Tư vấn kỹ thuật về các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH ở tỉnh Bình Thuận

admin18/04/2018 04:26 PM

1. Tên nhiệm vụ: Tư vấn kỹ thuật về các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Bình Thuận.

Gói thầu số A02-01-06/TV-MHNNTM.

Thuộc dự án: Quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận.

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thanh Phương

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: TS. Nguyễn Thanh Phương, ThS. Cái Đình Hoài; ThS. Đỗ Thành Nhân; ThS. Phạm Đức Chí Công.

* Đơn vị chủ trì: Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ.

* Chủ đầu tư: Ban Điều phối dự án Quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị liên quan đến biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận.

4. Mục tiêu và kết quả của nhiệm vụ

4.1. Mục tiêu

- Ứng dụng các giống cây trồng cạn (lạc, đậu các loại, cỏ thức ăn chăn nuôi) và các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đất cát tỉnh Bình Thuận để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người dân và góp phần giảm được sự thoái hóa đất, hoang mạc hóa.

- Đào tạo, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (thoái hóa đất và hoang mạc hóa) ở vùng đất cát khu vực triển khai dự án.

- Công tác này hỗ trợ trực tiếp cho hợp phần xây dựng mô hình canh tác nông nghiệp thông minh của chương trình hợp tác song phương giữa Bỉ và Việt Nam, tập trung xây dựng mô hình trên vùng đất cát tại một số xã của huyện Bắc Bình đang bị thoái hóa đất và hoang mạc hóa. Hoạt động này cũng sẽ giúp tăng cường hiểu biết của một số ban ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh Bình Thuận về một số biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) để có định hướng áp dụng trong thời gian tới.

4.2. Kết quả của nhiệm vụ

a. Dựa vào những đánh giá về hiện tượng hoang mạc hóa và thoái hóa đất, cần có những khảo sát nhằm xác định và tiến hành đầu tư ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh để nâng cao năng suất, chất lượng cũng như thu nhập của người dân và đóng góp vào giảm được sự hoang mạc hóa và thoái hóa đất trồng trên vùng đất cát của tỉnh Bình Thuận.

Tư vấn sẽ tiến hành phân tích một số hóa tính của đất (dinh dưỡng đất: pH, N; P; K; mùn,…) trước và sau khi xây dựng mô hình, với kết quả này chúng ta sẽ có kết luận chính xác hơn về hiệu quả của các mô hình.

b. Nâng cao năng lực cho cộng đồng vùng Dự án thông qua việc tham quan, đào tạo, tập huấn, hội nghị đầu bờ, hội nghị tổng kết đánh giá cấp tỉnh.

c. Trên cơ sở kết quả của các mô hình trình diễn, đơn vị tư vấn đề xuất xây dựng quy trình kỹ thuật các mô hình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đất cát ven biển tỉnh Bình Thuận đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho một số cây trồng cạn (lạc, đậu, cỏ).

5. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện

5. 1. Nội dung công việc 1: Hoạt động, phối hợp xác định các xã tham gia thực hiện mô hình

Phối hợp thảo luận với Ban Điều phối dự án và các bên liên quan, xác định cụ thể các xã sẽ thực hiện các mô hình của dự án.

Tiến hành đi điều tra thực địa huyện Bắc Bình, làm việc với phòng Nông nghiệp, UBND huyện Bắc Bình, xuống địa bàn xác định 03 xã thực hiện dự án là Hòa Thắng, Bình Tân, Hồng Phong và thống nhất loại cây trồng nhằm phù hợp với điều kiện và nhân lực tại địa phương.

5.2. Nội dung công việc 2: Điều tra cơ bản

Điều tra cơ bản (số liệu nền) về hiện trạng sản xuất lạc, đậu, đất lúa thiếu nước, nguồn thức ăn gia súc của một số xã trước khi tham gia mô hình và xác định giải pháp phù hợp, ưu tiên triển khai thực hiện cho từng mô hình tại huyện Bắc Bình – Bình Thuận.

5.3. Nội dung công việc 3: Xây dựng mô hình trình diễn

Xây dựng 3 mô hình trình diễn về ứng dụng các giống cây trồng cạn (lạc, đậu, cỏ thức ăn chăn nuôi) và các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng đất cát.

5.3.1. Nội dung 3.1: Chọn hộ: Phối hợp với Ban Điều phối dự án và địa phương chọn địa điểm và các hộ tham gia mô hình;

5.3.2. Nội dung 3.2: Xây dựng mô hình ứng dụng giống và giải pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu:

a. Mô hình chuyển đổi canh tác đậu phộng chịu hạn thích ứng với BĐKH và tưới nước tiết kiệm trên đất cát  kém hiệu quả

- Đầu ra của mô hình: Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất cát từ 15 - 20% và giảm phát thải khí nhà kính.

- Quy mô diện tích: 5,5 ha (vụ Đông Xuân: 5,5 ha).

b. Mô hình chuyển đổi canh tác đậu chịu hạn thích ứng với BĐKH và tưới nước tiết kiệm trên đất cát kém hiệu quả

- Đầu ra của mô hình: Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất kém hiệu quả từ 15 - 20% và giảm phát thải khí nhà kính.

- Quy mô diện tích: 2 ha (vụ Đông Xuân: 2 ha).

c. Mô hình canh tác cỏ thích ứng với BĐKH và tưới nước tiết kiệm trên đất kém hiệu quả và nguy cơ khô hạn phục vụ chăn nuôi gia súc lớn.

- Đầu ra của mô hình: Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất màu có nguy cơ khô hạn từ 15 - 20% và giảm phát thải khí nhà kính.

- Quy mô diện tích: 2,5 ha (vụ Mùa: 2,5 ha).

5.3.3. Nội dung 3.3: Tổ chức 3 hội nghị đầu bờ tại 3 điểm triển khai mô hình.Mỗi hội nghị đầu bờ có 50 người tham dự, thời gian 1 ngày, đại biểu tham dự mời trên quy mô toàn huyện để nhân rộng mô hình.

5.4. Nội dung công việc 4: Tham quan, đào tạo, tập huấn

5.4.1. Nội dung 4.1: Tham quan học tập. Số lượng 30 người, 3 ngày.

5.4.2. Nội dung 4.2: Đào tạo tiểu giáo viên (ToT) cho cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, nông dân chủ chốt. Số lớp: 3; 10 người/lớp

5.4.3. Nội dung 4.3: Tập huấn, 6 lớp, 50 người/ lớp.

5.4.4. Nội dung 4.4: Hội nghị tổng kết, đánh giá cấp tỉnh. Số lượng 1; 100 người

5.5. Nội dung công việc 5: Xây dựng 1 video clip (card truyền hình)

Kết quả xây dựng mô hình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

5.6. Nội dung công việc 6: Nghiệm thu, tổng kết

6. Thời gian thực hiện: 11 tháng, từ 09/2017 đến 8/2018.

7. Địa điểm thực hiện: xã Hồng Phong, Hòa Thắng, Bình Tân – Bắc Bình – Bình Thuận.

8. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

9. Tổng số kinh phí thực hiện: 2.182 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục