In trang: 


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHÍNH GÂY HẠI TRÊN VƯỜN ĐIỀU KINH DOANH

Đăng ngày:3/10/2020 10:28:25 AM bởi admin

Điều là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây cây điều đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng điều trong cả nước nói chung và cho người trồng điều ở vùng duyên hải Nam trung bộ nói riêng. Do nhiều nguyên nhân cây điều ở vùng Duyên hải Nam trung bộ vẫn chưa phát huy hết tiềm năng năng suất của nó, sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân là cho năng suất cũng

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHÍNH GÂY HẠI TRÊN VƯỜN ĐIỀU KINH DOANH TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Hoàng Vinh, Trần Đình Nam, Hồ Huy Cường

Viện KHKT NN Duyên hải Nam Trung bộ

KV8, Tây Sơn, Nhơn Phú, Quy Nhơn, Bình Định

TÓM TẮT

Điều là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây cây điều đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng điều trong cả nước nói chung và cho người trồng điều ở vùng duyên hải Nam trung bộ nói riêng. Do nhiều nguyên nhân cây điều ở vùng Duyên hải Nam trung bộ vẫn chưa phát huy hết tiềm năng năng suất của nó, sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân là cho năng suất cũng như chất lượng của hạt điều suy giảm trong thời gian gần đây, trong đó bọ xít muỗi và bệnh thán thư là hai đối tượng gây hại chính trên cây điều,  để phát huy hết tiềm năng năng suất của cây điều Viện KHKT NN Duyên hải Nam trung bộ đã nghiên cứu và xác định đối với vườn điều trong giai đoạn kinh doanh, Thuốc trừ sâu sinh học Vimatox 1.9EC có khả năng phòng trừ bọ xít muỗi, Thuốc trừ bệnh Lợi Nông 50FL có thể phòng trừ bệnh thán thư thay thế được cho các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học cho vườn điều trong thời kỳ kinh doanh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) kéo dài từ 10020’ đến 16005’ vĩ độ Bắc, từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 4.425.642 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 23,4%, đất lâm nghiệp chiếm 53,0%, Đất phi nông nghiệp 11,7% và đất hoang hoá chưa sử dụng và sông suối là 11,9% (thống kê Bộ nông nghiệp).

Điều là loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu lớn, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ trồng và thích nghi với nhiều loại đất (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Nó cũng là loài cây công nghiệp duy nhất có thể sinh trưởng, phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế trên đất cát của vùng DHNTB. Đến năm 2014, diện tích điều toàn vùng khoảng 35,9 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 6,6 tạ/ha tương đương gần 60% năng suất bình quân cả nước (11,6 tạ/ha) (thống kê Bộ nông nghiệp), có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp trong đó phải kể đến sự gây hại của các loài sâu bệnh. Đối với cây điều có hơn 50 loài sâu gây hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây điều với các mức độ khác nhau, trong số đó bọ xít muỗi là loài gây hại lớn nhất, làm suy giảm năng suất 30-40% (Devasahayam M, 1986). Kể từ khi cây điều được xác định là cây công nghiệp dài ngày để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đến nay đã có nhiều nỗ lực của các nhà khoa học, nghiên cứu kiểm soát dịch hại trên cây điều, trong quá trình đó thuốc hóa học bảo vệ thực vật nổi lên như một giải pháp đáng tin cậy và rẻ tiền, được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong canh tác điều ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chất hóa học có tác động không tốt đến sức khỏe và môi trường. Từ đó khái niệm quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều ra đời, như một giải pháp duy nhất và hợp lý để giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe và môi trường. Nhưng các mục tiêu trước mắt về kinh tế đã làm cho mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều không thể phát triển. Để hạn chế sử dụng các chất hóa học trong canh tác nông nghiệp nói chung và điều nói riêng, các hoạt chất có nguồn gốc sinh học, thảo mộc và thiên địch (Kiến vàng) cùng góp sức hạn chế các dịch hại trên cây điều (G.K. Mahapatro, 2008). Trong thời gian qua, nhiều nhà khoa học đã đã nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây điều nhưng cần đảm bảo an toàn cho người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Khi sử dụng Emamectin benzoate 5 SL phối trộn với carbendazim để phun trên cây đậu bắp nó không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào của sư phản ứng giữa 2 loại thuốc đồng thời có tác dụng kiểm soát sâu đục quả giảm thiểu thiệt hại và nâng cao năng suất (K. Govindan, 2013). MJ. Way Đã khảng định, kiến vàng là loài côn trùng ăn thịt có khả năng kiểm soát có hiệu quả bọ xít muỗi gây hại trên cây ca cao (MJ. Way, 1991). Trong kết quả khảo sát thực địa, ảnh hưởng của kiến vàng đến côn trùng gây hại trên cây điều, đặc biệt là bọ xít muỗi R.K. Peng đã chỉ ra rằng: Kiến vàng có khả năng kiểm soát bọ xít muỗi gây hại trên cây điều, cây điều có số lượng kiến vàng nhiều thì sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn cây có số lượng ít, các loài kiến khác cũng có khả năng kiểm soát một số loại côn trùng gây hại trên cây điều nhưng không bằng kiến vàng (R.K. Peng, 1995). Manjanaik nghiên cứu khai thác các kẻ thù tự nhiên và vai trò của chúng trong việc kiểm soát bọ xít muỗi gây hại trên cây điều đã xác định kiến vàng là loài săn mồi hiệu quả nhất trong việc kiểm soát bọ xít muỗi, Các cây điều có kiến vàng hoạt động trên toàn bộ tán cây (500-1000con/cây) có tỷ lệ thiệt hại do bọ xít muỗi gây ra là rất thấp, tương đương với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ (Manjanaik 2013).

Từ các kết quả trên cho thấy rằng: chúng ta có thể sử dụng hỗn hợp một số loại thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế thiệt hại do một số sâu, bệnh chính gây hại trên cây điều gây ra như: sử dụng hỗn hợp các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học với các loại thuốc trừ bệnh, thuốc trừ bệnh sinh học với các loại thuốc trừ sâu và cũng có thể sử dụng kiến vàng làm thiên địch để hạn chế thiệt hại do bọ xít muỗi gây ra.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu nghiên cứu

- Vườn điều ở thời kỳ kinh doanh 16 năm tuổi, được tỉa cành tạo tán và chăm sóc tốt, đang thời kỳ cho trái ổn định

- Các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Vimatox 1.9EC (thuốc trừ sâu sinh học), Carbenda 50SC, Sherpa 25EC và Lợi Nông 50FL (thuốc bệnh sinh học)

- Kiến vàng thu thập từ vườn cây xung quanh

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp phòng trừ sâu bệnh chính gây hại trên vườn điều kinh doanh tại vùng DHNTB được triển khai tại Thôn Hoà Đại,  xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định (108°58'24.9"E; 14°02'29.7"N). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCDB) với 6 công thức về phương pháp phòng trừ sâu bệnh, 3 lần lặp lại, Mỗi ô thí nghiệm 16 cây trong đó 4 cây ở chính giữa để thu thập số liệu, 12 cây xung quanh để bảo vệ.Các công thức thí nghiệm gồm:

  1. Phun theo phương thức của nông dân (khi xuất hiện sâu bệnh thì tiến hành phun)
  2. Vimatox 1.9EC (thuốc trừ sâu sinh học) + Carbenda 50SC
  3. Lợi Nông 50FL (thuốc bệnh sinh học) + Sherpa 25EC
  4. Sherpa 25EC + Carbenda 50SC
  5. Vimatox 1.9EC (thuốc trừ sâu sinh học) + Lợi Nông 50FL (thuốc bệnh sinh học)
  6. Kiến vàng + Lợi Nông 50FL (thuốc bệnh sinh học)

- Số liệu được xử lý phân tích theo phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm IRRISTAT, Excel

Điều tra thành phần sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng

Thời điểm điều tra: Thời điểm cây điều ra lộc, Ra hoa, quả non.Phương thức điều tra: điều tra riêng rẽ từng công thức thí nghiệm, mỗi công thức điều tra 4 cây, mỗi cây điều tra 2 tầng, 4 hướng, mỗi hướng điều tra 1 cành (định vị cành để điều tra). Nội dung điều tra: Điều tra sâu và bệnh hại lá, cành, hoa, quả.

* Phân cấp hại theo QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT

Bệnh hại cành (Bệnh thán thư, bệnh chảy nhựa, bệnh khô cành):

Cấp 1: từ vết bệnh đến 10% diện tích cành 1 tuổi bị bệnh.

Cấp 3: > 10 - 20% diện tích cành 1 tuổi hoặc 10% cành 3 tuổi bị bệnh.

Cấp 5: > 20% diện tích cành 3 tuổi hoặc 10% cành 4 tuổi bị bệnh.

Cấp 7: > 20% cành 4 tuổi hoặc 10% cành cơ bản bị bệnh.

Cấp 9: > 20% cành cơ bản hoặc 50% chu vi vỏ gốc bị bệnh.

Bệnh trên lá, quả (Bệnh thán thư, đốm lá ...):

Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 3: > 5 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 5: > 10 - 15% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 7: > 15 -20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.

Đối với sâu hại (các loài chích hút Bọ trĩ, Bọ xít muỗi ...)

Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).

Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 chồi, cành và lá).

Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 chồi, cành  và lá).

Tỷ lệ bệnh/tỷ lệ hại (%)      =

Tổng số cây hoặc bộ phận của cây bị bệnh

Tổng số cây hoặc bộ phận của cây điều tra

Chỉ số bệnh/chỉ số hại (%) = 

Trong đó:

N1 là (cây hoặc bộ phận) bị bệnh ở cấp 1;

N3 là (cây hoặc bộ phận) bị bệnh ở cấp 3;

Nn là (cây hoặc bộ phận) bị bệnh ở cấp n.

N là tổng số (cây hoặc bộ phận) điều tra.

n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả đánh giá về khả năng phòng trừ sâu bệnh chính hại điều của các biện pháp phòng trừ được thể hiệ trên bảng 1-5

Bảng 1: Diễn biến tỷ lệ bệnh của bệnh thán thưhại chồi, hoa và quả non điều năm 2015 và năm 2016

TT

Công thức

Thời kỳ chồi non

Thời kỳ ra hoa

Thời kỳ quả non

2015

2016

2015

2016

2015

2016

1

CT1

28,7

38,1

30,3

39,4

28,7

40,8

2

CT2

20,1

32,2

30,3

36,7

26,9

39,4

3

CT3

26,3

36,6

26,9

33,8

26,9

38,1

4

CT4

20,1

30,6

26,9

34,8

26,9

33,8

5

CT5

22,0

33,6

26,9

38,1

26,9

36,7

6

CT6

25,0

35,4

28,7

35,2

32,2

35,2

CV%

19,4

9,4

13,6

11,2

8,6

9,0

LSD

NS

NS

NS

NS

NS

NS

Qua bảng 1 ta thấy vào thời kỳ chồi non, tỷ lệ bệnh thán thư hại chồi non năm 2015 dao động từ 20,1 % ở công thức 2 đến 28,7% ở công thức 1. Năm 2016 tỷ lệ bệnh thán thư hại điều vào thời kỳ chồi non tăng lên so với năm 2015 và dao động trong khoảng 30,6% ở công thức 4 đến 38,1% ở công thức 1. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về mặt thống kê với nhau.

Vào thời kỳ ra hoa, tỷ lệ bệnh thán thư hại điều dao động từ 26,9% - 30,3% năm 2015 và dao động từ 33,8% - 39,4% năm 2016. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về mặt thống kê với nhau.

Vào thời kỳ quả non, tỷ lệ bệnh thán thư dao động từ 26,9% - 32,2% năm 2015 và dao động từ 33,8% - 40,5% năm 2016. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự khác biệt với nhau.

Như vậy tỷ lệ bệnh thán thư ở các thời kỳ ra chồi, hoa và quả non năm 2016 cao hơn so với năm 2015. Thời kỳ quả non cây điều có tỷ lệ bệnh thán thư gây hại là cao nhất.

Bảng 2: Diễn biến chỉ số bệnh của bệnh thán thưhại chồi, hoa và quả non điều năm 2015 và năm 2016

TT

Công thức

Thời kỳ chồi non

Thời kỳ ra hoa

Thời kỳ quả non

2015

2016

2015

2016

2015

2016

1

CT1

12,7

17,3

12,0

20,0

11,6

19,8

2

CT2

7,9

15,1

13,9

18,3

11,9

20,7

3

CT3

9,8

15,5

11,1

16,3

11,1

21,0

4

CT4

6,7

12,2

10,1

15,0

11,1

17,7

5

CT5

8,3

14,7

11,1

18,0

11,1

17,0

6

CT6

10,6

15,9

11,7

16,5

13,6

16,5

CV%

30,2

13,1

22,0

15,2

11,0

7,1

LSD

NS

NS

NS

NS

NS

2,41

Ở thời kỳ chồi non năm 2015 chỉ số bệnh thán thư gây hại dao động từ 6,7% - 12,7% và dao động từ 12,2% - 17,3% vào năm 2016. Giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về  mặt thống kê với nhau.

Vào thời ra hoa, chỉ số bệnh thán thư gây hại tăng nhẹ dao động từ 10,1% - 13,9% năm 2015 và dao động từ 15% - 20% năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về mặt thống kê.

Thời kỳ quả non năm 2015, chỉ số bệnh thán thư gây hại dao động từ 11,1% - 13,6% và dao động từ 16,5% - 21% năm 2016. Các công thức không có sự sai khác về mặt thống kê với nhau.

Chỉ số bệnh thán thư gây hại trên điều vào năm 2016 cao hơn so với năm 2015 và cao nhất vào thời kỳ quả non.

Bảng 3: Diễn biến tỷ lệ hại của bọ xít muỗihại chồi, hoa và quả non điều năm 2015 và năm 2016

TT

Công thức

Thời kỳ chồi non

Thời kỳ ra hoa

Thời kỳ quả non

2015

2016

2015

2016

2015

2016

1

CT1

26,9

38,1

28,7

28,7

28,7

31,7

2

CT2

24,4

32,2

26,9

26,0

26,9

28,7

3

CT3

22,0

36,6

24,4

26,9

26,9

26,9

4

CT4

20,1

30,6

20,1

24,4

26,9

25,0

5

CT5

26,9

33,6

25,0

28,7

26,9

30,3

6

CT6

24,4

35,4

26,9

22,6

32,2

22,6

CV%

22,7

9,4

16,5

21,5

8,6

17,3

LSD

NS

NS

NS

NS

NS

NS

Thời kỳ chồi non năm 2015 tỷ lệ hại của bọ xít muỗi gây hại trên điều dao động từ 20,1% - 26,9% và dao động từ 30,6% - 38,1% vào năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thông kê với nhau.

Ở thời kỳ ra hoa, tỷ lệ hại của bọ xít muỗi dao động từ 20,1% - 28,7% năm 2015 và tăng lên dao động từ 22,6% - 28,7% vào năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thống kê với nhau.

Vào thời kỳ quả non, tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại dao động từ 26,9% - 32,2%vào năm 2015 và tăng lên dao động từ 22,6% - 31,7% vào năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thống kê với nhau.

Nhận xét chung: Tỷ lệ hại của bọ xít muỗi gây hại trên điều khá thấp, vào năm 2016 tỷ lệ hại cao hơn so với năm 2015 và cao nhất vào thời kỳ quả non.

Bảng 4: Diễn biến chỉ số hại của bọ xít muỗihại chồi, hoa và quả non điều năm 2015 và năm 2016

TT

Công thức

Thời kỳ chồi non

Thời kỳ ra hoa

Thời kỳ quả non

2015

2016

2015

2016

2015

2016

1

CT1

12,7

21,9

17,5

18,4

11,6

19,0

2

CT2

7,9

18,4

16,6

16,9

11,9

17,7

3

CT3

9,8

21,0

14,1

16,6

11,1

17,5

4

CT4

6,7

16,6

11,6

15,0

11,1

15,5

5

CT5

8,3

18,6

15,5

19,5

11,1

17,5

6

CT6

10,6

12,7

15,5

13,0

13,6

14,1

CV%

30,2

18,2

17,1

24,2

11,0

20,3

LSD

NS

NS

NS

NS

NS

NS

Thời kỳ chồi non năm 2015 chỉ số hại của bọ xít muỗi gây hại trên điều dao động từ 6,7% - 12,7% và tăng lên dao động từ 12,7% - 21,9% vào năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thông kê với nhau.

Ở thời kỳ ra hoa, chỉ số hại của bọ xít muỗi dao động từ 11,6% - 17,5% năm 2015 và tăng lên dao động từ 13% - 19,5% vào năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thống kê với nhau.

Vào thời kỳ quả non, tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại dao động từ 11,1% - 13,6%vào năm 2015 và tăng lên dao động từ 14,1% - 19% vào năm 2016. Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác thống kê với nhau.

Nhìn chung chỉ số hại của bọ xít muỗi gây hại trên điều vào năm 2016 cao hơn so với năm 2015 và cao nhất vào thời kỳ ra hoa.

Bảng 5: Diễn biến tỷ lệ hại và chỉ số hại của sâu đục quả hại điều năm 2015 và năm 2016

TT

Công thức

Thời kỳ quả non

TLH(%)

CSH(%)

2015

2016

2015

2016

1

CT1

33,8

38,1

19,5

22,7

2

CT2

35,2

38,1

20,3

22,0

3

CT3

33,8

36,7

19,5

21,2

4

CT4

30,3

33,8

17,5

19,5

5

CT5

33,8

36,7

19,5

22,0

6

CT6

28,7

30,3

16,6

17,5

CV%

11,6

9,4

11,6

10,2

LSD

NS

NS

NS

NS

Vào thời kỳ quả non năm 2015, tỷ lệ hại của sâu đục quả dao động từ 28,7% - 35,2% và tăng nhẹ vào năm 2016 dao động từ 30,3% - 38,1%.

Chỉ số hại của sâu đục quả vào thời kỳ quả non khá thấp, dao động từ 16,6% - 20,3% vào năm 2015 và tăng nhẹ vào năm 2016 dao động từ 17,5% - 22,7%.

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ sâu bệnh đến năng suất của cây điều thời kỳ kinh doanh trên đất cát ven biển miền Trung năm 2015 - 2017

Qua biểu đồ cho thấy năng suất điều trong 2 năm giữa các công thức có sự biến động lớn, năm 2015 dao động từ 21 đến 23 kg/cây. Năng suất cao nhất ở công thức 4 và 5 đạt 23 kg/cây và năng suất thấp nhất ở công thức 6 đạt 21kg/cây. Năng suất thực thu  năm 2016 thấp hơn năm 2015 và dao động từ 17,4 đến 21,3kg/cây. Năng suất cao nhất ở công thức 6 đạt 21,3kg/ cây và năng suất thấp nhất ở công thức 1 đạt 17,4kg/ cây; sai khác có ý nghĩ thống kê với các công thức còn lại.

V. KẾT LUẬN

- Thuốc trừ sâu sinh học Vimatox 1.9EC có khả năng phòng trừ bọ xít muỗi trên vường điều trong giai đoạn kinh doanh

-  Thuốc trừ bệnh Lợi Nông 50FL có thể phòng trừ bệnh thán thư thay thế được cho các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học cho vườn điều trong giai đoạn kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp. Cơ sở dữ liệu thông kê

http://www.mard.gov.vn/Pages/statistic_csdl.aspx?TabId=thongke

2. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa: Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây điều. NXB Nông nghiệp 2007

3. Devasahayam M. and Nair, C. P. R. 1986. The tea mosquito bug, Helopeltis antonii Signoret on cashew in India. Journal of Plantation Crops, 14(1): 1-10

4. Govindan K., K. Gunasekaran, K. Veeramani, S Kuttalam. Field and laboratory evaluation of biological compatibility of Emamectin benzoate 5 SG with agrochemicals against okra fruit borer (Helicoverpa armigera Hubner). International Journal of Plant and Animal Sciences, Vol. 1 (8), pp. 077-087

5. Peng R.K., K. Christian and K. Gibb, 1995. The effect of the green ant, Oecophylla smaragdina (Hymenoptera: Formicidae), on insect pests of cashew trees in Australia. Bulletin of Entomological Research 85, 279-2

6. Manjanaik C. and Chakravarthy, A. K. 2013. Sustainable management practices for tea mosquito bug Helopeltis antonii Signoret (Miridae: Hemiptera) on cashew. Karnataka Journal of Agricultural Sciences, 26(1): 54-57

7. Mahapatro G.K, 2008. Evaluation of insecticidal sprays for control of tea mosquito bug helopeltis antonii and other insect-pests in cashew. Indian Journal of Entomology, 70(3): 217-222

8. MJ. Way, K.C. Khoo, 1991. Colony dispersion and nesting habits of the ants, Dolichoderus thoracicus and Oecophylla smaragdina (Hymenoptera: Formicidae), in relation to their success as biological control agents on cocoa. Bulletin of Entomological Research , 81,341-350

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: