In trang: 


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

Đăng ngày:1/16/2016 9:50:51 AM bởi admin

CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CHO VÙNG DHNTB VÀ TÂY NGUYÊN CỦA VIỆN KHKT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) có diện tích đất tự nhiên trên 4,42 triệu ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 18,7%, đất lâm nghiệp - 39,4%, đất hoang hoá chưa sử dụng và sông suối là 35,1%. Trong vùng có 9 nhóm đất chính, trong đó 3 nhóm: đất xám bạc màu (Arisolols - AC), đất cồn cát và đất cát biển (Arenosols - AR) chiếm đa số. Khí hậu của Vùng mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 24 - 270C, tối thấp từ 20 - 210C và tối cao từ 31 - 320C; biên độ nhiệt hằng năm nhỏ hơn 90C; tổng lượng nhiệt trong năm biến động từ 8.000 - 9.5000C tùy theo độ cao; lượng bức xạ mặt trời tổng cộng trung bình năm khoảng 140 Kcal/cm2và số giờ nắng trung bình trong năm biến động từ 2.300 - 2.700 giờ. Khí hậu có 2 mùa khô và mưa rõ rệt, thời gian mùa khô kéo dài tùy thuộc vào các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, lượng mưa biến động từ 500 - 2.500mm, độ ẩm không khí bình quân 70 - 80%. DHNTB được chia thành 3 vùng sinh thái nông nghiệp chính là vùng sinh thái nông nghiệp Nam - Ngãi (gồm 4 tiểu vùng sinh thái), vùng sinh thái nông nghiệp Bình Định - Phú Yên (gồm 5 tiểu vùng sinh thái) và vùng sinh thái nông nghiệp Nam đèo Cả đến Bình Thuận (gồm 9 tiểu vùng sinh thái).

Đến nay, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn là chủ đạo của vùng, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao và biến động từ 70 - 75% so với tổng giá trị sản xuất, dân số phân bố ở khu vực nông thôn vẫn chiếm cao trên 65%.

Những năm gần đây khí hậu, thời tiết có những biểu hiện bất thường như lũ lụt, bão, hạn hán. Đây là những yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập của người dân.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất và chiến lược nghiên cứu của vùng, trong giai đoạn 2006 - 2012 Viện đã được các cơ quan chủ quản như: Bộ Khoa học và CN, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và CN, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh,…) giao chủ trì và phối hợp thực hiện nhiều đề tài, dự án. Kết quả thu được rất khả quan, góp phần tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2006-2012

2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Viện

(1) Quy hoạch, đánh giá nguồn tài nguyên về đất và nước ở vùng DHNTB.

(2) Nghiên cứu xây dựng và đề xuất chính sách thích hợp để phát triển sản xuất theo hướng hoá trên toàn vùng.

(3) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên các loại đất canh tác hiện có của vùng.

(4) Thu thập, đánh giá và bảo tồn nguồn gen của các đối tượng cây trồng dài ngày (điều, xoài, gỗ bản địa,...), cây trồng chịu hạn, tài nguyên sinh vật có ích,... để phục vụ công tác chọn, tạo giống mới theo hướng thích ứng, chống chịu,...

(5) Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng và biện pháp canh tác tiên tiến thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu ở các vùng sinh thái nông nghiệp của DHNTB:

+ Cây lúa:(i) Chọn, tạo và phát triển bộ giống lúa trung ngày (125-135 ngày) có năng suất cao và ổn định 8-10 tấn/ha/vụ, phẩm chất gạo tương đối và thích nghi với cơ cấu 2 vụ lúa/năm của vùng; (ii) Chọn, tạo và phát triển bộ giống lúa ngắn ngày, năng suất ổn định từ 5 - 6 tấn/ha/vụ, phẩm chất gạo tương đối, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại (rầu nâu, khô vằn, đậu ôn, vàng lùn-lùn xoắn lá,...) và thích nghi với cơ cấu 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm của vùng; (iii) Chọn, tạo và phát triển bộ giống lúa chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa (lúa đặc sản của địa phương); (iv) Chọn, tạo và phát triển bộ giống lúa chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường: phèn (Fe3+, Al3+), mặn, hạn và ngập nước; (v) Tuyển chọn được các tổ hợp lúa lai có năng suất ổn định từ 8 - 10 tấn/ha/năm, phẩm chất gạo tương đối và thích nghi với điều kiện khí hậu NTB.

+ Cây có bột khác:(i) Chọn, tạo bộ giống ngô lai và ngô thuần có năng suất ổn định từ 8-10 tấn/ha, thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, thích nghi với cơ cấu mùa vụ vùng DHNTB; (ii) Chọn, tạo bộ giống sắn năng suất cao (ổn định từ 40-50 tấn/ha), thời gian sinh trưởng đa dạng, thích nghi với điều kiện đất đồi, đất xám bạc màu và đất cát ven biển; (iii) Chọn, tạo bộ giống khoai lang năng suất cao và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; (iv) Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống cao lương có năng suất ổn định từ 2-3 tấn/ha/vụ, phổ thích nghi rộng, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường để phục vụ chế biến thức ăn gia súc và định hướng sản xuất nhiên liệu sinh học.

+ Cây đậu đỗ:(i) Chọn, tạo bộ giống lạc có năng suất ổn định từ 30 - 40 tạ/ha, thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, chống chịu với sâu, bệnh chính hại lạc, thích nghi với điều kiện thâm canh và khô hạn DHNTB; (ii) Chọn, tạo bộ giống đậu tương trung ngày (dưới 100 ngày) có năng suất ổn định trên 30 tạ/ha, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (70 - 75 ngày) có năng suất ổn định trên 22 tạ/ha và chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường; (iii) Chọn, tạo bộ giống đậu xanh và cowpea năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (70 - 75 ngày) để phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ hoặc xen canh gối vụ.

+ Cây rau và hoa:(i) Chọn, tạo bộ giống rau chủ lực có diện tích và sản lượng lớn cho vùng rau hàng hóa tập trung: ớt, dưa chuột, dưa hấu, hành, tỏi, rau xanh ăn lá hoặc ăn hoa, bầu bí,... có năng suất cao, giá trị kinh tế lớn, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; (ii) Phục tráng và phát triển các loại rau bản địa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế lớn, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng; (iii) Chọn, tạo bộ giống hoa cắt cành (lily, cúc, loa kèn, layơn, huệ, hồng, đồng tiền, cẩm chướng,...), hoa chậu và hoa thảm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cho các tiểu vùng sinh thái ở NTB.

+ Cây dài ngày:(i) Chọn, tạo bộ giống điều có năng suất ổn định từ 1,5 - 2,0 tấn/ha, chất lượng hạt đảm bảo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và thích nghi với các loại đất khác nhau của Vùng; (ii) Chọn, tạo bộ giống dừa uống nước và chế biến năng suất cao và ổn định, chất lượng hạt đảm bảo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và thích nghi với các loại đất khác nhau của Vùng; (iii) Chọn, tạo bộ giống xoài ăn xanh và ăn chín có năng suất ổn định từ 10 - 15 tấn/ha, chất lượng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và chế biến đóng hộp, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và thích nghi với điều kiện đất đồi và đất cát ven biển của Vùng; (iv) Thu thập, phục tráng và phát triển các loại cây ăn quả bản địa (bưởi, bòn bon, sầu riêng, na, lựu) và các đối tượng cây ăn quả mới phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; (v) Chọn, tạo bộ giống nho phục vụ tiêu dùng nội địa và công nghiệp chế biến có năng suất cao và ổn định, chất lượng hạt đảm bảo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và thích nghi với các loại đất khác nhau của Vùng; (vi) Chọn, tạo bộ giống thanh long phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu có năng suất cao và ổn định, chất lượng hạt đảm bảo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu, chống chịu tốt với sâu, bệnh hại và thích nghi với các loại đất khác nhau của Vùng; (vii) Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh và bản địa để phục vụ công nghiệp chế biến và thích nghi với điều kiện lập địa DHNTB.

+ Cây trồng chịu hạn: Thu thập và nhập nội để tuyển chọn bộ giống cây trông chịu hạn ngắn và dài ngày cho vùng đất cát bán khô hạn DHNTB theo hướng kinh tế và bền vững môi trường.

(6) Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững: (i) Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững trên các loại đất và tiểu vùng sinh thái khác nhau thuộc DHNTB; (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn; (iii) Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống canh tác bền vững và hiệu quả trên đất cát, đất đồi...vùng DHNTB; (iv) Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác theo hướng hiệu quả và bền vững trên các chân đất hiện đang canh tác lúa và màu ở DHNTB.

(7) Nghiên cứu sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái nông nghiệp: (i) Nghiên cứu quy trình quản lý đất cát và cồn cát, biện pháp phục hồi các vùng đất bị sa mạc hoá, hoang mạc hoá; (ii) Nghiên cứu quy trình quản lý đất đồi gò và biện pháp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa đất; (iii) Nghiên cứu quy trình quản lý cây trồng tổng hợp với các giải pháp về cải tạo đất, tạo nguồn và giữ ẩm, tưới tiết kiệm cho vùng bán khô hạn; (iv) Xây các làng sinh thái, du lịch trên vùng đất cát hoang hoá.

2.2. Tổng số đề tài, dự án và kinh phí thực hiện từ 2009-2012

Bảng 1. Tổng hợp đề tài, dự án của Viện từ 2009 đến 2012

TT

Loại đề tài, dự án

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số lượng

Kinh phí

I

Đề tài, dự án

55

60

77

74

19,696

1

Dự án HTQT

3

3

2

2

2,002

2

Đề tài, dự án cấp Bộ

9

13

11

11

5,144

3

Đề tài thường xuyên cấp Bộ

7

8

12

-

-

4

Đề tài nhánh phối hợp với các Viện

16

18

22

27

6,871

5

Đề tài, dự án phối hợp với các địa phương

20

18

30

34

5,679

II

Tăng cường thiết bị

1

1

2

2

1,200

III

Kinh phí (tỷ đồng)

10,32

13,77

18,11

-

20,896

1

Đề tài, dự án

9,32

12,77

17,11

-

19,696

2

Thiết bị

1

1

1

-

1,200

2.3. Kết quả nghiên cứu nổi bật giai đoạn 1997 – 2005 và 2006 - 2012

Bảng 2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công ích phục vụ sản xuất

TT

Kết quả nghiên cứu

Kết quả thực hiện giai đoạn 1997 - 2005

Kết quả thực hiện giai đoạn 2006 - 2012

1

Tuyển chọn giống lúa thâm canh, chất lượng và chống chịu ngoại cảnh

X21, Xi23, NX30, HT1

KD18ĐB, BM.9962, BM.9855, ĐB.6, ML.202, OM.4688, PC.6, CH.208, HYT.100, IR64Sub-1

2

Tuyển chọn giống lạc

MD.7, L.14

L.23, LVT, L.18

3

Tuyển chọn giống đậu tương

ĐT.12, PC.19

ĐT.26, ĐT.22, ĐVN.5

4

Tuyển chọn giống ngô lai

LVN61, LVN14

5

Tuyển chọn giống sắn

NA1, SM2075-18

6

Tuyển chọn giống rau và cây gia vị

Giống ớt lai F1 207, giống ớt thuần 9955-15

7

Tuyển chọn giống hoa

Hoa lily: Sorbonne, Tinydino, Yeloween; Hoa layơn

8

Kỹ thuật canh tác

- Lạc xen sắn trên đất dốc

- Lạc xen sắn trên đất cát

- Đậu xanh/ đậu đen xen sắn trên đất dốc

- Sa nhân dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng

- Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa

Bảng 3. Các sản phẩm KHCN của Viện nghiên cứu phục vụ sản xuất

TT

Kết quả nghiên cứu

Kết quả thực hiện giai đoạn 1997-2005

Kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2012

1

Chọn tạo giống lúa

- Giống được công nhận: XT27 (SH2); AN13; AN.26-1

- Đang làm thủ tục công nhận giống: MT9

2

Chọn tạo giống lạc

Giống được công nhận: LDH.01, LDH.04, LDH.06

3

Chọn tạo giống đậu tương

Giống được công nhận: ĐTDH.01, ĐTDH.02

4

Chọn tạo giống đậu xanh

Giống được công nhận: NTB.01

Đang làm thủ tục công nhận giống: ĐX.14

5

Chọn lọc giống điều

Giống được công nhận: ĐDH67-15, ĐDH66-14

Giống được công nhận: ĐDH102-293

6

Chọn lọc giống khoai sáp

Giống được công nhận: MDH.01

7

Bình tuyển cây đầu dòng

5 cây đầu dòng của giống xoài cát bồ và Ấn Độ lai

5 cây đầu dòng giống bưởi trụ

8

Kỹ thuật canh tác

- Quy trình nhân giống vô tính cây điều;

- Điều Nông lâm kết hợp

- Quy trình nhân giống lạc LDH.01 ở DHNTB;

- Quy trình nhân giống đậu tương ĐVN.5 ở DHNTB;

- Quy trình nhân giống lạc vụ thu đông trên đất gò đồi;

- Quy trình cải tạo vườn xoài bằng phương pháp ghép thay giống;

- Quy trình thâm canh vườn điều năng suất thấp;

- Quy trình thâm canh lạc trên đất xám và phù sa ở tỉnh Bình Định;

- Quy trình nhân nhanh giống chuối mốc sạch bệnh.

- Quy trình kỹ thuật thâm canh cây chuối mốc.

- Quy trình kỹ thuật canh tác sắn tổng hợp trên vùng đất cát và đất đồi vùng DHNTB;

- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt cay đạt NS cao tại vùng DHNTB;

- Quy trình kỹ thuật canh tác lúa chịu hạn vùng DHNTB và Tây Nguyên;

- Quy trình canh tác lúa trên ruộng bị nhiễm phèn tại tỉnh Bình Định;

- Quy trình kỹ thuật sử dụng than trấu cho cho sản xuất lạc trên đất cát;

- Quy trình sản xuất hạt F1 đạt năng suất từ 28,0-32,0 tạ/ha;

- Quy trình thâm canh lúa lai thương phẩm cho vùng NTB và Tây Nguyên.

Bảng 4. Kết quả chuyển giao công nghệ và khuyến nông giai đoạn 2006 – 2012

TT

Chuyển giao

Công Nghệ và KN

Kết quả hàng năm

1

Dịch vụ giống cây trồng

- 500 tấn giống lúa các loai (siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống xác nhận),

- 400.000 - 500.000 cây giống các loại (cà phê, điều, cây lấy gỗ và CĂQ các loại)

2

Đào tạo, huấn luyện

- 3 - 30 lớp đào tạo kỹ thuật, 90-1.200 học viên;

- 30-146 đợt tập huấn, hội nghị đầu bờ cho 1.800 – 7.050 lượt người (riêng năm 2012 là 7.050 lượt người)

3

Xây dựng mô hình trình diễn

- 300-630 ha (lúa, ngô, đậu đỗ, CĂQ, CCN…)

- 600-2.600 lượt hộ tham gia

2.4. Các kết quả khoa học công nghệ nổi bật năm 2012

2.4.1. Kết quả nghiên cứu khoa học: Kết quả từ sản phẩm đề tài trong năm 2012, Viện có 10 bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành, trong đó 7 bài đăng trên Tạp chí KHCN Bộ NN&PTNT và 5 bài báo đăng trên các Tạp chí KHCN ở các tỉnh trong vùng. Có 1 giống chọn tạo, 30 giống tuyển chọn và 15 quy trình /hướng dẫn kỹ thuật (9 quy trình được Hội đồng KHCN cấp cơ sở công nhận, 6 quy trình được Hội đồng KHCN cấp tỉnh công nhận).

2.4.2. Kết quả chuyển giao công nghệ

- Sản xuất và dịch vụ giống cây trồng: Đã sản xuất đã cung cấp cho sản xuất 403 tấn giống Lúa và Lạc (giống SNC và NC) và 26 tấn giống kỹ thuật; một số giống cây trồng khác.

- Đào tạo, huấn luyện: Đã tổ chức được 177 lớp đào tạo, tập huấn, hội nghị đầu bờ. Trong đó, đã tổ chức 30 lớp đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp cho 1.202 học viên. Tổ chức tập huấn 94 lớp với 4.289 lượt người tham dự và 52 hội nghị đầu bờ gồm 2.760 lượt người tham dự.

- Xây dựng mô hình trình diễn: Đã xây dựng 70 mô hình với diện tích 630 ha gồm 2.623 hộ tham gia, tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu;....

2.4.3. Kết quả phối hợp hoạt động với các địa phương, ảnh hưởng của đơn vị đến sản xuất nông nghiệp trong vùng:

Quan hệ hợp tác giữa Viện và các địa phương không ngừng phát triển, được thể hiện thông qua một số nhiệm vụ phối hợp thực hiện qua các năm: 2006-19 ĐT/DA, 2007-21, 2008-29, 2009-20, 2010-18, 2011-30 và năm 2012 là 34 đề tài/dự án.

Download tại đây 

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: