In trang: 


Kết quả NC biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu thoái hóa đất hiện đang canh tác lúa ở vùng DHNTB 2017

Đăng ngày:5/6/2018 8:34:40 AM bởi admin

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu thoái hóa đất hiện đang canh tác lúa ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ 2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đỗ Thành Nhân

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu thoái hóa đất hiện đang canh tác lúa ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ

2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Đỗ Thành Nhân

Những người thực hiện chính: TS. Hồ Huy Cường, TS. Lại Đình Hòe, ThS. Phạm Vũ Bảo, ThS.Nguyễn Thị Như Thoa, ThS. Nguyễn Văn Dương, ThS. Đỗ Thành Nhân, ThS. Nguyễn Thị Thương, KS. Lê Đức Dũng, KS. Huỳnh Thanh Trà My, KS. Lê Hồng Ân, KS. Lê Minh Tuấn, ThS. Nguyễn Đức Chí Công.

3. Mục tiêu của nhiệm vụ:

Xác định được liều lượng và phương pháp sử dụng phân hữu cơ hợp lý nhằm tăng năng suất và giảm thiểu được thoái hóa đất trồng lúa cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

4. Các nội dung phải thực hiện:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng rơm rạ và phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến tính chất đất trồng lúa;

5. Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ  1-12/2017

6. Phương thức khoán chi: nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

7. Tổng số kinh phí thực hiện nhiệm vụ: 627,629 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ từ SNKH: 627,629triệuđồng,

8. Sản phẩm nhiệm vụ:

Đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu thoái hóa đất hiện đang canh tác lúa:

+Trên nền phân bón (100kg N + 90kg P2O5 + 80kg K2O + 300kg vôi bột)/ha, Năng suất lúa trên đất phù sa không được bồi hàng năm đã tăng 12,29% khi vùi 3,0 rơm rạ trước khi gieo 20 ngày (hiệu suất sử dụng đạt 0,23 kg thóc/kg rơm rạ), tăng 13,85% khi bón bổ sung 5,0 tấn phân chuồng (hiệu suất sử dụng đạt 0,16 kg thóc/kg phân chuồng), tăng 13,29% khi bổ sung 1,0 tấn phân hữu cơ sinh học (hiệu suất sử dụng đạt 0,76 kg thóc/kh phân hữu cơ sinh học).

+ Bón bổ sung phân hữu cơ (3 tấn rơm rạ hoặc 5 tấn phân chuồng hoặc 1000 kg phân hữu cơ sinh học) cho cây lúa trên đất phù sa không được bồi hàng năm đã làm tăng hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất từ 21,21 - 22,12%, hàm lượng kali dễ tiêu tăng từ 19,59 - 26,12% và tổng các cation trao đổi tăng từ 10,43 - 13,71%.

Nguồn tin:


© 2016, Bản quyền thuộc về VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘIn trang: