NC ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ THỜI TIẾT ĐẾN CÂY MAI VÀNG NỞ HOA VÀO DỊP TẾT TẠI AN NHƠN

admin10/03/2020 10:33 AM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ THỜI TIẾT

ĐẾN CÂY MAI  VÀNG NỞ HOA VÀO DỊP TẾT

TẠI  AN NHƠN-BÌNH ĐỊNH

Lại Đình Hòe, Lê Thị  Thu Thủy.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu  ảnh hưởng của một số yếu tố thời tiết đến thời gian mai vàng nở hoa vào dịp tết tại An Nhơn- Bình Định, được tiến hành từ năm 2017-2018. Kết quả phân tích, đánh giá số liệu khí tượng từ năm 2001-2018, kết hợp  điều tra thực trạng mai vàng nở hoa  vào dịp tết từ năm 2009-2018 đã rút ra nhận xét: yếu tố tổng nhiệt độ trung bình tháng và số ngày  nhiệt độ ≤ 21OC  trong 2 tháng cuối năm âm lịch có ảnh hưởng rõ nhất đến thời gian mai vàng nở hoa.  Khi tổng nhiệt độ trung bình 2 tháng cuối năm đạt 1.343OC trở xuống, số ngày nhiệt độ ≤ 21OC  đạt 12  ngày trở lên, khả năng mai sẽ nở muộn so với tết; Khi tổng nhiệt độ  trung bình 2 tháng cuối  năm đạt  từ 1.356OC- 1.405OC, có ≤ 3 ngày nhiệt độ ≤ 21OC, khả năng mai sẽ nở đúng tết. Khi tổng nhiệt độ trung bình 2 tháng cuối năm đạt 1.426OC  trở lên và  có ≤  3 ngày nhiệt độ ≤ 21OC,  khả năng mai sẽ nở  hoa sớm

Từ khóa: Mai vàng; nở hoa; thời tiết; ảnh hưởng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Cây Mai vàng đã có  từ lâu ở  tỉnh Bình Định và hiện nay đang  được tiếp tục  mở rộng  phát triển. Năm 2017 riêng thị xã An Nhơn có 145,11 ha trồng Mai vàng và đã xuất bán ra thị trường trên 200 nghìn chậu Mai với tổng doanh thu trên 85,9 tỷ đồng. Trồng Mai vàng đem lại nguồn thu nhập cao, nhiều hộ gia đình  thoát nghèo và trở nên khá giả nhờ trồng mai. Những năm gần đây, trồng Mai vàng đang là một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả cao hơn  trồng lúa và cây hoa màu khác ở An Nhơn- Bình Định. Hiện nay tỉnh Bình Định cũng đã phê duyêt  đề án “Sản xuất, phát triển cây Mai vàng Nhơn An“ nhằm qui hoạch các khu trồng Mai tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả trồng Mai và giảm thiểu  ô nhiễm môi trường.

Mặc dù cây Mai vàng dễ trồng, thị trường tiêu thụ lớn, giá trị lợi nhuận đem lại cao nhưng  người trồng Mai cũng còn  gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết hàng năm diễn biến rất  phức tạp làm cho Mai vàng nở hoa không đúng vào dịp tết, đồng nghĩa với không tiêu thụ được, nhà vườn sẽ gặp khó khăn về  vốn để tái đầu tư trong năm sau.

Trong điều kiện khí hậu ở Bình Định, cây Mai vàng thường xuất hiện nụ hoa  phổ biến trong tháng 8 âm lịch. Nụ hoa phát triển nhanh trong tháng 11 và tháng 12 âm lịch, nhất là sau khi  cây được nhặt hết lá. Tháng 11 âm lịch  cũng là tháng cuối mùa mưa; tháng 12 âm lịch là đầu mùa khô, cũng là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm. Số ngày nhiệt độ thấp chỉ có trong 2 tháng cuối năm âm lịch, nhất là trong tháng 12. Do có sự giao thoa giữa hai mùa nên thời tiết trong 2 tháng cuối năm thường diễn biến phức tạp, làm cho  Mai nở hoa  năm sớm, năm muộn so với tết. Đây là vấn đề rất  bức xuất của  các hộ trồng Mai, nhất là các vùng chuyên canh Mai vàng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất Mai vàng ở An Nhơn- Bình Định, cần nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến thời gian Mai  nở hoa vào dịp tết. Dựa trên cơ sở điều kiện thời tiết và thực trạng Mai nở hoa  trong nhiều  năm qua để dự báo thời gian Mai sẽ  nở trong điều kiện cụ thể của từng năm. Nhà vườn  sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật  thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ Mai vàng  nở hoa vào dịp tết.

II. NỘI DUNG VÀ  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu: Điều tra thu thập số liệu  khí tượng và nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố thời tiết đến  thời gian Mai vàng nở hoa trong dịp tết Nguyên Đán ở An Nhơn- Bình Định

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

+ Thu thập số liệu sơ cấp các yếu tố  thời tiết  tại Trạm khí tượng  Nông nghiệp An Nhơn- Bình Định từ năm 2001 đến 2018.

+ Điều tra thu thập thông tin về  thực trạng Mai vàng nở hoa vào dịp tết ở thị xã An Nhơn  trong những năm gần đây từ Hội Sinh vật cảnh và các Chi hội Sinh vật cảnh trên địa bàn của Thị xã  An Nhơn.

+ Chuyển toàn bộ số liệu các yếu tố khí tượng từ ngày dương lịch sang ngày âm lịch.

+ Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố thời tiết đến thời gian Mai vàng nở hoa trong những năm gần đây.

+ Sử dụng chương trình Excel trong  xử lý thống kê số liệu các yếu tố thời tiết.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng nhiệt độ trung bình năm và 2 tháng cuối năm âm lịch

Nhận xét:Số liệu ở bảng 1 cho thấy, trung bình  tổng nhiệt độ của các năm Mai nở đúng tết  (9678OC)  tương đương với các năm Mai nở hoa muộn (9678OC) và cao hơn so với  các năm Mai nở sớm (9628OC);  cao hơn so với trung bình nhiều năm (từ 2001-2018)

Trung bình  tổng nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 10 âm lịch của các năm Mai nở đúng tết là 8213OC, cao hơn so với các năm Mai nở sớm (8190OC) và  thấp hơn các năm Mai nở muộn (8375OC); thấp  hơn trung bình nhiều  năm (8263OC). Như vậy, nếu xét riêng yếu tố tổng nhiệt  độ trung bình cả năm hay từ tháng 1 đến tháng 10 âm lịch đều chưa thấy rõ sự ảnh hưởng  của yếu tố tổng nhiệt độ  đến thời gian Mai nở hoa vào dịp tết.

+ Trung bình tổng  nhiệt độ trong tháng 11; tháng 12 và tổng  nhiệt độ của hai tháng  cuối các năm Mai nở hoa đúng tết đều  cao hơn so với các năm Mai nở hoa muộn và  tương đương hoặc thấp hơn  không nhiều so với các năm Mai nở hoa sớm; cao hơn so với trung bình  nhiều năm (từ 2001-2018).  Như vậy, yếu tố tổng nhiệt độ trung bình trong tháng 11; tháng 12 và tổng của 2 tháng có ảnh hưởng  khá rõ  đến thời gian Mai nở hoa vào dịp tết.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trung bình năm và 2 tháng cuối năm âm lịch đến thời gian Mai vàng nở hoa vào dịp tết

Thực trạng

mai nở hoa

Năm

Nhiệt độ trung bình

Cả năm

Tháng

1-10

Tháng

11

Tháng

12

Tổng 2

tháng

Năm  mai nở hoa

muộn

2010

9277

7952

671

653

1324

2013

9255

7985

642

628

1270

2014*

10048

8771

635

641

1276

2017*

10133

8790

682

661

1343

TBình

9678

8375

658

646

1303

Năm mai nở  hoa

đúng tết

2011

9227

7862

701

664

1365

2012*

10195

8816

718

661

1379

2016

9611

7960

747

724

1471

TBình

9678

8213

722

683

1405

Năm mai nở  hoa

sớm

2009*

10089

8663

708

718

1426

2015

9277

7849

741

687

1428

2018

9519

8059

750

710

1460

TBình

9628

8190

725

703

1427

Trung bình

từ năm 2001- 2018

9624

8263

693

657

1350

Ghi chú: * là năm nhuận

3.2. Số ngày lạnh có  nhiệt độ ≤ 21OC  trong 2 tháng cuối năm âm lịch

Nhận xét:Số liệu ở bảng 2 cho thấy, các năm Mai nở hoa đúng tết  và các  năm nở hoa sớm trong tháng 11 đều không có ngày lạnh, trong trong tháng 12 có số ngày lạnh rất thấp (trung bình 1,7 ngày). Các năm Mai nở hoa muộn trong tháng 11 có từ 2-7 ngày lạnh, trung bình 5,5 ngày nhiệt độ ≤ 21OC; tháng 12 có từ 10-19 ngày lạnh, trung bình 14,3 ngày nhiệt độ ≤ 21OC. 

+ Các năm Mai nở muộn đều có số ngày nhiệt độ Min ≤ 21OC cao hơn so với các năm Mai nở đúng tết và các năm Mai nở sớm.  Trung bình số ngày nhiệt độ Min ≤ 21OC của các năm Mai nở đúng tết và các năm Mai nở sớm chênh lệch không nhiều..

Bảng 2. Ảnh hưởng của số ngày nhiệt độ ≤ 21OC  trong 2 tháng cuối năm

Âm lịch đến Mai vàng nở hoa vào dịp tết

Thực trạng mai

nở hoa

Năm

Số ngày có  nhiệt độ

TB ≤ 21OC

Số ngày có  nhiệt độ

Min ≤ 21OC

Tháng

11

Tháng

12

Tổng

2 tháng

Tháng

11

Tháng

12

Tổng 2

tháng

Năm  mai nở hoa

muộn

2010

2

10

12

20

23

43

2013

7

18

25

29

30

59

2014*

6

19

25

17

30

47

2017*

7

10

17

7

19

26

T.Bình

5,5

14,3

19,8

18,3

25,5

43,8

Năm  mai nở hoa

đúng tết

2011

0

2

2

9

13

22

2012*

0

3

3

5

21

26

2016

0

0

0

1

4

5

T.Bình

0,0

1,7

1,7

5,0

12,7

17,7

Năm  mai nở hoa

sớm

2009*

0

0

0

16

16

32

2015

0

5

5

0

10

10

2018

0

0

0

3

13

16

T.Bình

0,0

1,7

1,7

6,3

13,0

19,3

T.Bình từ 2001-2018

2,8

4,8

7,6

12,6

18,3

30,9

3.3. Số giờ nắng và lượng mưa trong 2 tháng cuối năm âm lịch

Nhận xét:Số liệu ở bảng 3 cho thấy, các năm Mai nở hoa đúng tết có  trung bình tổng số giờ nắng trong tháng 11 và tháng 12 âm lịch  thấp hơn so với  các năm Mai nở hoa  muộn và các năm Mai nở hoa sớm; thấp hơn so với trung bình nhiều năm.

Các năm Mai nở hoa sớm có trung bình tổng số giờ nắng cao hơn so với các năm Mai nở muộn và cao hơn so với trung bình nhiều năm. Như vậy, nếu xét riêng yếu tố tổng số giờ nắng trong hai tháng cuối năm sẽ chưa thấy rõ sự ảnh hưởng đến thời gian Mai nở hoa vào dịp tết.

+ Trung bình tổng lượng mưa trong tháng 11 và tháng 12  của các năm Mai nở hoa  đúng tết, cao hơn so với các năm Mai nở hoa sớm và  các năm Mai nở hoa muộn. Trong thực tế ở vùng chuyên canh Mai, các nhà vườn tưới nước hàng ngày từ 1-2 lần (trừ ngày mưa)  nên đáp ứng đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, không phụ thuộc vào nước trời. Do vậy, yếu tố lượng mưa không ảnh hưởng rõ đến thời gian Mai nở hoa vào dịp tết.

Bảng 3. Ảnh hưởng của số giờ nắng  và lượng mưa trong 2 tháng

cuối năm  âm lịch đến thời gian Mai vàng nở hoa vào dịp tết

Năm

Tổng số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

Tháng

11

Tháng

12

Tổng

2 tháng

Tháng

11

Tháng

12

Tổng

2 tháng

Năm  mai nở hoa

muộn

2010

135

37

172

11

16

26

2013

90

156

245

3

21

24

2014*

92

210

302

72

22

94

2017*

63

85

148

114

32

146

TBình

95,0

122,0

216,8

50,0

22,8

72,5

Năm  mai nở hoa

đúng tết

2011

62

82

144

293

35

328

2012*

107

183

290

113

3

116

2016

55

79

133

1255

94

1349

TBình

74,7

114,7

189,0

553,7

44,0

597,7

Năm  mai nở hoa

sớm

2009*

172

210

381

7

5

12

2015

148

133

281

98

13

110

2018

92

83

175

492

32

525

TBình

137,1

141,9

279,0

198,9

16,5

215,7

T.B từ 2001-2018

97,8

136,1

233,7

189,0

46,0

235,0

3.4. Lượng nước bốc hơi và ẩm độ không khí  trong 2 tháng cuối năm âm lịch

Bảng 4. Ảnh hưởng của lượng nước bốc hơi và ẩm độ không khí trong 2 tháng

cuối năm âm lịch  đến thời gian Mai vàng nở hoa vào dịp tết

Năm

Lượng bốc hơi (mm)

Ẩm độ không khí (%) 

Tháng

11

Tháng

12

Tổng

2 tháng

Tháng

11

Tháng

12

Tổng

2 tháng

Năm  mai nở hoa

muộn

2010

85

87

172

83

84

83,5

2013

113

85

198

79

82

80,5

2014*

102

74

176

82

85

83,5

2017*

85

80

165

83

82

82,5

TBình

96,3

81,5

177,8

81,8

83,3

82,5

Năm  mai nở hoa

đúng tết

2011

101

66

167

84

85

84,5

2012*

72

68

139

87

87

87,0

2016

61

65

126

88

85

86,5

TBình

78,0

66,3

144,0

86,3

85,7

86,0

Năm  mai nở hoa

sớm

2009*

69

70

140

86

86

86,0

2015

72

70

142

87

87

87,0

2018

65

65

130

85

84

84,5

TBình

68,6

68,4

137,3

86,0

85,7

85,8

T.B từ 2001-2018

80,0

71,6

151,7

84,4

85,1

84,8

Nhận xét: Lượng bốc hơi nước có  liên quan chặt chẽ với độ ẩm không khí. Những tháng có ẩm độ không khí thấp, thời tiết hanh khô lượng bốc hơi sẽ cao.

+ Số liệu ở bảng 4 thấy rằng, tổng  lượng nước bốc hơi trung bình trong hai tháng cuối các năm Mai nở hoa muộn, cao hơn so với các năm Mai nở hoa đúng tết và các năm Mai nở hoa sớm; cao hơn so với trung bình nhiều năm. Các năm Mai nở hoa sớm và các năm mai nở hoa đúng tết có  lượng nước bốc hơi chênh lệch nhau  không nhiều.

+ Ẩm độ không khí  hai tháng cuối các năm Mai nở hoa muộn (81,3- 83,7%) thấp hơn so với các năm Mai nở đúng tết và các năm nở hoa sớm; thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Các năm Mai nở hoa sớm và nở hoa đúng tết có ẩm độ không khí trong tháng 11 và tháng 12 tương đương nhau.

Như vậy, các năm mà trong tháng 11 và tháng 12 có nhiều ngày lạnh, ẩm độ không khí thấp, lượng bốc hơi cao có có ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng, phát triển của cây và nụ hoa phát triển chậm hơn

3.5. Một vài dự báo về thời gian mai vàng nở hoa trong dịp tết.

3.5.1. Căn cứ khoa học và thực tiễn.

+ Căn cứ vào số liệu khí tượng từ năm 2001-2018 tại Trạm Khí tượng nông nghiệp An Nhơn  và kết quả điều tra thực trạng Mai nở hoa từ 2009-2018 tại An Nhơn.

+ Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp nhặt lá Mai; Kết quả nghiên cứu một số  biện pháp kỹ thuật  thúc đẩy và kìm hãm Mai vàng  nở hoa của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ năm 2017 và 2018 tại Nhơn An- Bình Định. 

+ Căn cứ vào kinh nghiệm trồng Mai của các nghệ nhân tại  An Nhơn- Bình Định.

3.5.2. Dự báo  thời gian Mai nở hoa và biện pháp  tác động nhằm nâng cao tỷ lệ nở  hoa đúng dịp tết.

(i).Nếu tổng nhiệt độ  trung bình tháng 11 âm lịch đạt 682OC trở xuống, số ngày nhiệt độ ≤ 21OC  đạt 2 ngày trở lên, khả năng Mai sẽ nở muộn so với tết. Nên tiến hành nhặt lá trước tết khoảng 28-30 ngày; cây có nụ nhỏ nhặt trước, cây có nụ lớn nhặt sau.

Nếu tháng 12 tiếp tục có nhiều ngày lạnh ≤ 21OC cần áp dụng một số biện pháp thúc đẩy mai nở hoa như: Quây bạt xung quanh nhà màng để chắn gió lạnh; tưới phân kali (liều lượng 50 gam/10 lít nước), thắp bóng đèn  loại sợi đốt  75-100W trong những ngày lạnh 

(1 bóng/4 cây, treo cao cách ngọn cây 50-60 cm) .

(ii).Nếu tổng nhiệt độ  trung bình tháng 11 âm lịch đạt 700OC trở lên và không có  ngày nhiệt độ ≤ 21OC, khả năng Mai sẽ nở đúng tết hoặc có thể nở sớm.

Nếu tuần đầu tháng 12 có 2-3  ngày lạnh ≤ 21OC, khả năng Mai nở hoa đúng tết.  Nên tiến hành nhặt lá trước tết khoảng 23- 25 ngày. Nếu không có ngày lạnh, thời tiết  tiếp tục nắng ấm thì  khả năng Mai nở hoa sớm, nên nhặt lá chậm hơn (nhặt trước tết 18-20 ngày). Những cây có nụ nhỏ nhặt trước, cây có nụ lớn nhặt sau.

Từ sau khi đã nhặt lá đến 15/12, nếu  thời tiết tiếp tục có nhiều ngày nắng ấm nụ hoa phát triển lớn  khoảng bằng hạt đậu xanh thì cần kìm hãm bằng cách  pha loãng phân urea để tưới (20gam urea/10 lít nước); có thể kết hợp dùng lưới nilon đen che ánh sáng khoảng 3-4 ngày.

(iii). Nếu đến ngày 22-23/12 âm lịch các nụ hoa bung vỏ lụa xanh là Mai nở đúng  vào dịp tết; nếu chưa bung lụa xanh  thì Mai sẽ nở chậm, cần pha 20-30 gam NPK/ 10 lít nước tưới cho 4-5 cây mai, tưới trong 2 ngày liên tiếp, kết hợp dùng bóng đèn sưởi ấm và dùng bạt che chắn gió lạnh. Nếu Mai bung vỏ lụa xanh trước thời gian trên càng nhiều thì Mai càng nở sớm, cần áp dụng biện pháp kìm hãm nụ hoa phát triển như  đã nêu ở  trên.

IV. Kết luận và đề nghị

4.1. Kết luận

(i). Điều kiện thời tiết ở Bình Định, yếu tố tổng nhiệt độ trung bình tháng và số ngày  nhiệt độ ≤ 21OC  trong 2 tháng cuối năm âm lịch có ảnh hưởng nhiều đến thời gian Mai vàng nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán.

(ii). Khi tổng nhiệt độ  trung bình  trong 2 tháng cuối  năm âm lịch đạt 1.343OC trở xuống và có số ngày nhiệt độ ≤ 21OC từ 12 ngày trở lên, Mai sẽ nở hoa muộn so với tết.

+ Khi tổng nhiệt độ trung bình trong 2 tháng cuối năm âm lịch đạt 1.356OC- 1.405OC và có ≤  3 ngày nhiệt độ ≤ 21OC  Mai sẽ nở  hoa đúng tết

+ Khi tổng nhiệt độ trung bình trong 2 tháng cuối  năm âm lịch  đạt 1.426OC trở lên và có  ≤  3 ngày nhiệt độ ≤ 21OC  Mai sẽ nở  hoa sớm

4.2. Đề nghị:Cần theo dõi sát điều kiện thời tiết trong tháng 11 âm lịch để dự báo thời gian nhặt lá mai. Tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết trong tháng 12 để áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm  hạn chế tác động bất lợi của yếu tố thời tiết, nâng cao tỷ lệ Mai nở hoa  đúng dịp tết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Kim Đào (2012), Báo cáo tổng kết dự án: Xây dựng mô hình sản xuất cây Mai vàng chất lượng cao theo hướng chuyên canh, hàng hóa tại Bình Định,  88 trang

2. Hội sinh vật cảnh TX. An Nhơn (2015), Cây Mai vàng trên đất An Nhơn, nâng cao cuộc sống nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, Báo cáo tham luận của Hội sinh vật cảnh TX. An Nhơn tại Đại hội lần thứ IV Hội SVC Bình Định  ngày 13/9/2015, 5 trang.

3. Hội sinh vật cảnh Nhơn An (2016), Phong trào phát triển cây Mai cảnh ở xã Nhơn An,  Báo cáo tham luận của Hội sinh vật cảnh TX. An Nhơn tại Đại hội lần thứ IV Hội SVC Bình Định  ngày 13/9/2015, 7 trang.

Effect  of some weather factors on flowering  of apricot blossom tree in traditional tet holyday in  An Nhon - Binh Dinh province

Lai Dinh Hoe1, Le Thi Thanh Thuy1

1Agricultural Science Institute for Southern Coastal Central Vietnam

Abstract

Study on the effect of some weather factors on flowering habit of Apricot Blossom (Ochna integerrima L.) has carried out from 2017 to 2018. Results of analyzing and evaluating climatic data from 2001 to 2018 combining with a survey of flowering status of Apricot Blossom at traditional Tet holiday from 2009 to 2018 have showed that, a factor of total monthly average temperature and the number of day in two final months of lunar calender year which had temperature was ≤ 21OC have clearly affected on flowering time of Apricot Blossom.When the total average temperature of those two months achieves below 1.343OC, the number of day having temperature  ≤ 21OC obtaines above 12 days, Apricot Blossom will possibly flower later as time of Tet holiday. When the total average temperature of those two months gets from 1.356 to 1.405OC and there are less than three  days having temperature  ≤ 21OC, Apricot Blossom will possibly flower just in time of Tet holiday. When the total average temperature of last two months in year gets above 1.426OC and there are less than three  days having temperature ≤ 21OC, Apricot Blossom will possibly flower sooner as time of Tet holiday.

Key words: Apricot Blossom; flowering;weather;effect

Địa chỉ liên lạc: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (VAAS)

Địa chỉ: Đường Tây Sơn- KV8, P. Nhơn Phú- TP. Quy Nhơn- Bình Định

Lại Đình Hòe; ĐT: 0913429535; Email. hoevaass@yahoo.com


Tin cùng chuyên mục