In trang: 


Nghiên cứu chọn tạo giống lạc có hàm lượng dầu cao làm nguyên liệu chế biến dầu ăn cho vùng NTB và T

Đăng ngày:4/27/2022 8:36:35 AM bởi admin

chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Vũ Bảo

CÔNG KHAI THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu chọn tạo giống lạc có hàm lượng dầu cao làm nguyên liệu chế biến dầu ăn cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên

2. Tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Phạm Vũ Bảo

3. Các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học: Phạm Vũ Bảo, Trương Thị Thuận, Hồ Huy Cường, Đỗ Thị Xuân Thùy, Phan Trần Việt, . Mạc Khánh Trang, Nguyễn Thị Như Thoa, Đường Minh Mạnh, Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Xuân Đoan.

4. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu tổng thể:

- Chọn tạo được giống lạc có hàm lượng dầu cao, phù hợp với sinh thái vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu.

Mục tiêu cụ thể:

- Chọn tạo được 01 giống lạc mới tự công bố lưu hành, có năng suất ≥ 35 tạ/ha, chín tập trung, hàm lượng dầu ≥ 50%, tỷ lệ hạt/quả ≥ 70%, kháng khá bệnh héo xanh (cấp bệnh 3), thích ứng cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Chọn tạo được 02 - 03 dòng lạc triển vọng, có năng suất ≥ 37 tạ/ha, chín tập trung, hàm lượng dầu ≥ 50%, tỷ lệ hạt/quả ≥ 70%, chống chịu khá bệnh héo xanh (cấp bệnh 3), thích ứng cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Xây dựng được quy trình canh tác cho giống lạc mới tự công bố lưu hành, năng suất đạt ≥ 35 tạ/ha và thích hợp với các vùng trồng lạc chính ở các tỉnh vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Xây dựng được các mô hình trình diễn giống mới, quy mô 8 ha (2,0ha/điểm x  4 điểm), năng suất ≥ 35 tạ/ha và hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với giống trồng phổ biến tại các vùng trình diễn.

5. Các nội dung nghiên cứu khoa học:

- Nội dung 1. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu

+ Hoạt động 1: Đánh giá lại vật liệu khởi đầu đã có để xác định các dòng theo định hướng

Ÿ Quy mô: 2.500m2 (500 dòng/năm x 1năm x 5 m2/dòng).

Ÿ Địa điểm: Bình Định.

ŸThời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 06/2022.

Phương pháp thực hiện: Bố trí theo kiểu tuần tự không lặp lại để đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho chọn giống.

- Các chỉ tiêu quan sát: Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 6 đến 7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống (không lấy các cây ở đầu hàng); Bao gồm các chỉ tiêu: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra hoa, thời gian sinh trưởng, dạng cây (Đứng, nửa đứng, bò ngang), chiều cao cây (cm), số cành cấp 1/cây, màu sắc vỏ hạt (Trắng kem, trắng hồng, hồng, đỏ, nâu, tím, tím sẫm,…), số quả chắc/cây (quả), tỷ lệ quả 1 hạt (%), tỷ lệ quả 3 hạt (%), khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), tỷ lệ hạt/quả (%), năng suất quả khô (tạ/ha), bệnh gỉ sắt - Puccinia arachidis Speg (cấp), bệnh đốm đen - Cercospora personatum (Berk & Curt) (cấp), bệnh đốm nâu - Cercospora arachidicola Hori (cấp), bệnh thối đen cổ rễ do Aspergillus niger (%), bệnh héo xanh - Ralstonia solanacearum Smith (%), bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii (%).

+ Hoạt động 2: Đánh giá khả năng kháng bệnh héo xanh của  nguồn vật liệu

Ÿ Quy mô: 500 m2 (100 dòng/vụ x 5 m2/dòng).

Ÿ Địa điểm: Bình Định.

ŸThời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 6/2022.

Ÿ Phương pháp: Sử dụng phương pháp đánh giá ngoài đồng theo theo phương pháp hot-spot location của ICRISAT - ở những vùng đất thâm canh lạc, đang có nguồn dịch bệnh cao.

Chỉ tiêu theo dõi: Tiến hành điều tra tổng số cây trên ô thí nghiệm và xác định tỷ lệ bệnh (số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra), đánh giá theo 3 mức: Điểm 1, tỷ lệ cây bị bệnh dưới 30%; Điểm 2, tỷ lệ cây bị bệnh từ 30 - 50%; Điểm 3, tỷ lệ cây bị bệnh trên 50 %.

+ Hoạt động 3. Lai hữu tính đối với cây lạc:

Ÿ Quy mô: 15.000 m2 (150 tổ hợp x 50m2/tổ hợp/năm x 2 năm)

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Hà Nội.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 12/2023.

Ÿ Phương pháp: Sử dụng phương pháp lai đơn và lai tích lũy (Backcross) giữa các giống cải tiến với nhau, giữa giống cải tiến có năng suất cao với giống địa phương có hàm lượng dầu cao, vỏ mỏng và khả năng kháng bệnh héo xanh tốt.

Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi thời gian ra hoa để tiến hành khử đực, thụ phấn và thực hiện lai hữu tính ở cây lạc theo hướng dẫn của S.N.Nigam (Artificial hybridization in groundnut): Tiến hành khử đực hoa cây mẹ vào chiều hôm trước (2-4 giờ chiều). Sáng hôm sau khoảng 6 - 8 giờ sáng tiến hành thụ phấn. Đánh đấu số hoa được thụ phấn và số quả lai thu hoạch được để xác định tỷ lệ lai thành công.

- Nội dung 2. Chọn lọc và đánh giá các dòng lạc mới theo mục tiêu tạo giống

+ Hoạt động 1. Chọn lọc dòng lạc có hàm lượng dầu cao từ vật liệu kế thừa và tổ hợp lai mới

Ÿ Quy mô: 4.900 dòng/4năm x 5 m2 = 24.500m2 (Năm 2022: 1.500 dòng/năm; Năm 2023: 1.400 dòng/năm; Năm 2024: 1.000 dòng/năm; Năm 2025: 600 dòng/năm; Năm 2026: 400 dòng/năm).

Ÿ Địa điểm: Bình Định, Hà Nội.

ŸThời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 - 10/2026.

Ÿ Phương pháp: Sử dụng phương pháp phả hệ (pedigree) và hạ bậc 1 hạt (single seed) để chọn lọc dòng phân ly lạc từ các biến dị của các tổ hộp lai hữu tính theo hướng năng suất cao, hàm lượng dầu cao, kháng bệnh héo xanh.

- Các chỉ tiêu theo dõi:(xem phần hoạt động 1 của nội dung 1)

+ Hoạt động 2. So sánh sơ bộ các dòng lạc mới chọn tạo

Ÿ Quy mô: 22.500 m2 (25 dòng thuần/vụ x 2 vụ/năm x 4 năm x 3 lặp x 7,5 m2/lặp x 4 điểm =18.000m2 + 25% diện tích bảo vệ).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam, Gia Lai và Đắk Nông

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2023 - 12/2026.

Ÿ Phương pháp: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở từ 7,5 m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2;

- Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT đối với cây lạc: Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 6 đến 7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống (không lấy các cây ở đầu hàng); Bao gồm các chỉ tiêu: Ngày gieo, ngày mọc, ngày ra hoa, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây (cm), số cành cấp 1/cây, số quả chắc/cây (quả), tỷ lệ quả 1 hạt (%), tỷ lệ quả 3 hạt (%), khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), tỷ lệ hạt/quả (%), năng suất quả khô (tạ/ha), bệnh gỉ sắt - Puccinia arachidis Speg (cấp), bệnh đốm đen - Cercospora personatum (Berk & Curt) (cấp), bệnh đốm nâu - Cercospora arachidicola Hori (cấp), bệnh thối đen cổ rễ do Aspergillus niger (%), bệnh héo xanh - Ralstonia solanacearum Smith (%), bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii (%).

+ Hoạt động 3. So sánh chính quy các dòng triển vọng

Ÿ Quy mô: 8.100 m2 (15 dòng triển vọng/vụ x 2 vụ/năm x 3 năm x 3 lặp x 7,5 m2/lặp x 4 điểm + 25% diện tích bảo vệ).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam và Gia lai, Đắk Nông.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2023 - 10/2025.

Ÿ Phương pháp: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở từ 7,5 m2;

Kỹ thuật canh tác:

- Kỹ thuật canh canh: (xem phần hoạt động 1 của nội dung 1)

- Các chỉ tiêu theo dõi:(xem phần hoạt động 2 của nội dung 2)

+ Hoạt động 4. Đánh giá khả năng kháng bệnh héo xanh của cây lạc trong điều kiện nhân tạo:

Ÿ Quy mô: 6.000 m2 ((Năm 2023: 200 dòng/năm; Năm 2024: 100 dòng/năm; Năm 2025: 50 dòng/năm; Năm 2026: 50 dòng/năm = 400 dòng/4năm x x 3 lặp x 2,5 m2/lặp x 2 vụ/năm)

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2023 - 10/2026.

(Năm 2023: 200 dòng/năm; Năm 2024: 100 dòng/năm; Năm 2025: 50 dòng/năm; Năm 2026: 50 dòng/năm = 400 dòng/4năm x x 3 lặp x 2,5 m2/lặp x 2 vụ/năm)

- Đánh giá trong điều kiện nhân tạo:

Chuẩn bị nguồn vi khuẩn: Nguồn vi khuẩn được làm thuần, nhân lên trên môi trường SPA bằng phương pháp trang trên đĩa petri, sau 2 - 3 ngày nuôi cấy, rửa dịch vi khuẩn đã nuôi cấy vào nước cất vô trùng với mật độ tế bào vi khuẩn phù hợp (108 - 109 CFU/ml).

Phương pháp lây nhiễm: Lây nhiễm hạt lạc đã nảy mầm nứt nanh dịch vi khuẩn nuôi cấy trên môi trường SPA với mật độ tế bào vi khuẩn phù hợp (108 - 109 CFU/ml) sau đó trồng để đánh giá trên nền Sick-plot (Mehan V.K. et al., 1994).

Phương pháp bổ xung dịch vi khuẩn: Thu thập tàn dư cây lạc bị bệnh tại vùng dịch bệnh ở vùng trồng lạc ở Bình Định, Quảng Nam, Đắk Nông. Tiến hành chặt, băm cây lạc bị bệnh, ngâm trong thùng hoặc phi to. Sau thời gian ngâm 8-12 giờ lấy dịch nước tưới vào gốc cây lạc.

Thời gian bổ xung nguồn bệnh: Lạc giai đoạn ra hoa đợt 1 đến đâm tia làm quả.

Bố trí thí nghiệm: Mỗi dòng, giống gieo 30 hạt/1 công thức, nhắc lại 3 lần;. Khoảng cách: cây cách cây 10 cm, hàng cách hàng 25 cm. Giống đối chứng: Đối chứng kháng là Gié Nho Quan; Đối chứng nhiễm là ICGV 3704.

Chỉ tiêu theo dõi: Đếm toàn bộ số cây bị héo và chết sau khi mọc và khi giống đối chứng nhiễm ICGV 3704 đạt tỷ lệ bệnh cao nhất. Đánh giá khả năng kháng nhiễm theo thang 6 cấp của ICRISAT (Mehan V.K. et al., 1994)


Cấp bệnh

Tỷ lệ cây chết (%)

Mức đánh giá

Ký hiệu

1

≤ 10

Kháng cao

KC

2

>10 – 20

Kháng khá

K

3

>20 – 30

Kháng trung bình

KTB

4

>30 – 50

Nhiễm trung bình

NTB

5

>50 – 90

Nhiễm

N

6

> 90

Nhiễm nặng

NN

+ Hoạt động 5. Đánh giá khả năng kháng bệnh héo xanh của các dòng/giống  lạc trong điều kiện đồng ruộng:

Ÿ Quy mô: 8.100 m2 (15 dòng thuần/vụ x 3 lặp x 10 m2/lặp = 450m2/vụ x  2 vụ/năm x 3 năm x 3 điểm).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam và Đắk Nông.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2023 - 12/2025.

- Đánh giá trong điều kiện đồng ruộng:

- Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp hot-spot location của ICRISAT - ở những vùng đất thâm canh lạc, đang có nguồn dịch bệnh cao.

Tiến hành điều tra tổng số cây trên ô thí nghiệm và xác định tỷ lệ bệnh (số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra), đánh giá theo 3 mức: Điểm 1, tỷ lệ cây bị bệnh dưới 30%; Điểm 2, tỷ lệ cây bị bệnh từ 30 - 50%; Điểm 3, tỷ lệ cây bị bệnh trên 50 %.

+ Hoạt động 6: phân tích hàm lượng lipid trong mẫu lạc

Ÿ Quy mô: 520 mẫu (50 dòng bố mẹ và 15 dòng thuần triễn vọng/vụ x 2 vụ/năm x 2 năm x 3 lặp; 200 mẫu của Nội dung 4, Nghiên cứu biện pháp canh tác).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 và 6/2025.

Ÿ Phân tích hàm lượng dầu hạt lạc của các dòng theo phương pháp chiết tách lipid bằng ete bằng thiết bị Soxlet, xác định hàm lượng lipid thông qua sự chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi chiết, chi tiết như sau:

- Cân 3gam mẫu đã nghiền nhỏ, đồng thời tiến hành sấy mẫu để xác định độ ẩm;

- Gói mẫu bằng giấy lọc thành gói hình trụ (giấy lọc đã được sấy và cân xác định khối lượng),

- Cho gói mẫu vào trong cốc giấy chuyên dụng (cốc giấy đã được sấy khô và cân xác định khối lượng) rồi cho vào bộ phận chiết soxlet;

- Cho dung môi diethyl ether vào bộ phận chiết đến khi dung môi tràn qua xi phông vào bình hứng (bình cất).

- Lắp ống sinh hàn vào trên bộ phận chiết.

- Đặt soxlet vào hệ thống đun có điều chỉnh nhiệt độ và cho chảy nước sinh hàn.

- Đun ở nhiệt độ 40-500C. Khi sôi hơi diethyl ether sẽ ngưng tụ và ngập mẫu chiết chất béo và chảy xuống bình hứng. Quá trình xảy ra liên tục cho đến khi chiết hết chất béo (thời gian chiết khoảng 8 giờ).

- Lấy cốc mẫu và sấy khô ở 1050C cho đến khi khối lượng không thay đổi. Để nguội trong bình hút ẩm. Cân khối lượng toàn bộ cốc mẫu sau khi sấy. Hàm lượng lipid được tính thông qua sự chênh lệch khối lượng mẫu trước và sau khi chiết.

Trong đó:

- A: Khối lượng giấy lọc + cốc giấy (g);

- B: Khối lượng giấy lọc + cốc giấy + mẫu trước khi chiết (g);

- C: Khối lượng giấy lọc + cốc giấy + mẫu sau khi chiết (g) ;

- K: Hệ số khô kiệt của mẫu;

+ Hoạt động 7: Đánh giá chất lượng lipid của dòng/giống lạc (Acid béo bảo hòa, Acid béo không bảo hòa, oleic, linoleic, tỷ lệ oleic/linoleic)

Ÿ Quy mô: 12 mẫu (2 dòng/giống lạc triển vọng x 2 điểm x 3 lặp).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Mẫu hạt của các dòng/giống lạc triển vọng được gửi đến Tổ chức /Trung tâm phân tích hóa, sinh được công nhận VILAS,  đủ thiết bị và năng lực phân tích các thành phần chất lượng dầu.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2025 - 10/2026.

Ÿ Phương pháp phân tích: theo phương pháp sắc ký khí với đầu dò ion hóa ngọn lửa (FID: Flame ionization detector): Dầu được chiết ra từ hạt có dầu (hạt lạc) được methyl hóa thành dạng methyl ester của các acid béo (FAMEs). Hỗn hợp FAMEs này được tiêm vào máy sắc ký khí để tách các acid béo thành phần riêng lẻ. Kết quả thu được bởi đầu dò FID ở dạng các peak đại diện cho các acid béo khác nhau. Hàm lượng các acid béo thành phần được tính dựa trên tỉ lệ diện tích peak của từng chất so với tổng diện tích các peak thành phần. Diện tích này được tính theo thiết lập phương pháp của phần mềm dành cho máy sắc ký khí.

- Nội dung 3. Khảo nghiệm các giống/dòng lạc triển vọng

+ Hoạt động 1. Khảo nghiệm diện hẹp các dòng lạc mới chọn tạo

Ÿ Quy mô: 1.350 m2 (4 giống lạc triển vọng x 3 vụ x 4 điểm x 3 lặp x 7,5 m2/lặp + 25% diện tích bảo vệ).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam, Đắk Nông, Gia Lai.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 10/2025.

Ÿ Phương pháp: Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở từ 7,5m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2; Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT đối với cây lạc.

+ Hoạt động 2.  Khảo nghiệm diện rộng các dòng lạc triển vọng

Ÿ Quy mô: 16.000 m2 (4 giống lạc triển vọng x 2 vụ x 4 điểm x 500 m2/điểm).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam, Đắk Nông, Gia Lai.

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 10/2025.

+ Hoạt động 3.  Khảo nghiệm có kiểm soát bệnh héo xanh đối với các dong lạc triển vọng

+ Thực hiện theo phương pháp “sick plot“ của ICRISAT (1995).

Ÿ Quy mô: 108m2 (4 giống/vụ x 3 vụ/năm x 2năm x 3 lặp x 1,5 m2/lặp).

Ÿ Địa điểm thực hiện: Bình Định

Ÿ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2024 - 10/2025.

+ Hoạt động 4: Khảo nghiệm DUS các giống lạc mới

Ÿ Giống khảo nghiệm DUS được gửi đến tổ chức có thẩm quyền để thực hiện.

Ÿ Số lượng: 2 giống lạc triển vọng.

ŸThời gian thực hiện: Từ tháng 01/2025 - 10/2026.

- Nội dung 4. Nghiên cứu biện pháp canh tác cho giống lạc mới chọn tạo

Hoạt động 1: Nghiên cứu ảnh hưởng đến hàm lượng lân đến năng suất và hàm lượng dầu cho các dòng lạc mới chọn tạo

+ Quy mô: 9.000 m2 (4 công thức x 2 vụ/năm x 3 lặp x 25 m2/lặp x 3 điểm x 5 dòng/giống).

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2024 - 10/2025.

+ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam, Đăk Nông

ŸCác công thức thí nghiệm: CT1=70P2O5, CT2=90P2O5, CT3=110P2O5, CT4=130P2O5

Ø Phân bón sử dụng cho thí nghiệm trên 1,0 ha: 5 tấn phân chuồng, 40 kg N, 60 K2O và 500 kg vôi bột (Nền).

+ Phương pháp:  Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 25m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2;

Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT đối với cây lạc. Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 6 đến 7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống (không lấy các cây ở đầu hàng); Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây (cm), số cành cấp 1/cây,  số quả chắc/cây (quả),  khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), tỷ lệ hạt/quả (%), năng suất quả khô (tạ/ha), hàm lượng lipid, bệnh gỉ sắt - Puccinia arachidis Speg (cấp), bệnh đốm đen - Cercospora personatum (Berk & Curt) (cấp), bệnh đốm nâu - Cercospora arachidicola Hori (cấp), bệnh thối đen cổ rễ do Aspergillus niger (%), bệnh héo xanh - Ralstonia solanacearum Smith (%), bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii (%).

+ Hoạt động 2: Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng kali đến năng suất và hàm lượng dầu cho các dòng lạc mới chọn tạo

+ Quy mô: 11.250 m2 (5 công thức x 3 lặp x 25 m2/lặp x 3 điểm x 5 dòng/giống x 2 vụ/năm).

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2024 - 10/2025.

+ Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam, Đăk Nông

ŸCác công thức thí nghiệm: CT1= 60 K2O, CT2=60 K2O, CT3=80 K2O, CT4=100 K2O, CT5=120 K2O.

Ø Phân bón sử dụng cho thí nghiệm trên 1,0 ha: 5 tấn phân chuồng, 40 kg N, 90 P2O5 và 500 kg vôi bột (Nền).

+ Phương pháp:  Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCDB), 3 lần nhắc lại, diện tích ô cơ sở 25m2; Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để phân tích số liệu thực nghiệm thông qua chương trình máy tính Excel và Statistix 8.2; Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT đối với cây lạc.

- Chỉ tiêu theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi cây có từ 6 đến 7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống (không lấy các cây ở đầu hàng); Bao gồm các chỉ tiêu: Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây (cm), số cành cấp 1/cây,  số quả chắc/cây (quả),  khối lượng 100 quả (g), khối lượng 100 hạt (g), tỷ lệ hạt/quả (%), năng suất quả khô (tạ/ha), hàm lượng lipid, bệnh gỉ sắt - Puccinia arachidis Speg (cấp), bệnh đốm đen - Cercospora personatum (Berk & Curt) (cấp), bệnh đốm nâu - Cercospora arachidicola Hori (cấp), bệnh thối đen cổ rễ do Aspergillus niger (%), bệnh héo xanh - Ralstonia solanacearum Smith (%), bệnh thối trắng thân do nấm Sclerotium rolfsii (%).

- Nội dung 5. Xây dựng điểm trình diễn giống lạc mới chọn tạo

+ Hoạt động 1: Nhân dòng lạc phục vụ cho thí nghiệm và điểm trình diễn

+ Quy mô: 20.000 m2 (10.000 m2/vụ x 2 vụ)

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2025 - 10/2025.

+ Địa điểm thực hiện: Bình Định

+ Phương pháp: Công nghệ sản xuất hạt giống lạc cấp xác nhận, cụ thể như sau:

- Gieo trồng chăm sóc: Tuỳ thời gian sinh trưởng và phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh để gieo trồng vào khung thời vụ tốt nhất của vùng sản xuất giống; Ruộng giống cần bố trí nơi đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, pH trung tính, đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu nước, vụ trước không trồng lạc hoặc cây họ đậu. Ruộng giống phải cách ly với các ruộng lạc khác tối thiểu 3m; Đất phải đảm bảo đất tơi xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2-1,5 m; cao 15-20 cm, rãnh rộng 30 cm; sâu 15-20 cm; Lượng phân tổng số tính cho 1 ha : 1,5 tấn phân HCVS + 40 kg N + 90 kg P2O5+ 60 Kg K2O + 300-500 kg vôi bột; Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/2 lượng phân  kali và vôi bột. Bón thúc khi xới xáo lần 1 toàn bộ đạm + 1/2 lượng vôi bột và phân ka li còn lại; Hạt giống xác nhận được nhân từ hạt giống của các dòng thuần mới chọn tạo; Trồng theo hàng dọc hoặc hàng ngang với  hàng cách hàng 30-35 cm  và cây cách cây 10-15  cm  tuỳ theo giống, mỗi hốc gieo 2 hạt, sau tỉa định cây chỉ để mỗi hốc 1 cây; Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên đồng ruộng;

- Khử lẫn: Từ khi lạc nẩy mầm đến trước thu hoạch người sản xuất giống phải thường xuyên kiểm tra phát hiện và nhổ bỏ các cây khác dạng, cây bị nhiễm sâu bệnh.

- Kiểm định ruộng giống:

+ Số lần kiểm định: ít nhất 2 lần tại các thời điểm khi có khoảng 50% số cây ra hoa và lần 2 ở thời điểm trước khi thu hoạch.

+ Tại mỗi lần kiểm định ruộng sản xuất hạt giống lạc LDH.09 phải đạt độ thuần giống ≥ 99,0 % số cây (QCVN 01-48:2011/BNNPTNT) được xác định theo TCVN 8550:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống.

- Thu hoạch, chế biến, bảo quản: Trước khi thu hoạch phải kiểm tra các thiết bị, dụng cụ, sân phơi, bao bì và kho và chú ý các thao tác trong khi thu hoạch để phòng ngừa lẫn tạp cơ giới trong quá trình thu hoạch, chế biến. Lạc giống cần được đóng bao quy cách, trong và ngoài bao có tem, nhãn ghi theo quy định. Lấy mẫu giống để kiểm nghiệm chất lượng theo quy định.

+ Hoạt động 2: Xây dựng điểm trình diễn cho giống lạc mới chọn tạo

+ Số lượng: 8,0 ha (quy mô 2,0 ha/điểm x 1 điểm/tỉnh x 4 tỉnh).

+ Địa điểm: Bình Định, Quảng Nam, Gia Lai và Đắk Nông.

+ Sử dụng phương pháp có sự tham gia của người nông dân để triển khai xây dựng các mô hình trình diễn giống mới.

+ Điểm trình diễn là điểm đại diện và nằm trong vùng sản xuất lạc trọng điểm của địa phương.

+ Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2026 - 10/2026.

+ Hoạt động 3: Đào tạo, tập huấn

- Quy mô: 200 (4 lớp x 50 người/lớp)

- Thời gian thực hiện: 01/2026-10/2026

- Địa điểm thực hiện: Bình Định, Quảng Nam, Gia Lai và Đắk Nông.

6. Thời gian thực hiện: 60 tháng, Từ tháng 1/2022  đến tháng 12/2026

7. Phương thức khoán chi: Khoán từng phần;

8.Tổng số kinh phí thực hiện: 4.000.000.000  đồng

- Kinh phí từ NSNN:                  4.000.000.000 đồng

+ Kinh phí khoán:                      3.793.600.000  đồng

+ Kinh phí không khoán:              206.400.000  đồng

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: