Công nghệ sinh học nông nghiệp và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam

admin03/12/2016 08:56 AM

GS.TS Lê Huy Hàm và TS Hồ Huy Cường chủ trì hội thảo

Nhằm mục đích giới thiệu, cập nhật những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học và các kết quả ứng dụng nổi bật của công nghệ mũi nhọn này trong sản xuất và đời sống, đặc biệt là các thông tin liên quan đến hiệu quả và tính an toàn của công nghệ này, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Viện Di truyền Nông nghiệp phối hợp tổ chức Hội thảo ‘‘Công nghệ sinh học nông nghiệp và tiềm năng ứng dụng ở Việt Nam’’ vào sáng ngày 02/12/2016 tại Khách sạn Hoàng Yến, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tham dự hội thảo có đại diện Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, Sở KH&CN Bình Định; Sở NN&PTNT Bình Định; Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Bình Định; Hội nông dân tỉnh Bình Định;Đại diện Trường ĐH Quy Nhơn; Trường ĐH Quang Trung; Trường ĐH Quảng Nam; Trường ĐH Phú Yên; Trường Cao đẳng Bình Định; Trường Cao đẳng Cơ điện – XD và Nông lâm Trung bộ; Các công ty giống nông-lâm nghiệp, Phòng Nông nghiệp và PTNT/ Phòng Kinh tế và một số xã/phường trên địa bàn tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí.

Trong báo cáo kết quả đã cho thấy ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và chọn tạo được các giống lúa mang gen thơm, kháng sâu/bệnh như: rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, chịu hạn; giống ngô lai đơn chịu hạn; giống cam quýt; giống hoa và nhiều dòng giống cây trồng triển vọng đang gửi khảo nghiệm để tiến tới công nhận giống.

Việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong canh tác tại Việt Nam được xem là một giải pháp quan trọng và có ý nghĩa giúp nông dân tiếp cận gần hơn với các giải pháp công nghệ và canh tác tiên tiến nhất trên thế giới, cung cấp thêm cho nông dân trong nước cơ hội lựa chọn sử dụng các sản phẩm giống cây trồng tốt, hiệu quả canh tác cao. Đồng thời, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong giai đoạn hiện nay.

Tin cùng chuyên mục