ỨDKHCN xây dựng MH SXNN góp phần phát triển KTXH tại xã An Mỹ và An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

admin18/04/2018 04:38 PM

1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng Khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại xã An Mỹ và An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2020”

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Hồ Huy Cường

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: TS. Hồ Huy Cường, TS. Nguyễn Thanh Phương, ThS. Phan Trần Việt, ThS. Cái Đình Hoài.

* Đơn vị chủ trì: Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

* Cơ quan tham gia phối hợp thực hiện:

- Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên (PYCAT).

- Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên (PASTEC).

- Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hoàng Long Vina (AGRILONG).

* Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

4.1. Mục tiêu chung: Nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị đất canh tác và thu nhập của nông hộ, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại xã An Cư và An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích và đánh giá hiện trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất cà gai leo, dừa uống nước, sản xuất lúa gạo đỏ, mô hình nuôi cá chình bông thâm canh ở xã An Cư và An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

- Đào tạo được 40 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn, hội nghị tham quan đầu bờ cho 350 lượt người tham dự.

- Xây dựng được: Mô hình nhân rộng 1 ha cây cà gai leo, cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm, hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với phương thức sản xuất hiện tại (Lúa ĐX – Dưa HT); Mô hình sản xuất dừa uống nước với diện tích 2 ha vừa tạo cảnh quan phục vụ du lịch và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; Mô hình sản xuất lúa gạo đỏ với diện tích 8 ha theo hướng giảm chi phí đầu vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với giống và kỹ thuật canh tác hiện tại; Mô hình nuôi cá chình bông theo hướng thâm canh với 2 hộ (60 m2/hộ), hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với nuôi trồng thủy sản hiện tại.

5. Nội dung dự án

5.1. Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa (lúa gạo đỏ) ở vùng dự án

5.2. Nội dung 2: Đào tạo, tập huấn và hội nghị tham quan đầu bờ

5.2.1. Hoạt động 1: Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở. Số lượng: 40 kỹ thuật viên.

5.2.2. Hoạt động 2: Tập huấn kỹ thuật. Số lượng: 4 lớp/120 lượt nông dân.

5.2.3. Hoạt động 3: Hội nghị đầu bờ tham quan đánh giá kết quả xây dựng các mô hình. Số lượng: 7 hội nghị/ 350 lượt người tham dự.

5.3. Nội dung 3: Xây dựng các mô hình

5.3.1. Hoạt động 1: Xây dựng mô hình trồng cây cà gai leo. Quy mô: 1,0 ha.

5.3.2. Hoạt động 2: Xây dựng mô hình dừa uống nước. Quy mô: 2,0 ha (0,20 ha/hộ x 5 hộ/xã x 2 xã).

5.3.3. Hoạt động 3: Xây dựng mô hình canh tác lúa gạo đỏ và xây dựng thương hiệu lúa gạo đỏ

(i) Xây dựng mô hình canh tác lúa gạo đỏ: Quy mô: 8,0 ha

(ii) Xây dựng nhãn hiệu Gạo đỏ Tuy An.

5.2.4. Hoạt động 4: Xây dựng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm thâm canh. Quy mô: 2 hộ, diện tích tối thiểu mỗi hộ là 60 m2, số lượng giống thả: 30 kg/hộ.

6. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ 06/2016 đến 06/2018.

7. Địa điểm thực hiện: xã An Cư, An Mỹ - Tuy An – Phú Yên.

8. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

9. Tổng số kinh phí thực hiện: 1.662,214 triệu đồng

Trong đó: Ngân sách SNKH tỉnh: 850,000 triệu đồng; Nguồn khác (vốn dân): 812,214 triệu đồng

Tin cùng chuyên mục