SẮN CHỐNG CHỊU KHÔ HẠN THÔNG QUA KỸ THUẬT THÍCH NGHI VỚI LẠNH

admin15/01/2016 04:12 PM

Sắn hay khoai mì (Manihot esculenta) có thể chống chịu được nhiệt độ cực kỳ lạnh sau khi xử lý kỹ thuật “chilling acclimation” (thích nghi khí hậu lạnh nhân tạo). Ming Peng và Weixiong Zhang thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp Nhiệt đới, Trung Quốc và Đại Học Jianghan University, theo thứ tự, đang tiếp tục thử nghiệm cơ chế thích nghi lạnh theo kiểu này. Cây được xử lý dưới 3 điều kiện khác nhau (14°C), tạo chilling stress sau khi cho thich nghitheo kỹ thuật chilling acclimation (cây sắn qua 5 ngày được xử lý kỹ thuật thích nghi chilling acclimationđược chuyển vào buồng nuôi cấy có nhiệt độ 4°C và tạo sốc lạnh (chilling shock) (cho rơi từ nhiệt độ 24°C xuống còn  4°C). Sự thể hiện gen được so sánh với cây đối chứng (sinh trưởng phát triển ở điều kiện bình thường). Kết quả cho thấy kỹ thuật chilling acclimationgiúp cây phát triển tốt hệ thống miễn dịch đối với stress lạnh khắc nghiệt hơn nhờ kích hoạt các gen điều khiển việc bảo tồn chất dinh dưỡng giúp nó có khả năng tự vệ tốt.

Xem chi tiết trên tạp chí BMC Plant Biology: http://www.biomedcentral.com/1471-2229/14/207com/1471-2229/14/207

BMC Plant Biology2014, 14:207  doi:10.1186/s12870-014-0207-5

Hình 1.Kết quả phân tích phổ transcriptome và microRNAome và kết quả biến dị trong điều kiện bình thường (NC) trong điều kiện 3 nghiệm thức gây stress lạnh – chilling shock (CS), chilling acclimation (CA) và chilling after chilling acclimation (CCA).

(A)Số gen thể hiện (DE) và số phân tử miRNAs có trong 4 điều kiện khác nhau.

(B)Tương quan giữa các gen điều tiết theo kiểu UP và DOWN, các phân tử miRNAs của nghiệm thức CS và CA so sánh với nghiệm thức NC.

(C)Giống như (B); tương quan giữa các gen điều tiết theo kiểu UP và DOWN , các phân tử miRNAs khi chuyển từ NC sang AC và chuyển từ AC sang ACC.

Tin cùng chuyên mục