In trang: 


Áp dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa

Đăng ngày:5/3/2019 4:18:58 PM bởi admin

Qua đánh giá kết quả thực tế cho thấy, mô hình áp dụng gói kỹ thuật canh tác tiến tiến trong sản xuất lúa có tổng chi phí 28,6 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn 2,7 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng, tổng thu nhập đạt 70,4 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 6,5 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 41,8 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 9,3 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng.

- Ngày 28.3, tại xã Điện Phước (thị xã Điện Bàn), Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế, Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Phước 1 tổ chức hội nghị đầu bờ thăm mô hình trình diễn "Gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa" tại Quảng Nam.

Từ cuối tháng 12.2018, mô hình được áp dụng trong vụ đông xuân trên diện tích 20ha tại thôn La Hòa, xã Điện Phước với 69 hộ tham gia. Đến nay, mô hình đạt năng suất dự kiến 80,82 tạ/ha, cao hơn ruộng lúa đối chứng 2,22 tạ/ha. Lợi nhuận đạt 31,45 triệu đồng/ha, cao hơn so với ruộng đối chứng 11,99 triệu đồng/ha. 

Trước đó gói kỹ thuật canh tác tiên tiến này cũng được áp dụng tại xã Duy Thành (huyện Duy Xuyên) và cho kết quả tốt. Mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng biến đổi khí hậu tại các tỉnh, thành duyên hải Nam Trung Bộ.

Cũng trong khuôn khổ dự án này sáng 25-4-2019, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ phối hợp Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An và UBND huyện Yên Định tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình trình diễn gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa.

Vụ chiêm xuân 2018-2019, Mô hình được áp dụng gói kỹ thuật canh tác tiến tiến trong sản xuất lúa, như: Tiến hành phay đất bằng máy, san ruộng bằng phẳng trước khi cấy, sử dụng giống lúa thuần NA6 được cấy bằng máy; trong quá trình sản xuất sử dụng phân hữu cơ vi sinh, lân Lâm Thao, phân đạm vàng và vôi bột để bón cho lúa và sử dụng phun thuốc trừ cỏ kết hợp với nhổ cỏ còn sót.

Qua đánh giá kết quả thực tế cho thấy, mô hình áp dụng gói kỹ thuật canh tác tiến tiến trong sản xuất lúa có tổng chi phí 28,6 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn 2,7 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng, tổng thu nhập đạt 70,4 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 6,5 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 41,8 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 9,3 triệu đồng/ha/vụ so với đối chứng. Từ hiệu quả kinh tế đạt được, các đơn vị thực hiện mô hình đề nghị được tiếp tục xây dựng mô hình ở một số vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh.

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: