Tưới tiết kiệm cho cây lạc...

admin22/07/2016 08:24 AM

Vụ HT 2016, tỉnh Bình Định triển khai sản xuất 1.711ha lạc (đậu phộng), tăng hơn 472ha so với vụ ĐX. Thành công của mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát được Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ triển khai tại huyện Phù Cát đã giúp nông dân bớt căng thẳng do thiếu nước sản xuất.

Tất cả các loại cây trồng trong vụ này đang vật vã với tình trạng thiếu nước tưới, do hầu hết các hồ chứa đã cạn kiệt. Cây lạc trồng trên đất cát càng bị đe dọa nghiêm trọng, bởi nước tưới vào đất cát vào mùa này chẳng khác “chuối đút miệng voi”, vì đất cát hút nước rất dữ.

Tuy nhiên, từ khi mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát bằng phương pháp tưới phun mưa vụ ĐX 2015 - 2016 được Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ triển khai tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) thành công, nông dân trồng lạc vụ HT này đã bớt lo lắng.

Ông Trần Ngọc Hỷ ở xã Cát Hiệp trực tiếp tham gia mô hình cho hay: “Gia đình tôi có 0,5ha đất cát chuyên sản xuất lạc. Trước nay tôi tưới cây bằng phương pháp truyền thống là dùng vòi bơm. Sau khi tham gia mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát bằng phương pháp theo chảo bốc thoát hơi và tưới bằng béc phun mưa, tôi nhận thấy tưới bằng cách này vừa tiết kiệm được nước, cây lạc vừa sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng suất cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn”.

Theo ông Hỷ, chảo bốc thoát hơi nước có đường kính 60 - 80cm được dùng để xác định thời điểm tưới thích hợp cho cây trồng. Trên vùng đất cát và dựa vào độ sâu của tầng rễ hoạt động nó sẽ xác định liều lượng nước tưới hợp lý. Ngay khi gieo hạt nông dân đã đặt chảo; chảo phải được đặt nơi bằng phẳng, thoáng, không bị che bóng và chảo phải được bảo vệ để động vật không uống nước trong chảo.

Sau đó nông dân phải theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo. Khi mực nước trong chảo rút đến ngưỡng phải tưới thì tiến hành tưới bằng béc phun mưa được bố trí theo hình vuông, khoảng cách giữa các béc phun mưa là 4m, chảo phải được đổ đầy nước sau mỗi lần tưới.

Nông dân Trần Ngọc Hỷ tính toán: “Nếu tưới bằng phương pháp truyền thống dùng vòi thì mỗi vụ phải tưới 25 lần, lượng nước tiêu hao mất 3.875m3 nước/ha, năng suất chỉ đạt 31,6 tạ/ha, lãi ròng 22,8 triệu đồng; nhưng nếu tưới bằng béc phun mưa cố định ứng dụng lịch trình tưới theo chảo bốc thoát hơi nước thì giảm được 6 lần tưới và tiết kiệm được gần 2.000m3 nước/ha so với phương pháp tưới vòi và năng suất đạt trên 41 tạ/ha, lãi ròng đạt đến 65,3 triệu đồng/ha”.

Theo TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, để có được kết quả trên là nhờ khi sử dụng chảo bốc thoát hơi nước đã xác định thời điểm và lượng nước tưới đủ nên cây lạc không bao giờ bị thiếu nước làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, đây là tiền đề cấu thành năng suất cho cây lạc.

“Bên cạnh đó, tưới nước bằng phương pháp truyền thống bằng vòi dẫn tới rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất, càng về sau càng ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc”, TS Phương nói.

Nguồn: nongnghiep.vn

Vụ HT 2016, tỉnh Bình Định triển khai sản xuất 1.711ha lạc (đậu phộng), tăng hơn 472ha so với vụ ĐX. Thành công của mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát được Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ triển khai tại huyện Phù Cát đã giúp nông dân bớt căng thẳng do thiếu nước sản xuất. Tất cả các loại cây trồng trong vụ này đang vật vã với tình trạng thiếu nước tưới, do hầu hết các hồ chứa đã cạn kiệt. Cây lạc trồng trên đất cát càng bị đe dọa nghiêm trọng, bởi nước tưới vào đất cát vào mùa này chẳng khác “chuối đút miệng voi”, vì đất cát hút nước rất dữ. Tuy nhiên, từ khi mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát bằng phương pháp tưới phun mưa vụ ĐX 2015 - 2016 được Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ triển khai tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát) thành công, nông dân trồng lạc vụ HT này đã bớt lo lắng. Ông Trần Ngọc Hỷ ở xã Cát Hiệp trực tiếp tham gia mô hình cho hay: “Gia đình tôi có 0,5ha đất cát chuyên sản xuất lạc. Trước nay tôi tưới cây bằng phương pháp truyền thống là dùng vòi bơm. Sau khi tham gia mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát bằng phương pháp theo chảo bốc thoát hơi và tưới bằng béc phun mưa, tôi nhận thấy tưới bằng cách này vừa tiết kiệm được nước, cây lạc vừa sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng suất cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn”. Theo ông Hỷ, chảo bốc thoát hơi nước có đường kính 60 - 80cm được dùng để xác định thời điểm tưới thích hợp cho cây trồng. Trên vùng đất cát và dựa vào độ sâu của tầng rễ hoạt động nó sẽ xác định liều lượng nước tưới hợp lý. Ngay khi gieo hạt nông dân đã đặt chảo; chảo phải được đặt nơi bằng phẳng, thoáng, không bị che bóng và chảo phải được bảo vệ để động vật không uống nước trong chảo. Sau đó nông dân phải theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo. Khi mực nước trong chảo rút đến ngưỡng phải tưới thì tiến hành tưới bằng béc phun mưa được bố trí theo hình vuông, khoảng cách giữa các béc phun mưa là 4m, chảo phải được đổ đầy nước sau mỗi lần tưới. Nông dân Trần Ngọc Hỷ tính toán: “Nếu tưới bằng phương pháp truyền thống dùng vòi thì mỗi vụ phải tưới 25 lần, lượng nước tiêu hao mất 3.875m3 nước/ha, năng suất chỉ đạt 31,6 tạ/ha, lãi ròng 22,8 triệu đồng; nhưng nếu tưới bằng béc phun mưa cố định ứng dụng lịch trình tưới theo chảo bốc thoát hơi nước thì giảm được 6 lần tưới và tiết kiệm được gần 2.000m3 nước/ha so với phương pháp tưới vòi và năng suất đạt trên 41 tạ/ha, lãi ròng đạt đến 65,3 triệu đồng/ha”. Theo TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, để có được kết quả trên là nhờ khi sử dụng chảo bốc thoát hơi nước đã xác định thời điểm và lượng nước tưới đủ nên cây lạc không bao giờ bị thiếu nước làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, đây là tiền đề cấu thành năng suất cho cây lạc. “Bên cạnh đó, tưới nước bằng phương pháp truyền thống bằng vòi dẫn tới rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất, càng về sau càng ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc”, TS Phương nói. “Có thể nói, mô hình tưới tiết kiệm cho cây lạc trên đất cát đã cho kết quả mỹ mãn, cần được nhanh chóng nhân rộng trong toàn khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ cần nghiên cứu thêm những loại phân để áp dụng đồng bộ vào từng công nghệ tưới cho phù hợp những thời điểm bón phân cho cây trồng, bởi khi tưới bằng béc phun mưa phân sẽ lâu phân giải”, PGS.TS Nguyễn Văn Tuất - Phó GĐ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tuoi-tiet-kiem-cho-cay-lac-post170143.html | NongNghiep.vn

Tin cùng chuyên mục