 4 hoạt động chính: Phân tích hệ sinh thái đồng ruộng/vườn cây (AESA) (60-90 phút); Thúc đẩy hoạt động nhóm (15-30 phút); Chủ đề chính của buổi học (90-120 phút); Tổng kết, phản hồi buổi học (10 phút). Tham khảo phụ lục 9, Sổ tay CRA.
- Ở góc độ giới, báo cáo tổng kết cần có các phân tích, đánh giá các tác động tích cực của hoạt động FFS tới phụ nữ, đặc biệt là sự tham gia của họ so sánh với nam giới; các kiến thức của phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ DTTS đã thay đổi như thế nào so với giai đoạn trước tập huấn? Các cơ hội tiếp cận kiến thức đã tác động tới sự trao quyền của phụ nữ (quyền quyết định trong các hoạt động tập huấn, trong các hoạt động đầu tư các loại hình cây trồng trong nông nghiệp và quyền quyết định trong hộ gia đình)
Kết quả/sản phẩm dự kiến đạt được:
(Tham khảo mẫu Phụ lục 3: Báo cáo kết quả tập huấn; danh sách nông dân hoàn thành chương trình học về nông nghiệp chống chịu với BĐKH thông qua các lớp học đồng ruộng)
Nhiệm vụ 3: Các nhiệm vụ khác
- Lập và lưu giữ hồ sơ thông tin, dữ liệu của các nhóm FFS (bao gồm thông tin về nông dân, đến tập huấn, kiến thức được tập huấn, đến điểm học tập, đến cây trồng, số liệu về năng suất cây trồng…).
- Lập báo cáo hoàn thành gói thầu, với kết quả và khuyến nghị cho các đơn vị có liên quan nhằm duy trì bền vững các nhóm FFS.
- Phối hợp với các bên có liên quan để thực hiện theo dõi, hướng dẫn nông dân việc áp dụng các kiến thức đã tập huấn của nông dân các nhóm FFS..
- Tham gia các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm khi có yêu cầu.
- Thúc đẩy viên địa phương có trách nhiệm tham gia các khóa tập huấn tiểu giáo viên (TOT) lớp học đồng ruộng về nông nghiệp chống chịu với BĐKH; UNDP và BQLDA tổ chức – khi được mời tham gia.
Kết quả/sản phẩm dự kiến đạt được.
- Hồ sơ thông tin các nhóm FFS
- Báo cáo tổng kết hoàn thành gói thầu.
- Báo cáo tham dự tất cả các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.
6. Thời gian thực hiện: 12/09/2024 – 30/05/2026
7. Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói.
8.Tổng số kinh phí thực hiện: 7.765.837.000 VNĐ (Bảy tỉ bảy trăm sáu mươi lăm triệu, tám trăm ba mươi bảy nghìn đồng).
Nguồn tin: